Tây Tạng: 20 năm bi hùng chống Trung Quốc xâm lược với sự giúp đỡ của CIA (P2)

16/10/18, 11:34 Trung Quốc

Tây Tạng đã bị ĐCSTQ xâm lược gần 7 thập kỷ. Song ít ai biết được lịch sử bi hùng và đẫm máu cuộc kháng chiến giành độc lập gần 20 năm của Tây Tạng dưới sự giúp đỡ của Mỹ.

Người dân Tây Tạng dưới sự cai trị của ĐCSTQ. (Ảnh qua AFPBB News)

Tóm tắt phần 1: Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xâm lược Tây Tạng năm 1951, nhóm kháng chiến tự phát Chushi Gandrug được thành lập, sau đó được CIA hỗ trợ huấn luyện và cung cấp vũ khí. Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đi tị nạn, tháng 9/1959, kế hoạch đào tạo lực lượng kháng chiến quy mô của người bản địa đã tập trung được 35.000 người tại các khu trại.

>>> Tây Tạng: 20 năm bi hùng chống Trung Quốc xâm lược với sự giúp đỡ của CIA (P1)

Lúc này, số lượng người tăng lên nhiều và tình hình hỗn loạn tại trại đóng quân của người Tây Tạng ở Chagra Pembar thật sự là vấn đề. Du kích không thể hoạt động hiệu quả với sự đông đúc, phiền toái như vậy. Các điều phối viên CIA cố gắng thuyết phục chiến binh phân tán thành các đơn vị nhỏ hơn để hoạt động linh hoạt và phân tán mục tiêu. Trong vòng một tháng, điều không thể tránh khỏi đã xảy ra. Một cựu chiến binh tại khu vực Chagra Pembar, Dechen miêu tả vụ tấn công:

“Một chiếc máy bay Trung Quốc đến vào buổi sáng và rải truyền đơn để bảo chúng tôi đầu hàng và cảnh báo chúng tôi không nghe theo ‘đế quốc’ Mỹ. Sau đó, mỗi ngày, khoảng 15 chiếc máy bay phản lực đến. Chúng đến theo nhóm 5 chiếc, vào buổi sáng, vào giữa trưa và lúc 3, 4 giờ chiều. Mỗi máy bay phản lực mang 15 đến 20 quả bom. Chúng tôi ở vùng đồng bằng trên cao nên không có nơi nào để trốn. Năm máy bay phản lực đã nhanh chóng nhả đạn giết chết người và gia súc”. Pháo binh bắn yểm trợ máy bay ném bom trên không. Hàng ngàn đàn ông, đàn bà và trẻ em đã bị giết ở Chagra Pembar và tại một địa điểm ở khu tập trung khác là Nira Tsogeng. Chỉ có 5 người nhảy dù ở Chagra Pembar sống sót; phần còn lại chết trong các cuộc tấn công của Trung Quốc hoặc bị săn lùng sau đó.

Thảm họa leo thang khi ĐCSTQ ném bom trại lớn tại Nira Tsogeng, nơi CIA đã thả 430 kiện vũ khí và các vật dụng khác cho 4.000 chiến binh Tây Tạng. Mang theo những người nương nhờ và khoảng 30.000 gia súc, các chiến binh còn sống sót chạy trốn qua đồng bằng hoang vắng của Ladakh, tại đó hầu hết người trong đoàn đã chết khát.

Tình hình trở nên ác liệt hơn. Vào mùa xuân năm 1960, một nhóm 7 bảy người nhảy dù xuống Markam ở miền đông Tây Tạng. Được Yeshe Wangyal dẫn đắt, con trai của một thủ lĩnh địa phương đã móc nối với lực lượng của cha Wangya (Wangya là người bị giết trước đó vài tháng). Các du kích đáp xuống khoảng tuyết mỏng, được người Tây Tạng xem là điềm lành. Tuy nhiên, lần này, điềm báo đã sai. Sau khi quân kháng chiến địa phương trang bị khí giới xong, họ gần như ngay lập tức bị tấn công và chiến đấu chống lại lực lượng PLA được bổ sung thêm từng ngày cho đến khi họ bị bao vây.

