Nhân chứng kể lại: Tra tấn và hãm hiếp tập thể trong các trại cải tạo Tân Cương

13/11/19, 16:03 Trung Quốc

Một giáo viên từng dạy học ở Tân Cương, Trung Quốc sau khi trốn ra ngoại quốc đã tiết lộ những Người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong cái gọi là “trại giáo dục cải tạo” ở Tân Cương đang phải chịu cảnh tra tấn và hãm hiếp thảm khốc.

Cô Sayragul Sauytbay từng tận mắt chứng kiến những cảnh tra tấn tàn khốc trong một trại cải tạo ở Tân Cương. (Ảnh qua World Uyghur Congress)

Sayragul Sauytbay, 43 tuổi, là một phụ nữ Hồi giáo gốc Kazakhstan. Có một giai đoạn cô từng bị ép làm giáo viên dạy tiếng Trung cùng những bài học tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong một trại cải tạo ở Tân Cương, theo tờ Haaretz.

Cô không chắc về vị trí chính xác của trại, vì cô được đưa đến với một bao tải đen trùm kín đầu. Tuy nhiên, cô ước tính ở đó có khoảng 2.500 tù nhân từ độ tuổi 13 đến 84, với đủ thành phần từ doanh nhân, nhà văn, y tá, bác sĩ, đến nghệ sĩ, học sinh, công nhân.

Tại đây, cô đã tận mắt chứng kiến những cảnh tra tấn tàn bạo, từ đánh đập, sốc điện, rút móng tay, cho đến hãm hiếp tập thể. Thậm chí chính cô cũng từng bị đánh đập, bỏ đói trong 2 ngày chỉ vì một lý do đơn giản.

Sau khi trốn thoát khỏi Trung Quốc và được tị nạn ở Thụy Điển, Sauytbay đã ra làm chứng để bóc trần sự thật đang diễn ra trên mảnh đất u tối này. 

Trung Quốc cố gắng biện hộ cho tội ác tại Tân Cương bằng những ngôn từ bóng bẩy như các chương trình giáo dục và đào tạo nghề miễn phí, hay việc ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan. 

Tuy nhiên, những nhân chứng có người thân trong các trại giam này kể rằng, người Duy Ngô Nhĩ ở đây bị giam giữ vì những lý do kỳ quặc như liên lạc với bạn bè hoặc người thân ở nước ngoài, đi du lịch nước ngoài, để râu và tham dự các buổi họp mặt tôn giáo… Và sự thực diễn ra trong hệ thống trại cải tạo này hoàn toàn khác so với những gì ĐCSTQ tuyên truyền.

Bị tra tấn vì bất kể lý do gì

Sauytbay kể những người bị giam giữ trong trại cải tạo này có thể bị trừng phạt trong một căn phòng tối vì bất kể lý do gì. Mỗi ngày, từ lúc 6h sáng, họ bị ép học tiếng Trung, ghi nhớ các bài hát tuyên truyền và đọc các tờ khai nhận tội được ghi sẵn. 

“Bất cứ ai không làm theo quy định đều bị trừng phạt. Những người không học tiếng Trung đúng cách hay hát sai bài hát cũng bị trừng phạt”, cô nhớ lại.

Những tù nhân nam trong một trại cải tạo ở Tân Cương. (Ảnh qua The New York Review of Books)

Những người bị đưa đến căn phòng tối, một số thì bị treo trên tường và đánh đập bằng dùi cui điện, một số thì bị bắt ngồi trên ghế đinh, bị tra tấn bằng phương thức rút móng tay. Những người trở về từ đó thường thân dính đầy máu, một số không còn móng tay.

Sauytbay biết một bà lão trong trại. Trước đây, bà chỉ là một người chăn cừu bình thường. Bà bị chính quyền Tân Cương bắt giữ vì được cho là trò chuyện với một người nào đó sống ở nước ngoài qua điện thoại. Nhưng sự thật là bà không chỉ không có điện thoại mà còn không biết cách sử dụng điện thoại. 

“Trên một tờ giấy liệt kê những tội lỗi mà các tù nhân ở đây bắt buộc phải điền vào, bà viết rằng bà chưa bao giờ thực hiện cuộc gọi nào như chính quyền nói. Và kết quả bà bị [đem đi] trừng phạt ngay lập tức. Khi bà được đưa trở về, tôi thấy người bà dính đầy máu, móng tay không còn nữa, da bà thì bị bong tróc ra”, Sauytbay kể.

