Từ ly nước cam đắng ngắt ngẫm nghĩ về sự kiêu ngạo của thế hệ người lớn ngày nay
Trong xã hội ngày nay, người ta vẫn luôn mong muốn con cái mình sẽ trở thành những đứa trẻ ngoan. Tuy nhiên, “ngoan” ở đây đã bị người lớn hiểu lệch lạc, bởi lòng người nay so với xưa… đã đổi thay rất nhiều.
Trước đây, con gái tôi thường phàn nàn với tôi: Người lớn là rất hay cậy mạnh, đối đãi với trẻ con luôn luôn khác. Tôi tìm hiểu xem có chuyện gì đã xảy ra, thì nguyên là lúc con gái đi ra cửa hàng mua đồ, chủ cửa hàng thấy cháu là con nít, đại loại là đưa hàng chất lượng kém bán cho cháu, hoặc là làm ra vẻ kiêu ngạo chẳng đoái hoài đến cháu, bỏ mặc đứa trẻ đứng một bên.
Tôi nhớ rõ thời gian con gái còn ở nhà trẻ, có một lần hai mẹ con ra ngoài dạo phố, bởi vì bé khát nước, tôi mua cho cháu một ly nước cam, nhưng con gái uống một ngụm thì lắc đầu tỏ vẻ không uống nữa. Tôi bực mình cầm lấy ly nước trên tay cháu uống một ngụm, vừa chua lại vừa đắng, quả thực là không nuốt nổi. Mà ly nước này bình thường trước đây tôi vẫn thường mua, cũng là một người bán, rất ngon lại dễ uống kia mà. Lúc này, không khỏi làm tôi liên tưởng đến người chủ cửa hàng bán cho con gái đồ kém chất lượng kia.
Hiện nay, thanh thiếu niên gặp rất nhiều vấn đề, truy tìm nguyên nhân thì chính là do cha mẹ không chú trọng bồi dưỡng phẩm chất cho trẻ, từ nhỏ đã dạy chúng phải học cách khôn ranh một chút, không để người khác lợi dụng. Con gái của tôi đến nhà bạn học chơi, đều là đói bụng về nhà; nhưng mà bạn học của bé đến nhà tôi chơi, chỉ cần đến giờ ăn, tôi đều làm cơm cho chúng ăn no bụng.
Con người ngày xưa, khoản đãi khách nhân hoặc tặng người lễ vật, đều sẽ chọn loại đẹp và quý nhất, chiêu đãi hỏi thăm khách, hoặc đem đồ tốt đẹp nhất của mình để tặng cho người khác. Còn người hiện nay không còn được như vậy, chính là đem đồ mình không cần nữa mà đưa cho người khác, còn đồ tốt nhất thì giữ lại mình hưởng dụng. Người thời cổ đại chú trọng luân lý đạo đức, người hiện đại chỉ chú trọng lợi ích của mình.
Xã hội bây giờ nếp sống bại hoại, vậy nên từ trường học đến gia đình đều phải có trách nhiệm. Tuy nhiên, ở trong xã hội coi trọng vật chất, trường học chú trọng thành tích học tập của trẻ, lấy thành tích học tập để phân loại đánh giá; học sinh có thành tích học tốt gọi là nhóm có tư cách ưu tú, còn học sinh có thành tích học kém hơn gọi là nhóm ngang bướng.
Vậy nên, rất nhiều bậc cha mẹ và con trẻ trong lòng đã tự định nghĩa rằng: đứa trẻ ngoan nhất định phải học giỏi. Có mấy người, trong các thầy cô giáo và cha mẹ thực sự chú trọng đến việc giáo dục phẩm đức của trẻ đây?
Điều tôi quan tâm nhất là chỉ số cảm xúc (EQ) của trẻ, bởi chỉ số cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Đứa trẻ biết lễ phép, tuân theo quy củ, có thể quan tâm người khác, không ích kỷ, có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mà suy nghĩ, theo tôi mới thực sự là một đứa trẻ ngoan.
Sư Phụ của tôi có một bài thơ “Phóng hạ chấp trước”:
Phóng hạ chấp trước
Thế gian nhân đô mê,
Chấp trước danh dữ lợi,
Cổ nhân thành nhi thiện,
Tâm tĩnh phúc thọ tề.
Tạm diễn nghĩa:
Vứt bỏ chấp trước xuống
Người ở thế gian mê muội nhiều lắm,
Dính mắc vào danh và lợi,
Người xưa thành thật mà lại tốt bụng,
Tâm yên tĩnh đầy đủ phúc và thọ.
(Bài “Phóng hạ chấp trước” trong Hồng Ngâm – Sư phụ Lý Hồng Chí).
Chúng ta vẫn luôn hi vọng nhân gian hiền hòa, vậy vì sao không chú trọng giáo dưỡng phẩm đức cho con trẻ từ tấm bé?
Tác giả: Elly
Bảo An (Theo kannewyork.com)