Người sống sót duy nhất trong nhóm chiến binh là Bhusang – cựu sinh viên y khoa sau trở thành quân du kích. Ông hồi tưởng: “Toàn bộ sườn núi đầy nhung nhúc quân Trung Quốc. Chúng tôi đã chiến đấu với chúng 9 lần. Trong trận chiến, bọn Trung Quốc hét lên với chúng tôi: ‘Đầu hàng đi! Đầu hàng đi!’. Chúng tôi hét lại: ‘Khốn kiếp!’… Chúng tôi đã chiến đấu thật sự. Một cuộc chiến mãnh liệt, như một giấc mơ… Sau đó, vào khoảng 10 giờ, tôi nhìn quanh và thấy hai người đàn ông trong đội đã lấy viên nang xyanua ra. Đó là sự kết liễu. Tôi đã đưa thuốc vào miệng vì [biết đâu] lát nữa có thể tôi sẽ không có thời gian [thực hiện việc này]”. Trước lúc ông sắp cắn vào viên nang, thì bất ngờ một cú đánh phía sau đầu khiến ông chết điếng. Bhusang nếm 18 năm trong một nhà tù Trung Quốc, ông bị tra tấn và bỏ đói nếu không tiết lộ quá trình được người Mỹ huấn luyện và danh tính của những người đào tạo ông.

Những nỗ lực kháng chiến của người Tây Tạng dưới sự bảo trợ của CIA, tuy nhiều can đảm nhưng dường như ngày càng vô nghĩa. 49 người được thả xuống Tây Tạng, 12 người còn sống sót, 2 trong số đó đang ngồi tù ở Trung Quốc. Sau 50 năm người ta mới nhận ra được các mặt lợi – hại, rõ ràng là hoạt động kinh tế của Tây Tạng còn không thể nuôi sống người dân, nói chi đến một lực lượng du kích bổ sung. Tuy nhiên điều nổi bật là tinh thần độc lập của người Tây Tạng, họ thường đánh giá cao sự gan dạ thuần túy hơn là hoạch định chiến lược. Người Tây Tạng đã không nghe lời khuyên của các cố vấn CIA, họ thường khăng khăng đòi tấn công trực diện vào lực lượng hùng mạnh của Trung Quốc.

Hình ảnh có liên quan
Quân du kích Tây Tạng do CIA đào tạo. (Ảnh qua Emo Images)

Một trong những vấn đề lớn nhất đối với cuộc kháng chiến là CIA đã không thể cung cấp thiết bị vô tuyến để giúp người Tây Tạng phối hợp các lực lượng với nhau. Tuy CIA lo sợ người Tây Tạng sẽ không biết cách theo dõi an ninh thông tin liên lạc đúng đắn, nhưng cũng có những trở ngại khác. Máy vô tuyến PRC 10 ngốn hàng đống pin, và khi phải chọn được tiếp tế pin hay vũ khí, người Tây Tạng đã chọn vũ khí.

Cố gắng duy trì lực lượng du kích đông đúc là một sai lầm đau đớn. Tuy nhiên, từ một cách nhìn hoàn toàn thiên về hậu cần, thì những lần thả khí giới xuống lãnh thổ Tây Tạng bị kẻ địch chiếm đóng đã là một thành công rực rỡ. “Những lần tiếp tế trước đó, có lẽ là 10 hoặc 15 lần đầu tiên, đã rất thành công vì thế nhuệ khí của các học viên Tây Tạng và Chushi Gandrug tăng lên đến tận mây xanh”, McCarthy hồi tưởng. “20 năm sau đó đã mang đến cho lực lượng kháng chiến những gì họ cần để duy trì các kế hoạch đánh bại PLA; những lần tiếp tế trong khu vực Pembar mang lại hy vọng sai lầm, và vì thế tôi gọi đó là sự cố gắng vô ích”.

