Những đứa trẻ hoang dã và vấn đề bản chất con người

21/07/11, 11:16 Cuộc sống

Sự xuất hiện những đứa trẻ hoang dã bao giờ cũng gây ra một mối quan tâm lớn trong công chúng và các nhà khoa học. Đằng sau những chuyện kể kỳ lạ về những đứa trẻ bị vứt bỏ, có một vấn đề đặt ra là bản chất sinh học và văn hóa trong sự phát triển của con người.

Đứa trẻ hoang dã, ngu ngốc hay thiếu giáo dục?

 Tháng bảy 1799, những người thợ săn bắt được trong khu rừng Lacaune, ở Aveyron, một đứa trẻ chừng mười hai tuổi, trần truồng, câm, dữ tợn. Họ đem nó về làng, cho mặc áo quần, dạy nó ăn khoai tây luộc (trước đó nó thường ăn sống). Những thức ăn khác, nó ngửi và vứt đi. Tám ngày sau, nó trốn mất. Nhưng không được lâu. Ngày 8/1/1800, một người thợ nhuộm ở Saint Sernin tìm thấy nó ngồi trước một đống lửa. Có lẽ cái lạnh làm cho nó biết từ bỏ cuộc sống hoang dã.
Việc phát hiện ra nó là một chuyện giật gân. Hội những nhà quan sát con người, gồm một số thầy thuốc, các nhà tự nhiên học, các nhà triết học,… đòi giữ nó vì lợi ích của khoa học, nhằm “tìm hiểu xem thân phận của một kẻ bị vứt bỏ cho chính nó có hoàn toàn trái ngược với sự phát triển của trí tuệ hay không”.

Lúc nó đến Pairs, ngày 6/8, Hội giao cho ba thành viên của mình chăm sóc và xem xét nó, trong đó có thầy thuốc Philippe Pinel, tác giả cuốn sách mới xuất bản với tiếng vang lớn, Bàn về những chứng bệnh tinh thần. Ông nêu lên những sự giống nhau ông tìm thấy giữa ứng xử của kẻ hoang dã với ứng xử của những đứa trẻ ngu ngốc mà ông đã quan sát. Sáu tháng sau, ông kết luận rằng phải xếp nó vào “những đứa trẻ mắc chứng ngu ngốc và sa sút trí tuệ”.

Trong số cử tọa có một thầy thuốc trẻ, Jean Marc Itard, học trò và người hâm mộ Ph.Pinel, lại không đồng ý với ông. Theo anh, đứa trẻ “bị mất đi mọi sự giáo dục”, nó đã sống “hoàn toàn cách biệt với những người thuộc loài mình”, và điều đó đủ giải thích chứng ngu ngốc bề ngoài của nó.

Nếu “những thói quen chống xã hội, một sự hờ hững bướng bỉnh, và một cảm tính bị bào mòn của nó” là do cuộc sống hoang dã gây ra “một cách đột xuất”, “thì hoàn cảnh của nó đã trở thành một trường hợp thuần túy y học”, và người ta có thể hy vọng chữa khỏi bằng một liệu pháp tinh thần theo kiểu những người đương thời, Jean Etienne Dominique Esquirol và Ph.Pinel, đề xướng đối với những người điên.

Được bổ nhiệm làm thầy thuốc ở Trường câm điếc, J.M.Itard xin nhận đứa trẻ hoang dã kia, với sự giúp đỡ của bà Guérin. Chính anh đặt tên cho nó là Victor. Liệu pháp tinh thần do anh thực hiện – mà sau này chúng ta gọi chương trình tâm lý sư phạm – tập trung trước hết vào sự phát triển cảm giác, phỏng theo các lý thuyết của Etienne de Condillac. Sự cải thiện về xúc giác, thính giác, thị giác,… được dùng làm bàn đạp cho sự phát triển của ngôn ngữ, tư duy, ý thức đạo đức.

Tháng 9/1801, J.M.Itard công bố một biên bản khiến anh nổi tiếng và ngay lập tức được dịch ra tiếng Anh. Anh còn công bố hai biên bản khác (đã bị mất), rồi năm 1806, công bố một tổng kết đầy đủ đánh dấu sự kết thúc của cuộc thí nghiệm. Anh liệt kê phương pháp và những kết quả của mình đạt được thành ba lĩnh vực: các chức năng cảm giác, các chức năng trí tuệ, các chức năng xúc cảm.

Nhà sinh vật học D.Codiak và đứa bé từng sống với đàn gấu

Nhà sinh vật học D.Codiak và đứa bé từng sống với đàn gấu

Anh báo cáo những tiến bộ của đứa trẻ học trò mình: những tri giác của nó (trừ thính giác) đã trở nên tinh tế hơn; nó hiểu được những khái niệm trừu tượng như sự khác nhau giữa toàn thể và các bộ phận; nó gắn bó với những người chăm sóc nó và bắt đầu hiểu được ý nghĩa của sự công bằng… Nhưng những tiến bộ ấy là “chậm chạp và tốn nhiều công sức”.

Và J.M.Itard thừa nhận gặp ba thất bại: Victor không phải bao giờ cũng nói; “về căn bản, nó vẫn vị kỷ” và tuổi dậy thì đã gây ra ở nó “những ham muốn cực kỳ hung dữ”, nhưng không có những tình cảm đi kèm.

Năm 1810, vì cho rằng người thầy thuốc trẻ tuổi này sẽ không thể đi xa hơn, ban quản trị yêu cầu anh rời khỏi Trường câm điếc. Anh cùng với bà Guérin sống ở ngõ Feuillantines, sát gần ngôi nhà mà Victor Hugo, lúc lên 9 tuổi, đã ở hai năm sau đó…J.M.Itard mất tại đây năm 1828 trong sự lãng quên của mọi người (1).

