Khóc tới phát ốm vì nhớ nhà, tân sinh viên xin rút hồ sơ về quê

24/08/19, 11:27 Việt Nam

Nhập học rồi nhưng vì nhớ nhà, khóc đến phát sốt, tân sinh viên phải xin rút hồ sơ về quê tìm cơ hội khác. Ngoài ra, còn có trường hợp mẹ đi làm thủ tục nhập học thay con vì thí sinh ‘khờ quá’ và còn bận đi du lịch.

Phụ huynh đưa con đi nhập học (Ảnh qua Vietnamnet)
Phụ huynh đưa con đi nhập học (Ảnh qua Vietnamnet)

Gác lại chuyện gia đình, bạn bè, xa quê hương, nhiều tân sinh viên gắng kìm lòng trước nỗi nhớ nhà quay quát, có khi là cả những đêm khóc thầm để thực hiện mơ ước của mình. Nhưng cũng có một số khác vì không chịu được cảnh này mà phải bỏ ngang tất cả.

Ngay khi nhận được giấy báo trúng tuyển vào Trường ĐH C. (TP.HCM) trong năm 2019 này, Nguyễn Thị Lan (nhân vật đã đổi tên), một thí sinh ở Cà Mau đã cùng ba tức tốc tới trường làm thủ tục nhập học vào ngôi trường mới và học buổi đầu tiên. 

Con phát sốt vì nhớ nhà, ba lo bị trầm cảm 

Lo lắng vì đây là lần đầu con gái nhỏ phải xa nhà, sợ con khổ nên mấy ngày ở TP.HCM, ba Lan chạy khắp nơi tìm phòng trọ ưng ý cho con. Sau đó, ông còn đi mua sắm hết các vận dụng cần thiết từ giường, tủ, chăn, gối, mùng, mền tới những vật dụng cá nhân cho con gái như khăn lau mặt, bàn chải đánh răng…

Thế nhưng sau buổi học đầu tiên, vì nhớ nhà Lan khóc liên tục và đổ bệnh. Em nói với ba rằng muốn về nhà rồi học ở Cần Thơ để gần ba mẹ. Một mình em không thể ở lại Sài Gòn.

“Cô bé khóc đến mức phát sốt. Em bảo từ nhỏ tới giờ chưa xa nhà khi nào, và đi đâu cũng có gia đình. Ở nhà em chỉ đi học chứ không phải làm gì, bây giờ ở một mình sợ quá. Em cũng bảo lúc đầu rất thích lên Sài Gòn học nhưng khi ba dẫn lên và về phòng trọ thì thấy bơ vơ và nhớ nhà quá”, một nhân viên tư vấn ở trường C. kể lại.

Dù đã cắn răng dặn lòng mình phải mạnh mẽ vì muốn con gái có thể tự lập hơn, ba Lan sau đó đã động viên, khuyên nhủ em rất nhiều nhưng thấy con buồn và khóc suốt đến nỗi sốt cao, đổ bệnh. Ông sợ con bị trầm cảm nên đành xót xa tới trường xin rút hồ sơ, chiều lòng con gái để về nhà tìm cơ hội khác.

Khi được các nhân viên tư vấn của trường C. hỏi han, tư vấn, ba Lan khá bối rối và thú nhận rằng từ nhỏ tới giờ con ông chưa khi nào xa nhà, chưa phải làm cái gì”.

Đi nhập học giùm con vì con… ‘khờ lắm’ và đang bận đi du lịch

Trong ngày Trường ĐH N. tiếp nhận những tân sinh viên mới của năm 2019, giữa hàng trăm thí sinh lần lượt tự làm thủ tục thì có một phụ huynh ôm tất cả giấy tờ lại bàn tuyển sinh. Cứ ngỡ chị phụ huynh cần giải đáp thắc mắc gì nhưng chị nói đi nhập học giùm cho con.

Nhân viên làm thủ tục nhập học thấy lạ nên hỏi thăm “thế con chị ở đâu mà không đi làm thủ tục cùng mẹ”. Chị phụ huynh thật thà đáp trả rất nhẹ nhàng: “Nó khờ lắm. Nó không biết gì cả nên tôi phải đi giùm nó. Mà bây giờ nó cũng đang đi du lịch chưa về kịp để nhập học”.

Chờ con nhập học. (Ảnh qua vietnamnet)
Chờ con nhập học. (Ảnh qua vietnamnet)

Theo lời kể của bà mẹ này thì từ khi con làm hồ sơ đăng ký dự thi, nộp nguyện vọng vào các trường cho tới lúc có điểm thi, điểm chuẩn trúng tuyển, chị đã lo hết tất cả. Từ việc ghi lại tên trường con đã nộp nguyện vọng, xem điểm cho con rồi lục tất cả giấy tờ đi phô tô, công chứng chuẩn bị hồ sơ mang đến trường nhập học thay con….