Với thất bại khó lòng chấp nhận của cuộc kháng chiến đang diễn ra, đã đến lúc di dời căn cứ ra khỏi tầm với của người Trung Quốc. Vào mùa hè năm 1960, cơ sở hoạt động của quân Tây Tạng chuyển đến vùng Mustang, địa danh cuối cùng chứa đựng những gì thuộc về nền văn hóa Tây Tạng còn sót lại trên đất Nepal. Từ đó, với sự giúp đỡ của CIA, cuộc kháng chiến đã được lên kế hoạch gửi 2.100 chiến binh chia thành từng nhóm 300 người đến những vùng bị chiếm đóng ở Tây Tạng. Một trung úy của Gompo Tashi – cựu tu sĩ tên là Bapa Gen Yeshe – điều hành chiến dịch, và ông dễ dàng tuyển mộ 300 du kích đầu tiên cho Mustang. Lo lắng về số lượng người đông như vậy trong khi bí mật tổ chức các hoạt động ở đất Nepal mà không có sự đồng ý của chính quyền sở tại, CIA yêu cầu bảo mật ở mức cao nhất.

Tuy nhiên, bảo mật không phải là sở trường của dân Tây Tạng; các bài báo bắt đầu viết về hơn 2.000 người Tây Tạng tụ tập trong trại cần được cung cấp thực phẩm, nơi ở và công việc làm. 2000 người là gấp 3 lần con số được lên kế hoạch ban đầu. CIA bực bội vì các trại vi phạm bảo mật và họ để tâm đến lời bào chữa của Eisenhower chống lại chỉ đạo về những đợt thả người khiêu khích bằng máy bay, rút kinh nghiệm từ vụ tai nạn thương tâm của máy bay gián điệp U-2 1960, do đó CIA đã thôi không hỗ trợ các trại nữa. Điều đó đã khiến các trại Mustang phải chịu một mùa đông rét buốt cùng cực. Một số người Tây Tạng lạnh cóng đến chết. Có những người ăn giày và da thú để sống sót. Tuy nhiên, cuối cùng, họ đã được cung cấp tiền để mua thực phẩm, và người Tây Tạng tại Mustang lại ôm niềm hy vọng.

Mùa xuân năm 1961, người Mỹ bầu tổng thống mới và nhiệt tâm thay đổi rõ ràng. Ít nhất là ban đầu chính quyền của John F. Kennedy tiếp tục ủng hộ quân kháng chiến Tây Tạng. CIA đã thả nhiều vũ khí và một nhóm 7 người đến các trại ở Nepal. Hóa ra đó là một trong những quyết định sáng suốt nhất trong lịch sử CIA. Quân du kích Mustang tiến hành thực hiện một loạt các cuộc công kích dọc theo đường cao tốc Sinkiang-Tibet gần đó chạy qua tây nam Tây Tạng về phía thủ đô Lhasa. Cuối cùng, quân Trung Quốc đã từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng tuyến đường quan trọng này và xây dựng một con đường khác xa biên giới Mustang hơn.

Hình ảnh có liên quan
Quân du kích Tây Tạng do CIA đào tạo ở Mustang, khoảng năm 1960. (Ảnh qua Pinterest)

Tuy nhiên, phần thưởng thực sự cho CIA là hành động táo bạo của 40 người Tây Tạng, khống chế đoàn hộ tống của Trung Quốc trong “cuộc đột kích túi da màu xanh”. Cựu chiến binh đột kích tên Acho miêu tả những gì diễn ra: “Tài xế bị bắn vô mắt, óc bắn tung tóe phía sau và chiếc xe tải dừng lại. Động cơ vẫn đang nổ. Rồi tất cả chúng tôi bắn vào đó. Có một phụ nữ, một sĩ quan cao cấp, với một bao tải màu xanh đựng đầy tài liệu”. Khi những nhân viên CIA ở Washington mở ra, họ đã sửng sốt. Bao tải nhuốm đầy máu bị đạn bắn lỗ chỗ, chứa 1.500 tài liệu gồm bằng chứng hết sức quan trọng chứng minh sự thất bại của Mao trong Đại nhảy vọt, nạn đói và sự bất mãn trong nội bộ PLA.

