Hàng triệu người Somali có nguy cơ chết đói
Một đứa trẻ người Somali bị suy dinh dưỡng vì đói đang đứng trước khu tị nạn Mogadishu. Nhiều người đã phải đi bộ nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần lễ để tìm lương thực. Hán hán kéo dài làm hơn 2 ngàn trẻ em có nguy cơ chết đói. (Ảnh AP)
Fini, một ngôi làng nhỏ bé đến nỗi tên của nó chưa từng xuất hiện trên tấm bản đồ nào, đang có những cư dân đang cố chống chọi với cơn đói từng ngày. Những nhóm người mệt lã mang vác đồ dùng cá nhân lê lết từng bước chân trên con đường đầy bụi bặm, vài con gia súc đi theo cũng kiệt sức và dường như đang hồi hấp hối.
Những người gầy gò này đến từ ba chục ngôi lều che tạm bợ gần đó để tìm nước uống vì nghe nói có người sẽ mang nước đến. Trên vùng đồng bằng khô cháy và đầy bụi bặm này đã hứng chịu cơn hạn hán dài ba năm, không một giọt nước, không một cánh đồng cỏ nào có thể mọc lên để dành cho những con gia súc gầy nhom.
Di dân người Somali chờ đợi nhận thức ăn tại trại tị nạn Mogadishu. (Ảnh AP)
Ngay đối với người đàn ông khỏe mạnh nhất, những người giỏi thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt khô cằn của Phi châu, đến mùa hạn này đã bắt đầu cảm thấy khó khăn. Cũng như 11,5 triệu người sống dọc vùng tam giác Kenya, Ethiopia và Somalia, họ có thể chết đói bất cứ lúc nào.
Ngày 20/07, Liên Hiệp Quốc một lần nữa lên tiếng cảnh báo về nạn đói đang hoành hành ở Somali. Đây không phải lần đầu tiên nhiều cư dân Phi châu đối mặt với nạn đói; vào năm 1984, khoảng một triệu người Ethiopia chết đói; và cũng ngần ấy số người Somalia đã bỏ mạng từ năm 1991-1992.
Người Somali di cư tìm kiếm lương thực
Các tổ chức viện trợ nhân đạo dự tính cần khoảng 1,6 tỷ USD khẩn cấp để mua lương thực, thuốc men trợ giúp nạn nhân trong vùng đói kém. Và có đến 11,5 triệu người ở Đông Phi cần lương thực để vượt qua cơ hạn hán.
Tuy nhiên, nhóm phiến quân Hồi giáo al-Shabab lại không cho phép bất cứ nguồn viện trợ nào đến từ phương Tây và “Kitô giáo” và phủ nhận nạn đói đang diễn ra trong vùng tranh chấp.
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hiệp Quốc đã từng hoạt động mà không màn tới “lệnh cấm” của al-Shabab và từ năm 2008 đến nay đã có 14 nhân viên của WFP bị các tay súng của phiến quân giết chết.
Trước đó đã có một chiếc Boeing 747 chở đầy lương thực, thuốc men và lều vải, hạ cánh xuống phi trườngKenya. TạiSomalia, UNICEF tạm đạt được một thỏa thuận với phiến quân Hồi giáo cho phép các máy bay viện trợ đáp xuống “vùng cấm”.
Nhiều tàu chở hàng chục ngàn tấn ngô từ các kho dự trữ ởKuwaitđã cập cảng Djibouti để đi đến hướng Bắc, tại cảng Mombasa để đi đến hướng Nam. Và còn nhiều nguồn lương thực khác đang trên đường đến Phi châu.
Cách ngôi làng Fini 80 dặm về hướng Đông Nam, trại tị nạn lớn nhất thế giới – Dadaab – được xây dựng với chổ cư trú cho khoảng 90 ngàn người; nhưng hiện nay đã có hơn 400 ngàn dân ở đó và mỗi ngày có thêm 1.400 người Somalia được đưa đến. Rất nhiều đứa trẻ đã chào đời ở đây và có nhiều người đã chết.
Nhưng vấn đề khủng hoảng không nằm tại các trại tị nạn, mà ở những vùng đất xa xôi, nơi nhiều người dân đang chạy nạn bằng cách đi bộ trong nhiều tuần liền dưới trời nắng nóng và đói lã.
Ông Mohammed, người đã đi bộ trong mười ngày để đến trại tị nạn Dadaab nói “Chúng tôi phải rời bỏ vùng hạn hán và bị nhóm al-Shabab xua đuổi. Chúng tôi không còn gì để mà trở lại nơi đó, mọi thứ đã mất sạch”.
Abdi Kadir Mohammed, 33 tuổi, giáo viên ở thị trấn Garissa, nơi WFP có mạng lưới phân phối thực phẩm nói hầu hết gia súc, nguồn sinh kế chính của các cư dân nơi đây đã chết rất nhiều trong thời gian qua.
Một người đàn ông “giàu có” di cư với tài sản 500 con cừu lúc ban đầu nhưng sau hai tuần đi bộ chúng chỉ còn lại 50 con trong tình trạng kiệt sức.
Video nạn đói hoành hành ở Somali
Bên dưới bóng cây gái lá ở làng Fini, ba người đàn ông đang làm thịt con cừu vừa mới chết, ông chủ của con vật xấu xố than thở: ngay khi tìm được thức ăn nó cũng không còn đủ sức để nuốt trôi nữa rồi.
Video nạn đói hoành hành ở Somali
Theo AP, All Africa
Nguồn: dobatnhi.wordpress