Đáng thương hay đáng trách

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Tài, Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH C. cho biết, khi thấy những cảnh này ông rất thương cả thí sinh và phụ huynh nhưng cũng rất trách.

“Chúng tôi thông cảm cho các em, có thể lần đầu xa nhà, lên thành phố chưa quen nên sợ hãi nhưng thú thực cũng rất đáng trách. Các em đã học xong lớp 12, đủ 18 tuổi nhưng chưa chịu trách nhiệm cho bản thân, cái gì cũng nhờ ba mẹ làm giúp nên có sẵn tâm lý ỉ lại”, ông Tài chia sẻ.

Theo ông Tài, xảy ra những tình trạng trên, trách nhiệm một phần là do gia đình còn thiếu sót trong việc giáo dục con cái. Một phần lỗi là do nhà trường thiếu sự giáo dục kỹ năng sống cho các em. Tất cả chỉ chú tâm vào việc dạy các môn văn, toán, lý…

Riêng thạc sĩ Nguyễn Viết Đăng Du (Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM) lại chia sẻ thêm rằng, qua sự việc này cho thấy hai chiều. Một chiều là sự quan tâm của bố mẹ với con cái ngày càng nhiều. Chiều còn lại là mức độ quan tâm như vậy hơi thái quá và không phù hợp với độ tuổi. 

“Người ta bắt đầu bớt đi việc cơm áo gạo tiền để lo việc học cho con. Thậm chí lo tới chỗ ăn chỗ ở. Con cái nào mà có bố mẹ như vậy là hạnh phúc hơn rất nhiều người. 

Và nó là hệ quả tất yếu của việc quan tâm con cái phản giáo dục của các bậc phụ huynh hiện nay”, vị thạc sĩ chia sẻ.

Ngoài ra, ông Du còn cho rằng việc nuôi con khác với giáo dục con trưởng thành. Các bậc phụ huynh có thể nuôi con mình lớn, nhưng ‘lớn’ theo đúng nghĩa thì không chỉ đơn thuần là nuôi mà còn phải dạy.

“Phải ý thức bài học lớn nhất trong cuộc sống của con trẻ đôi khi không phải từ phụ huynh mà từ thầy cô, mà từ những sự nghiệt ngã trong cuộc sống. Một đứa trẻ không té ngã thì chẳng bao giờ biết đi”, ông Du nói.

Nỗi sợ nhớ nhà không lớn bằng việc không thực hiện được di nguyện của bố

Dù biết trước sẽ nhớ nhà khôn tả, sẽ phải đối mặt với một thế giới mới không có người thân bên cạnh nhưng điều ‘cô bé lọ lem’ Trịnh Thị Phúc lo lắng hơn cả lại là việc mình không có tiền để đóng học phí, không thực hiện được di nguyện cuối cùng của ba.

Thay vì nỗi sợ nhớ nhà, điều Phúc lo hơn cả là việc không có tiền nộp học và không thực hiện được di nguyện của ba. (Ảnh qua dantri)
Thay vì nỗi sợ nhớ nhà, điều Phúc lo hơn cả là việc không có tiền nộp học và không thực hiện được di nguyện của ba. (Ảnh qua dantri)

“Ngày bố em còn sống, bố hay lấy thuốc nam giúp đỡ mọi người, đặc biệt là những người dân nghèo không có tiền đi viện. Trước khi bố em mất, bố muốn em sau này học nghề dược để trở thành thầy thuốc…Giờ con đã đỗ vào đại học Dược mà nhà nghèo quá không có tiền đi học bố ơi!”, Phúc nghẹn ngào.

Được biết, Phúc đã đậu vào Trường ĐH Dược Hà Nội với số điểm 24,8 điểm nhưng đến giờ vẫn chưa dám nhập học vì không có đủ tiền đóng học phí. 

Sau khi bố Phúc qua đời, gia đình lại nợ ngân hàng nên vì cuộc sống mưu sinh mẹ Phúc đã bỏ lại chị em Phúc cùng bà nội năm nay đã 80 tuổi để vào tận Cà Mau bán rau gửi tiền về lo cho gia đình. Tất cả những chi phí sinh hoạt trong gia đình đều phải trông chờ vào từng bó rau mẹ bán…

Xuân Hạ (t/h)

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

    TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

x