John Kenneth Knaus nói: “Cuộc tấn công tài liệu ở Tây Tạng là một trong những hành động tình báo có ý nghĩa xoay chuyển cục diện lớn nhất trong lịch sử tình báo… Đó là thành quả to lớn nhận được khi duy trì hỗ trợ cho những loại hoạt động này”. Có ít nhất ba chiếc túi chuyển phát quan trọng cung cấp thông tin chi tiết về các quyết định chính sách, thông tin về cách dàn trận và các đề xuất do Trung Quốc đề ra với Ấn Độ. Người Tây Tạng rất vui khi biết rằng Mỹ rất hài lòng về nội dung trong chiếc túi màu xanh, mặc dù Acho, trong cuộc phỏng vấn năm 2001 nói: “Chúng tôi vẫn không biết trong cái túi đó có thứ gì”.

Chiếc túi đó không phải là thành quả cuối cùng. Năm 1962, một nhóm gián điệp Tây Tạng nằm sâu trong lãnh thổ đã chụp ảnh các địa điểm quân sự của Trung Quốc, lập bản đồ và xác định những vùng tiềm năng để nhảy dù, đồng thời cung cấp thông tin cho Hoa Kỳ về các chương trình tên lửa và nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Sau những nỗ lực lặp đi lặp lại, các gián điệp Tây Tạng đã cài các cảm biến để chuyển cho Washington những manh mối sớm nhất về lần thử nghiệm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc năm 1964 tại Lop Nor, phía bắc Tây Tạng.

Tuy nhiên, trong khi đó, việc tập thể hoá Tây Tạng của Trung Quốc lại mang đến điềm báo ghê rợn. Những con đường và sân bay mới được xây dựng đã cho phép PLA chôn vùi Tây Tạng với hàng loạt sư đoàn và thiết bị được đưa tới. Các tu viện cổ và đền thờ bị phá hủy một cách có hệ thống; hàng chục ngàn thường dân, kể cả tu sĩ và nữ tu, đã bị giết, hãm hiếp, trừng phạt và cầm tù. Toàn bộ 1,2 triệu người Tây Tạng đã chết, hoặc là trong tay những tên lính hoặc do chiến lược bỏ đói của Trung Quốc. McCarthy nói: “Chúng ta nên đưa quân đến đó sớm hơn trước khi những con đường và đường băng được Trung Quốc xây dựng, và trước khi họ thiết lập xong đường truyền thông tin liên lạc”.

Kinh Phật ở Tây Tạng bị đốt trong phong trào Phá Tứ Cựu của Mao Trạch Đông năm 1966. (Ảnh qua NYT)

Đến giữa những năm 1960, tình trạng của người Tây Tạng bắt đầu xấu đi. Bấy giờ bốn trại ở Mustang đã bị phát hiện, Ấn Độ và Nepal lo lắng rằng người Tây Tạng muốn xâm lược đất nước họ. Chương trình CIA này cũng bị những người Mỹ gièm pha. Theo phong cách của mình, đại sứ của Kennedy ở Ấn Độ, ông John Kenneth Galbraith gọi đó là “một công việc đặc biệt điên rồ” liên quan đến “sự bất đồng quan điểm và mất vệ sinh của thành viên bộ lạc”. Các chiến sĩ du kích được chỉ thị dừng tấn công vũ trang vào Tây Tạng và hạn chế các hoạt động tình báo tập trung. Người Tây Tạng gật đầu và mỉm cười, sau đó tiếp tục đột kích cho đến cuối những năm 1960. CIA đã thả khí giới lần cuối vào tháng 5/1965.

Trong khi đó, rắc rối bắt đầu xuất hiện trong tổ chức kháng chiến Tây Tạng. Sau khi được phẩu thuật để lấy ra 10 mẫu đạn trong 10 năm chiến đấu, thủ lĩnh kháng chiến Gompo Tashi qua đời vào tháng 9/1964, thọ 64 tuổi. Anh trai của Đức Đạt Lai Lạt Ma là Gyalo Thondup, và người tổ chức trại Lhamo là Tsering đã quyết định cho một chiến binh đáng tin cậy ở trường cũ là Bapa Yeshe thay thế cho Gompo Tashi. Trông ông giống như thủ lĩnh bộ lạc phong kiến ​​hơn là chỉ huy du kích đương đại, tuy nhiên, những người giống ông thường làm cho mọi chuyện trong các trại kháng chiến bị xáo trộn.

