Nhau thai – sau khi ra khỏi người sản phụ – sẽ đi đâu?

13/11/18, 15:31 Tri thức

Nếu sinh ở bệnh viện, không dễ để sản phụ hay người nhà có thể lấy được nhau thai vì nó được xử lý qua một quy trình khép kín vô cùng nghiêm ngặt. 

Sau khi ra khỏi người sản phụ, nhau thai sẽ đi đâu?
Sau khi ra khỏi người sản phụ, nhau thai sẽ đi đâu? (Ảnh: Internet)

>>> Nhau thai người làm thuốc: Đại bổ hay đại hại?

Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, mỗi ngày chào đón khoảng 120 – 170 em bé ra đời. Đồng nghĩa với việc có chừng ấy nhau thai cũng xuất hiện theo.

Trọng lượng của mỗi nhau thai khoảng 500 gram/cái. Như vậy mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận xử lý khoảng 60 – 80 kg nhau thai của sản phụ sau sinh. 

Trên Gia Đình Mới, BSCKII Xa Thị Minh Hoa, Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm Khuẩn, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay, nhau thai thuộc chất thải lây nhiễm nên việc xử lý nhau thai buộc theo một quy trình, quy định nghiêm ngặt.

Quy trình ấy nằm trong cách thức xử chất thải y tế theo đúng Thông tư liên tịch 58/2015TTLTgiữa Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành ngày 31/12/2015 nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng. 

Nhau thai sẽ được đẩy ra khỏi tử cung sau khi quá trình sinh nở kết thúc, mỗi một thai nhi sẽ đi kèm một nhau thai.
Nhau thai sẽ được đẩy ra khỏi tử cung sau khi quá trình sinh nở kết thúc, mỗi một thai nhi sẽ đi kèm một nhau thai. (Ảnh qua Gia Đình Mới)

Bác sĩ cho biết, mỗi một thai nhi sẽ do một nhau thai đảm nhiệm nuôi dưỡng và sau khi sản phụ sinh con, nhau thai sẽ được đẩy hoặc lấy ra khỏi tử cung người mẹ. 

Khi đó nhân viên y tế sẽ thu gom rau thai vào 2 lớp túi màu vàng, ghi rõ số lượng, tên Khoa phòng, ngày thu gom, người đóng gói. Sau đó, nhân viên buộc kín túi cho vào thùng lạnh ngay. Những thùng lạnh bảo quản nhau thai tại mỗi khoa, phòng đều có khoá cẩn thận và được vệ sinh hàng ngày.

Ngay khi quá trình thu gom hoàn tất, mỗi ngày từ 1 – 2 lần, số nhau thai sẽ được vận chuyển xuống nhà quản lý chất thải y tế bệnh viện bàn giao cho khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.

Tại đây sẽ có sổ bàn giao giữa người giao – người nhận, ghi rõ số cân, số lượng rau thai. Tại nhà quản lý chất thải nhau thai lại tiếp tục được bảo quản trong thùng lạnh cho đến khi bàn giao cho công ty có năng lực, tư cách pháp nhân, được cấp phép về vận chuyển và tiêu huỷ chất thải.

Được biết, nếu lưu giữ trong thùng lạnh ở nhiệt độ dưới 8 độ, nhau thai có thể bảo quản đến 7 ngày, còn ở nhiệt độ bình thường là 48 giờ. 

Nhau thai sẽ được cho vào ngăn lạnh.
Nhau thai sẽ được cho vào ngăn lạnh. (Ảnh qua Gia Đình Mới)

Một lần nữa sẽ có công tác kiểm tra số lượng, ký nhận bàn giao theo đúng quy định của pháp luật giữa bệnh viện và công ty ký hợp đồng vận chuyển tiêu hủy.

Ngày hôm sau, công ty nhận tiêu huỷ phải có văn bản, giấy tờ xác nhận đã tiêu huỷ số lượng rác thải y tế.  

Sau đó, nhau thai được chứa trong khu vực đựng chất thải và chờ công ty xử lý rác thải đến tiếp nhận.
Sau đó, nhau thai được chứa trong khu vực đựng chất thải và chờ công ty xử lý rác thải đến tiếp nhận. (Ảnh qua Gia Đình Mới)

“Bệnh viện Phụ sản Hà Nội phân loại, thu gom nhau thai ngay tại nơi phát sinh, vận chuyển đi xử lý ngay trong ngày và được giám sát đúng theo quy trình nghiêm ngặt do Bộ Y tế quy định, nên cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa phát hiện ra lỗ hổng sai sót nào trong khâu quản lý và xử lý chất thải y tế”, BS Hoa nhấn mạnh.

Do vậy, nếu còn nguồn nhau thai được sử dụng và tiêu thụ bên ngoài thị trường, nếu cơ sở y tế nào để xảy ra thực trạng sai sót về vấn đề quản lý chất thải y tế thì đây được coi như một lỗ hổng về vấn đề quản lý, giám sát rất nghiêm trọng, một mặt, nó liên quan đến việc nhân viên chưa có ý thức và kiến thức. 

Bác sĩ Xa Thị Minh Hoa cho biết: “Nếu một nhân viên có ý thức, kiến thức họ sẽ hiểu mọi chất thải y tế đều có thể phát sinh nguy cơ lây truyền bệnh ra cộng đồng.

Và nếu một cơ sở có lãnh đạo quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện và con người đảm bảo mọi chất thải được phân loại thu gom ngay tại nguồn và được vận chuyển tiêu hủy theo đúng quy định của Pháp luật thì môi trường bệnh viện luôn sạch đẹp, an toàn, tránh ô nhiễm cộng đồng sẽ không có thực trạng đó xảy ra”.

>>> “Tan cửa nát nhà” là quả báo lớn nhất cho Mẹ Mười hành hạ trẻ em

Theo Gia Đình Mới

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x