Khi nói chuyện cần cẩn thận, quá ngạo mạn sẽ làm mất phúc báo của chính mình

14/06/21, 13:31 Đọc & Suy ngẫm

Trong các pháp môn tu Phật xưa nay đều rất chú trọng việc tu khẩu. Vì hễ lời nói ra không cẩn thận làm tổn thương người khác, không chân thật, hay vì lợi ích của mình mà tạo mâu thuẫn và hiểu lầm,… đều sẽ tạo nghiệp và làm tổn hại phúc báo của chính mình.

Trong nhà Phật, tu khẩu là một việc rất quan trọng. (Ảnh qua VideoBlocks)
Trong nhà Phật, tu khẩu là một việc rất quan trọng. (Ảnh qua VideoBlocks)

Tu khẩu đức là một phần rất quan trọng trong tu luyện. Nhưng đối với người không tu luyện thì tu khẩu đức liệu có ý nghĩa gì chăng? Kỳ thực, nhìn chung con người khi còn sống sẽ ít khi làm ra những chuyện đại ác, đa phần đều là tiểu ác, suy cho cùng chẳng qua đều là do miệng quên mất cách nói năng cẩn thận.

Khẩu nghiệp thường thấy nhất bao gồm nói dối, đồn bậy, nói lời làm tổn thương người khác, hoặc là vì lợi ích của mình mà tạo mâu thuẫn và hiểu lầm… Tu khẩu đức là điều nên học nhất trong đời, câu chuyện dưới đây sẽ cho chúng ta biết người hay phạm khẩu nghiệp khó mà có thể sống tốt.

Vào thời nhà Minh ở Nghi Châu có một thư sinh tên là Vương Dụng Dư, anh ta một lần nằm mơ thấy một đại quan, vị này đảm nhận quản lý về công danh lợi lộc. Thư sinh bèn hỏi mình lần này có thể thi đậu hay không.

Vị đại quan nói: “Ông nội của ngươi là người cẩn thận, chất phác, tích được một ít công đức, cho nên vốn dĩ ngươi có thể thi đậu. Nhưng vì ngươi mỗi lần đến đền chùa, đều cầu bản thân khỏe mạnh, cầu công danh cho chính mình, còn cầu cho vợ mình mau chữa hết bệnh, vợ chồng bạch đầu giai lão, nhưng không hề vì người mẹ góa bụa của mình mà cầu nguyện lần nào, cho nên thần linh rất tức giận, muốn kéo dài đến hai lần nữa ngươi mới thi đậu”.

Vương Dụng Dư mới hỏi: “Vậy lần này ai là người thi tốt nhất?”. “Là Chu Cát”. Vương Dụng Dư nói: “Nhưng học vấn của người này không tốt lắm!”

Vị đại quan nói: “Thế nhưng tổ tiên anh ta 60 năm qua đã tích được rất nhiều đức, truyền bá rất nhiều sách hay, lại còn giúp người tu thiện, cải thiện nhiều phong tục, cho nên lần này thi sẽ đứng đầu”.

Vương Dụng Dư cũng rất kinh ngạc, hai người có học vấn cao nhất mà anh ta biết đều không thi đậu, một trong đó là Du Lân, vốn là một hiếu tử nổi tiếng trong vùng, vậy mà lại không thi đậu?

Về chuyện này đại quan mới giảng: “Người này tuy nổi danh là hiếu tử, nhưng khi phụng dưỡng cha mẹ, trong lòng thường oán giận. Ngoài mặt ra vẻ nhưng nội tâm không cung kính, không chân thành, còn oán trách cha mẹ, đó là phạm vào tội gì? Trong bụng oán trách cha mẹ, thời gian dần trôi, tình thân ngày càng phai nhạt, đây là một tội.

Ngoài ra, người này hưởng danh tiếng hiếu tử, mà thực tế lại không tích phúc, hưởng những hư danh này của thế gian còn làm mất đi cái phúc của mình. Hơn nữa cách nói chuyện của anh ta quá cay nghiệt. Bởi vì những nguyên nhân đó, anh ta cả đời nghèo rớt mồng tơi, thi cử đều không đậu”.

Một người khác là Úc Tòng Chu, người này mười mấy tuổi đã có thể đặt bút ghi ngàn chữ văn vẻ, tài giỏi như vậy sao cũng không đậu?

Quan viên lại giải thích: “Úc Tòng Chu này theo số mệnh là mười bảy tuổi thi đậu tú tài, hai mươi sáu tuổi thi đậu tiến sĩ, bốn mươi lăm tuổi làm Đại tư không, năm mươi bốn tuổi làm Thiếu bảo (thầy dạy Thái tử), thọ sáu mươi chín tuổi và chết tại nhà.

Khi là thầy của hoàng thượng, tổ tiên không có 10 đời tích đức thì không thể. Có thể chữ nghĩa của hắn rất tốt, cho nên rất ngạo mạn. Trong ‘Lễ Ký – Khúc Lễ’ từ đầu có nói ‘Ngạo không thể trường’, quá ngạo mạn sẽ làm mất phúc báo của mình, nhất là nói chuyện sắc bén, thường xuyên mắng chửi người khác không chừa mặt mũi, Thần linh đã ghi nhớ hơn 2470 câu từ miệng anh ta nói. Nếu không sửa, khẩu nghiệp vượt quá 3000, mệnh sẽ không còn. Phúc lộc đã mất hết, người cũng không sống được lâu”.

Cổ nhân giảng một câu rất hay: “Nếu có một ý niệm xúc phạm cấm kỵ của của quỷ thần, có một câu mà phá hủy sự tốt lành của trời đất, hoặc là một việc làm mà gieo mầm tai họa cho con cháu, đều cần phải đặc biệt cẩn trọng”. Cho nên mọi người khi nói năng cần thận trọng, nếu không thì không chỉ gây họa cho chính mình, mà còn liên lụy đến con cháu.

Bởi vậy, cần chú ý nhất chính là khẩu đức, ngôn ngữ như đao kiếm, nói nhiều thì nói hớ, không nói thì thiệt thòi, chỉ có dựa vào trí tuệ và kinh nghiệm suy xét, cùng với thiện niệm và sự tu dưỡng của bản thân để tránh tạo khẩu nghiệp cho bản thân, hãy nói ít và nói chậm, tu khẩu đức là điều đầu tiên cần học.

Lời nói chất lượng nhất là những lời có tính đóng góp, để cho người khác nghe được lời chân thật, nhưng để làm được điều đó cũng cần đến trí tuệ và sự tu dưỡng.

Theo SOH

Tuệ Tâm

Tuệ Tâm

BTV trang TinhHoa.net với những bài viết suy ngẫm về cuộc sống

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x