6 sự thật thú vị về bức tranh ‘Bữa ăn tối cuối cùng’ của Da Vinci

13/02/20, 16:50 Tri thức

‘Bữa ăn tối cuối cùng’ là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Leonardo Da Vinci. Mô tả bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ của mình trước khi bị đóng đinh, tác phẩm nghệ thuật được đặt tại Nhà thờ Santa Maria Delle Grazie tại Milano, có kích thước 4,6 x 8,9 m.

1. Lịch sử tồn tại

Bức tranh ‘Bữa ăn tối cuối cùng’ cho đến nay vẫn còn được lưu giữ dù đã trải qua không ít những thảm họa trong quá khứ. 

‘Bữa ăn tối cuối cùng’ cho đến nay vẫn còn được lưu giữ dù đã trải qua không ít những thảm họa trong quá khứ. 
‘Bữa ăn tối cuối cùng’ cho đến nay vẫn còn được lưu giữ dù đã trải qua không ít những thảm họa trong quá khứ. (Ảnh: Wiki)

Vào năm 1499, trong cuộc chiến tranh Pháp xâm lược Milan, vua Louis XII muốn cắt bức tranh để nó có thể được vận chuyển trở về chỗ ông, nhưng kế hoạch này sau đó đã không bao giờ được thực hiện.

“Năm 1796, bức tranh bị nhiều lính Pháp cố gắng tàn phá, ném đá vào nó. Đến năm 1943, khi các lực lượng Đồng minh ném bom xuống khu vực này, những người chăm sóc nhà thờ đã gia cố bức tường sơn với hy vọng nó sẽ đủ vững để bảo vệ bức tranh. Sau đó, nhà thờ đã bị hư hại nghiêm trọng, nhưng bức ‘Bữa ăn tối cuối cùng’ lại không bị ảnh hưởng gì”, theo tờ Mental Floss.

Chỉ đến 20 năm sau khi được tạo ra, bức tranh mới bắt đầu bị lu mờ dần. 

2. Bàn chân của Chúa Giê-su

Cũng giống như nhiều họa sĩ thời kỳ phục hưng khác, Da Vinci muốn chắc chắn rằng hầu hết các bức tranh của ông đều mang tính biểu tượng sâu sắc. 

Trong bức ‘Bữa ăn tối cuối cùng’, Da Vinci đã vẽ đôi chân của Chúa Jesus chụm lại theo ‘hình ảnh một cây thánh giá’, báo trước điều gì sẽ xảy ra với Ngài. Nhưng đáng tiếc đã không nhiều người nhận ra ẩn ý này. 

Sau đó, vào năm 1652, một ô cửa bị vẽ cắt ngang ở nửa dưới của bức tranh, khiến phần chân của Chúa Jesus đã bị xóa bỏ.

Phần chân của chúa Giê-su bị giấu đi bởi một chiếc cổng đặt dưới bàn ăn.
Phần chân của chúa Giê-su bị giấu đi bởi một chiếc cổng đặt dưới bàn ăn. (Ảnh qua Pinterest)

3. Thử nghiệm thất bại

Đối với ‘Bữa ăn tối cuối cùng’, Da Vinci đã cố gắng thử nghiệm một công nghệ vẽ mới. 

“Ông đã quyết định chọn vẽ bức tranh này bằng thạch cao khô. Kết quả đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp và màu sắc hơn nhiều. Tuy nhiên vấn đề ở đây là chất liệu vẽ này không bền vững lâu dài. Nó không giống như vẽ trên một bức tường xi măng bằng màu keo và dầu. Bức tranh đã xuống cấp nhanh chóng và chỉ 150 năm sau, người ta đã không thể phục hồi và duy trì được nó nữa”, theo tờ Patheos.

4. Hoàn thành tác phẩm

Da Vinci nổi danh bởi ông cần rất nhiều thời gian để hoàn thành một tác phẩm. Và bức tranh ‘Bữa ăn tối cuối cùng’ phải mất tới 3 năm để hoàn thành, khởi vẽ từ năm 1495 và hoàn thiện vào năm 1498. Bức tranh được cho là chỉ được hoàn thành do tu viện địa phương liên tục thúc giục Da Vinci mau chóng hoàn thiện nó. Da Vinci khi đó đã tức giận đến nỗi ông còn đe dọa sẽ cho Judas làm tu viện trưởng trong bức tranh của mình.

5. Con số

Nhiều bức tranh của Da Vinci luôn có những khía cạnh số học rất thú vị. Trong bức’ Bữa ăn tối cuối cùng’, số 3 là con số được miêu tả rất nổi bật. 

“Con số tượng trưng cho Ba Ngôi – một quan niệm Kinh Thánh mà họa sĩ đặt đức tin theo. Các tông đồ có mặt theo từng nhóm 3 người và có 3 cửa sổ ở phía sau các tông đồ và Chúa Giêsu. Chúa Giêsu cũng được vẽ theo khuôn một hình tam giác (có 3 cạnh) trong bức tranh”, theo Tạp chí Daily Art.

6. Chân dung tự họa

Chân dung Da Vinci qua tranh vẽ.
Chân dung Da Vinci qua tranh vẽ. (Ảnh qua Twitter)

Tuy chưa có khẳng định chắc chắn về điều này, nhưng một số chuyên gia nghệ thuật tin rằng James the Less, người được phác họa trong Bữa ăn tối cuối cùng, là một bức tự họa của chính Da Vinci. Cuộc tranh luận dựa trên một bức chân dung vẽ Da Vinci bằng phấn được thực hiện bởi một trong những học trò của ông là Francesco Melzi. Trong bức tranh, James the Less là tông đồ thứ hai đứng phía bên trái.

Thanh Thiên (theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

x