ĐBQH: “Đã nhúng chàm thì nên từ chức, đừng như con lươn, con chạch leo cao”

14/11/18, 11:55 Chưa phân loại

Cán bộ “tay đã nhúng chàm”, không đủ uy tín, không đủ điều kiện năng lực thì nên từ chức”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu ý kiến.

ĐBQH: “Đã nhúng chàm thì nên từ chức, đừng như con lươn, con chạch leo cao”.1
Cán bộ “tay đã nhúng chàm”, không đủ uy tín, không đủ điều kiện năng lực thì nên từ chức”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu ý kiến. (Ảnh: Quochoi.vn)

Chờ đợi sự chủ động từ chức của người “nhúng chàm”

Đánh giá cao sự chuyển biến trong công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua, song đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) vẫn băn khoăn là tại sao Đảng, Chính phủ “lò nóng rực”, Uỷ ban Kiểm tra làm hết sức, tích cực như vậy mà tham nhũng vẫn phức tạp, nghiêm trọng.

Theo đại biểu, bên cạnh cần quyết liệt và nghiêm khắc hơn thì cần nhấn mạnh tính gương mẫu, tự giác, tinh thần trách nhiệm của cán bộ đảng viên, người đứng đầu, thực hiện theo quy định của Trung ương là chủ động từ chức.

“Nếu có lỗi, không còn uy tín, không đủ điều kiện năng lực thì nên từ chức. Nhân dân chờ đợi sự chủ động của người “tay đã nhúng chàm”. Còn hơn một năm nữa là phải chuẩn bị cho được đội ngũ cán bộ chiến lược nên nhân dân mong những người không đủ uy tín, thiếu trách nhiệm chủ động từ chức, đừng như “con lươn”, “con chạch” mà leo cao”– đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh và đề nghị xây dựng Luật từ chức để luật hoá vấn đề này.

Đại biểu Nguyễn Minh Sơn cũng nhấn mạnh tham nhũng là người có chức, có quyền và như vậy, đối tượng có điều kiện và khả năng tham nhũng có thể ước đoán được. Nhưng không phải ai có chức, có quyền cũng tham nhũng, nên chức quyền dù to hay nhỏ, cao hay thấp chỉ là điều kiện, còn lương tâm, phẩm chất đạo đức con người là cái quyết định.

Muốn phòng ngừa tham nhũng thì xây dựng phẩm chất đạo đức con người cán bộ là quan trọng hàng đầu. Làm nhiều luật, sửa nhiều luật cũng chỉ góp phần ngăn chặn hành động tham nhũng, nhưng con người tham thì họ tìm đủ mọi cách.

Nhiều nước tiên tiến có lịch sử pháp luật hàng trăm năm vẫn có kẽ hở, nên cần tập trung xây dựng phẩm chất đạo đức con người đi đôi với tăng nặng hình phạt với hành vi tham nhũng.

Đồng ý pháp luật là công bằng cho tất cả mọi người, tuy nhiên, theo đại biểu, người biết luật, người cầm cân nảy mực, người thi hành nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng mà vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng thì tội phải nặng hơn.

“Hãy lắng nghe lời cử tri qua các buổi tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội. Muốn xin vào làm việc chỗ này, chỗ kia, lên chức này, chức kia, được việc này, việc khác cho nhanh đều có “giá” cả. Giá đó không mặc cả, không cò kè thêm bớt. Không ưng thì có người khác sẵn sàng thay thế. Đây là thách thức lớn đối với Đảng, Nhà nước ta trong công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay” – đại biểu Nguyễn Minh Sơn nhấn mạnh.

Cảm nhận công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 tốt hơn, mạnh hơn mấy năm trước, nhân dân tin tưởng hơn nhưng vị đại biểu này cho rằng đánh giá “thuyên giảm hơn” thì chưa hiện rõ. Vì dư luận, báo chí hàng ngày đều nêu nhiều việc sai trái, như tại kỳ họp này có đại biểu Quốc hội bức xúc cho rằng, một bao cát bỏ trong hẻm, đổi 100 USD ở tiệm vàng cũng nhìn thấy mà nhà cao tầng, biệt phủ, biệt thự xây trái phép nhan nhản mà không ai thấy.

“Tham nhũng vặt có sức tàn phá rất lớn”

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng việc các báo cáo đề cập đến các vấn đề nhạy cảm như tình trạng “bôi trơn”, “sân sau”, “lợi ích nhóm”, “bảo kê”,… cho thấy thái độ kiên quyết, không né tránh của Đảng và Nhà nước.

Phân tích tình trạng “tham nhũng vặt”, theo đại biểu đây là sự nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực công gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp trong thời gian qua.

 
ĐBQH: “Đã nhúng chàm thì nên từ chức, đừng như con lươn, con chạch leo cao”.2
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp bức xúc với tham nhũng. (Ảnh: Quochoi.vn)

“Nếu tham nhũng trục lợi chính sách, tham nhũng lớn làm suy kiệt nền kinh tế thì “tham nhũng vặt” cũng có một sức tàn phá rất lớn đối với đời sống trong xã hội, đặc biệt là làm giảm niềm tin của người dân vào bộ máy công quyền” – nữ đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu cho rằng xử lý loại tội phạm này không dễ do diễn ra mọi lúc, mọi nơi đến mức hành vi đưa phong bì, lót tay, chạy điểm, chạy chức, chạy án đã trở thành “thói quen” và thực sự trở nét thành văn hoá xấu xí của người Việt.

Đại biểu đề nghị cần có nghiên cứu đánh giá tổng thể nguyên nhân, tác hại và có giải pháp ngăn chặn loại tội phạm này. Tuyên truyền vận động làm thay đổi tư duy, thái độ của người Việt đối với “tham nhũng vặt”, kiên quyết nói không với việc tiếp tay cho tham nhũng.

Do đó, cần công phá tư tưởng “lợi ích nhóm”, có những quy định cụ thể dễ nhận diện tội phạm “tham nhũng vặt” trong cơ quan công quyền. Đồng thời đẩy nhanh cải cách hành chính, hạn chế tiếp xúc trực tiếp của người dân với cán bộ cơ quan công quyền. Tăng cường công khai minh bạch trong công tác cán bộ, thắt chặt công tác tuyển dụng, quản lý, bổ nhiệm và đề bạt cán bộ, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân trong công tác cán bộ.

Cùng với đó là chuyển dần qua thi tuyển các chức danh, bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, rèn luyện đạo đức công vụ cũng như trách nhiệm nghề nghiệp để mỗi cán bộ xứng đáng là công bộc của nhân dân.

“Theo tôi đây là biện pháp thanh lọc bộ máy công quyền để tiến tới không còn “tham nhũng vặt” “ – bà Hoa nêu quan điểm và cho rằng nếu xác minh các bảng kê khai tài sản, thu nhập thì số vi phạm sẽ không nhỏ./.

>>> Hoạt động đánh bạc quá dễ dàng với Internet

>>> Lạm dụng kháng sinh – Báo động đỏ

Theo VOV.vn

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x