Một cuộc tranh luận triết học

Câu chuyện Victor nằm trong một khuôn khổ rộng lớn hơn tâm lý học trẻ em: khuôn khổ của một cuộc tranh luận về bản chất con người. Theo quan điểm tôn giáo “con người được tạo nên theo hình ảnh Thượng đế”.

Những nhà tư tưởng tự do thế kỷ 18 đã đem đối lập quan điểm của mình về con người như một sinh vật trong số những sinh vật khác với quan điểm tôn giáo. Nhưng, con người khác với động vật ở chỗ nào? Nó là như thế nào trong “trạng thái tự nhiên”, khi chưa bị một dấu ấn nào của văn minh?

Một số người, cùng với Jean Jacques Rousseau, cho rằng cứ để phó mặc cho bản năng thì con người là tốt nhất, chính xã hội đã làm cho nó hư hỏng; những người khác, cùng với người Anh Thomas Hobbes, lại cho rằng như thế con người sẽ là một kẻ tàn ác. Nhưng đó chỉ là những sự tư biện, trong khi người ta thích đem những sự kiện làm chỗ dựa cho những sự tư biện ấy.

Các nhà triết học thoạt tiên hướng tới những dân “hoang dã”, nhưng như chính J.M.Itard đã viết, “trong cái bầy đàn hoang dã lang thang thì con người chỉ là cái được người ta tạo ra mà thôi; được đồng loại nuôi dưỡng một cách tất yếu, nó đã ký với nhau bản khế ước về tập quán và nhu cầu”. Rõ rệt hơn là những trường hợp trẻ em sống cách biệt: chúng thật sự là “hoang dã” vì không chịu ảnh hưởng của một xã hội nào cả.
Nhà tự nhiên học Thụy Điển Carl von Liné đã coi đó là một loài khác, homo ferus, nhưng ông chỉ kiếm được 9 ví dụ mô tả rất ngắn gọn. Vì thế mà đứa trẻ ở Aveyron đánh thức niềm hứng thú: rốt cuộc người ta cũng đã có thể quan sát một cách khoa học về thân phận con người bị phó mặc cho chính nó ở một kẻ đương thời. Nhưng xin đừng ngộ nhận, những đám đông chen chúc khi đứa trẻ bị vứt bỏ – số này rất đông: 60 000 năm 1801, theo ước lượng – mà là do một sự thích thú say mê đối với cuộc tranh luận về bản chất người.

Những đứa trẻ hoang dã ấy là ai? Năm 1964, Lucien Malson (2) thống kê được 52, chia thành ba loại:

Những đứa trẻ được thú vật nuôi; nhất là chó sói, nhưng cũng có cả gấu, báo, lợn cái… Trường hợp nổi tiếng nhất là của hai em gái Ấn Độ, Amala và Kamala, được linh mục Singh tìm thấy năm 1920 giữa những con chó sói. Ông đã nuôi hai đứa bé này trong trường mồ côi của mình. Ông đã ghi lại những quan sát vào nhật ký của mình, do một nhà nhân học Mỹ, Ts Robert Zingg (3) công bố.

Những đứa trẻ cô đơn, Victor là một nguyên mẫu, nhưng người ta còn biết tới những đứa trẻ khác, như Peter ở Hamelin, hoặc cô con gái của Sogny ở Champagne;

Những đứa trẻ ẩn cư, chúng bị bố mẹ hung dữ, loạn tâm giam giữ. Có tiếng hơn cả là Gaspar Hauser, nhưng có ích nhất về mặt khoa học là một trường hợp đương thời, Genie.

Tháng 11-1970, một người đàn bà đến trình diện tại một cơ quan phục vụ xã hội của Temple City, ở Californie. Bà ta đến xin giúp đỡ – bà ta gần như bị mù – nhưng điều khiến cho một nhân viên ở đó ngạc nhiên là dáng đi của đứa bé gái đi theo bà ta. Người nữ nhân viên báo cho thủ trưởng của mình.

Genie – đó là một biệt danh – đã 13 tuổi nhưng trông chỉ lên 6 hay 7. Từ khi mới 20 tháng, đứa bé gái bị giam giữ, bị trói cả ngày lẫn đêm, theo lệnh của một ông bố loạn tâm, ông ta đánh nó nếu nó kêu to. Nó bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Người ta không nói với nó và cũng chẳng nghe nó nói. Có một sự giống nhau lạ lùng giữa Victor và Genie. Vào đúng lúc những nhà nghiên cứu họp lại để hoàn chỉnh chương trình dạy cho “trường hợp Genie”, cuốn phim thứ nhất của Francois Truffaut về Victor, đứa trẻ hoang dã, được đem chiếu ở rạp chiếu bóng gần đó, và tất cả những người dự họp đều xem.   (Còn nữa)
Claude Bert (Việt Chung dịch. Theo Văn hóa Nghệ thuật)   Chú thích:

1. T.Gineste, Victor ở Aveyron. Đứa trẻ hoang dã cuối cùng, đứa trẻ điên đầu tiên, Hachette, 1993. Cuốn sách này chứa đựng toàn bộ những văn kiện đã biết về trường hợp này: hai
báo cáo của Itard, các bài báo thời đó, các hồi ký khoa học…

2. L.Malson, Les enfant sauvages, 10/18,1964.
3. R.Zing, L’ Homme en friche. De l’enfant – loup a Gaspar Hauser, Complexe, 1980. Cuốn sách này cũng chứa toàn văn bản thảo Feuerbach về Gaspar Hauser.

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x