Tăng phí đóng BHYT lên 1 triệu đồng và giảm mức hỗ trợ BHYT theo hộ gia đình? 

16/12/19, 10:06 Việt Nam

Dự thảo Luật BHYT sửa đổi đề xuất tăng mức đóng BHYT lên hơn 1 triệu đồng và giảm mức hỗ trợ BHYT theo hộ gia đình để đảm bảo đủ nguồn kinh phí phục vụ việc khám chữa bệnh.

Luật BHYT sửa đổi đang được lấy ý kiến có nhiều thay đổi về quyền lợi của người tham gia BHYT.
Luật BHYT sửa đổi đang được lấy ý kiến có nhiều thay đổi về quyền lợi của người tham gia BHYT. (Ảnh qua nld)

Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Toàn (Phó vụ trưởng Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế) cho biết, dự thảo Luật BHYT của Bộ ngày 12/12 mới đây có nhiều điểm mới, trong đó có đề xuất tăng mức đóng bảo hiểm y tế.

Đề xuất tăng mức đóng BHYT lên hơn 1 triệu đồng mỗi năm

Theo đó, mức đóng BHYT hiện tại là 4,5% lương cơ sở (804.000 đồng một năm) đang được đề xuất tăng lên tối đa 6% lương cơ sở (tương đương gần 1.100.000 đồng một năm).

Với mức đóng mới này, người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, mức đóng bằng 6% tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản.

Đề xuất tăng phí đóng BHYT tối đa lên hơn 1 triệu đồng/năm.
Đề xuất tăng phí đóng BHYT tối đa lên hơn 1 triệu đồng/năm. (Ảnh qua dantri)

Giảm mức hỗ trợ BHYT đối với thành viên trong hộ gia đình

Ngoài ra, dự thảo luật BHYT sửa đổi lần này cũng được đề xuất giảm mức hỗ trợ đối với các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình, đồng thời tất cả thành viên thuộc hộ gia đình phải tham gia BHYT cùng một thời điểm (thay vì có thể tham gia từng cá nhân như hiện nay).

Theo đó, mức đóng BHYT của người thứ nhất tối đa bằng 6% lương cơ sở và từ người thứ hai trở đi đóng bằng 80% mức đóng của người thứ nhất; mức đóng của người thứ ba, thứ tư lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Theo lý giải của Vụ BHYT, việc giảm mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho các thành viên hộ gia đình là để ngang bằng với mức hỗ trợ 30% cho học sinh, sinh viên hiện nay.  

Được hưởng quyền lợi trong thời gian chờ cấp lại thẻ?               

Liên quan đến việc cấp thẻ BHYT trong dự thảo này, thời hạn cấp thẻ cho người dân trong trường hợp mất thẻ sẽ là 7 ngày, tuy nhiên nội dung ‘trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền lợi BHYT’ không được đưa vào nội dung dự luật.

Về quyền lợi của người tham gia BHYT, dự thảo cũng đưa ra nội dung, khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến chỉ được thanh toán 95% chi phí thay vì 100% như hiện hành.

Dự kiến, luật bảo hiểm y tế sửa đổi sẽ có hiệu lực từ năm 2022.

Bội chi quỹ BHYT là một trong những nguyên nhân

Theo báo cáo của Bộ Tài Chính thì hết năm 2016, Quỹ BHYT kết dư hơn 49.900 tỷ đồng, nhưng từ năm 2017 lại bội chi lớn (năm 2017 bội chi 11.300 tỷ đồng, dự kiến tới năm 2020 sẽ bội chi khoảng 28.000 tỷ đồng). 

Số bội chi này chủ yếu do tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh và việc cấp thẻ BHYT cho đối tượng ngân sách nhà nước hỗ trợ bị trùng lặp số lượng lớn diễn ra phổ biến tại các địa phương. Giai đoạn 2010-2014 trên cả nước có hơn 2,2 triệu thẻ BHYT bị cấp trùng, với số tiền ngân sách đã chi để hỗ trợ 990 tỷ đồng.

Theo đó, để đảm bảo đủ nguồn kinh phí phục vụ việc khám chữa bệnh theo chế độ BHYT, Bộ Tài chính đã kiến nghị Bộ Y tế chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan trình Chính phủ lộ trình điều chỉnh mức đóng BHYT.

Hiện cả nước đã có 89,9% dân số tham gia BHYT.
Hiện cả nước đã có 89,9% dân số tham gia BHYT. (Ảnh qua nld)

Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, trong năm 2018 cả nước có 176 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT. Tính đến hết tháng 11/2019 số thu BHYT ước đạt 84.93 tỷ đồng, trong đó chi khám chữa bệnh BHYT ước 9.938 tỷ đồng. 

Từ năm 2016 đến nay quỹ khám chữa bệnh này không còn cân đối thu chi mà phải sử dụng bổ sung từ nguồn quỹ dự phòng BHYT. Đến cuối năm 2018, quỹ dự phòng còn khoảng 37.000 tỷ đồng.

Những năm qua, số lượng người tham gia BHYT ngày càng gia tăng. Tính đến 31/12/2018, trên 83,5 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, bao phủ 88,5% dân số. Mục tiêu được Bộ Y tế đề ra vào năm 2025 là trên 95% dân số có bảo hiểm y tế.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x