Một lần, chính Sauytbay cũng bị trừng phạt chỉ vì một tù nhân lớn tuổi đã ôm lấy cô và cầu xin cô đưa bà ra khỏi đó. Mặc dù không đáp lại cái ôm của bà nhưng cô cũng bị lôi đi đánh đập và bị bỏ đói 2 ngày.

Cuộc sống của các tù nhân trong trại cũng vô cùng khắc nghiệt. Mỗi căn phòng 16m vuông bị nhồi nhét tới 20 tù nhân. Mỗi phòng có một cái xô nhựa để đi vệ sinh được đặt ở góc phòng. Mỗi ngày cái xô chỉ được dọn sạch một lần, nếu nó đầy, tù nhân buộc phải đợi đến ngày hôm sau. Ngoài ra, mỗi tù nhân chỉ có 2 phút để dùng nhà tắm mỗi ngày.

Các tù nhân đều bị cạo trọc đầu. Tay chân họ bị xiềng xích cả ngày, trừ khi họ phải viết gì đó. Ngay cả trong giấc ngủ họ cũng bị xiềng xích. Họ được yêu cầu phải nằm quay về bên phải. Bất cứ ai lật lại đều sẽ bị trừng phạt.

Vdieo ghi lại cảnh người Duy Ngô Nhĩ bị bịt mắt và xiềng xích ở Tân Cương

Bị cưỡng hiếp ngay trước mặt các tù nhân khác

Số phận của những người phụ nữ trong trại còn đặc biệt khắc nghiệt hơn, Sauytbay nhớ rằng những cô gái ưa nhìn hàng ngày đều bị cảnh sát đem đi. Họ đã không quay lại căn phòng cả đêm.

“Cảnh sát có quyền lực vô hạn. Họ có thể bắt bất cứ ai họ muốn”, Sauytbay nói.

Một lần, họ bắt 200 tù nhân ra bên ngoài, cả đàn ông và phụ nữ, rồi ra lệnh cho một người nữ thú nhận tội lỗi của mình. Người phụ nữ sợ hãi bước ra và tự nói trước đây bản thân từng là một người xấu, nhưng giờ đây cô đã học tiếng Trung và đã trở thành người tốt hơn. Khi cô vừa dứt lời, cảnh sát ra lệnh cho cô cởi quần áo ra và cưỡng hiếp cô hết lần này đến lần khác ngay trước mặt đám đông. 

Trong khi cưỡng hiếp cô, họ kiểm tra xem các tù nhân còn lại phản ứng như thế nào. Những người quay đầu đi hoặc nhắm mắt lại, và những người trông tức giận hoặc sốc đã bị bắt đi và các tù nhân khác không bao giờ gặp lại họ nữa.

“Thật khủng khiếp. Tôi sẽ không bao giờ quên cảm giác bất lực vì không thể giúp cô ấy. Sau đó, tôi thường bị mất ngủ vào ban đêm”, Sauytbay bàng hoàng nhớ lại.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với tờ The Epoch Times, Gulbakhar Jalilova, một phụ nữ 54 tuổi người Duy Ngô Nhĩ cũng kể rằng những phụ nữ trẻ ở quê cô đang bị các quan chức của ĐCSTQ cưỡng hiếp hàng ngày trong các trại cải tạo và họ có thể bị giết nếu chống cự.

“Những cô gái trẻ bị đưa ra ngoài hãm hiếp suốt đêm. Nếu họ chống cự, chúng sẽ tiêm cho họ thứ gì đó và giết họ”, cô Jalilova nói.

Được biết, Jalilova bị giam giữ 15 tháng trong một trại giam nữ ở thủ phủ Urumqi, Tân Cương. Cô được thả vào tháng 9/2018 và hiện đang sống tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Trốn thoát và hy vọng

Cô Sayragul Sauytbay cùng chồng và hai con sau khi tị nạn ở nước ngoài. (Ảnh qua Expressen)

Sauytbay được thả khỏi trại cải tạo vào tháng 3/2018, sau đó cô trốn sang Thụy Điển cùng chồng và hai con. Đã hơn một năm kể từ ngày thoát khỏi địa ngục trần gian đó, nhưng Sauytbay vẫn mãi bị ám ảnh bởi những ký ức kinh hoàng cô từng chứng kiến trong trại. 

“Tôi sẽ không bao giờ quên những gì xảy ra trong trại giam đó. Tôi không thể quên được ánh mắt của các tù nhân, với hy vọng tôi sẽ làm gì đó cho họ. Họ vô tội”.

“Tôi phải kể câu chuyện của họ, kể về sự tăm tối, về nỗi thống khổ họ đang phải chịu. Thế giới cần phải có giải pháp để người dân tôi được sống trong hòa bình”, cô nói.

Tiểu Phúc (Theo The Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x