Các cựu chiến binh của Camp Hale cho biết ông đã biển thủ ngân quỹ và nguồn tiếp tế. Tại tỉnh Mustang, ông đã khủng bố dân địa phương và ăn cắp đồ của nông dân. Người Nepal phản đối Ấn Độ, và tất nhiên người Ấn Độ phản đối Đức Đạt Lai Lạt Ma, trong khi người Trung Quốc vui vẻ duy trì áp lực chính trị với Nepal và Ấn Độ để ngăn chặn người Tây Tạng ở lại đó.

Mặc dù cũng có những người ủng hộ nhưng Bapa Yeshe đã bị mất chức năm 1968. Người Tây Tạng ở Camp Hale và CIA nói rằng ông ta đã đến Kathmandu (nơi ông còn ở đến nay) và cung cấp cho quân đội Nepal thông tin cặn kẽ về nơi đặt các trại kháng chiến và tên của những người lãnh đạo ở đó.

Gyato Wangdu là thủ lĩnh kháng chiến tiếp theo. Ông là chiến binh hạng nặng và là một trong những người Tây Tạng được CIA đào tạo ở đảo Saipan. Ông sẽ là nhân vật chính trong màn kết bi thương của tổ chức Chushi Gandrug.

Sự kiện Tổng thống Richard Nixon tái lập mối quan hệ với Trung Quốc là hồi chuông báo tử cho kháng chiến Tây Tạng. John Kenneth Knaus, hiện là cộng sự tại Trung tâm  Nghiên cứu Đông Á Fairbank tại Đại học Harvard, đã viết: “Sau chuyến thăm Bắc Kinh, Henry Kissinger nói với Tổng thống Nixon: ‘Chúng ta đang ở trong hoàn cảnh đặc biệt, ngoại trừ Vương quốc Anh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thể có nhận thức toàn cầu gần với chúng ta nhất’”. Nhận thức toàn cầu này không bao gồm người Tây Tạng.

Khi lệnh kết thúc chiến dịch ST Circus ban xuống, quan chức CIA sao có thể tức giận và buồn bã như người Tây Tạng. Tuy nhiên, họ vẫn cảm thấy đó là chương trình tuyệt vời và tự hào vì đã được tham gia, họ ân hận vì đã không làm hoặc không thể làm nhiều hơn. “Đó là một trường hợp không thành thật với những người Tây Tạng”, McCarthy than thở. “Bộ Ngoại giao đã có được con át chủ bài, đặc biệt là ở những thời điểm quan trọng. Một lần nữa, chúng tôi đã có thể đi đến viện trợ cho Tây Tạng vào năm 1952, hoặc thậm chí đến năm 1955, lịch sử đáng lẽ sẽ được viết lại. Vào năm 1958 và 1959, chúng tôi lại một lần nữa ở đoạn cuối cơ hội”.

Thay vì nói thẳng thừng ra như những nhân viên CIA tham gia vào ST Circus khác, McCarthy kết luận: “Nói chung, tôi nghĩ CIA xem Tây Tạng là một trong những hoạt động tốt nhất được thực hiện. Vâng, nó tốt, nó nên được tán tụng. Nhưng nếu bạn nhìn vào kết quả cuối cùng, đó là một bài bình luận rất buồn. Nếu chúng ta nhìn vào những gì chúng ta đã làm cho Tây Tạng về điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm, thì tôi nói rằng chúng ta đã thất bại thảm hại”.

Căn cứ ở Mustang vùng vẫy cho đến năm 1974, khi chính phủ Nepal, dưới áp lực to lớn của Trung Quốc, đã gửi quân đội đến đóng cửa khu này. Các nhà lãnh đạo Mustang từ chối đầu hàng. Để ngăn người Nepal tàn sát dân Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban hành thông điệp được ghi âm để đưa tới tất cả các trại, ra lệnh cho người Tây Tạng buông bỏ vũ khí. Người lính Utsen Tashi của Mustang nhớ lại: “Băng ghi âm thực sự có giọng nói của Đạt Lai Lạt Ma”. “Vì vậy, khi chúng tôi nghe thông điệp của ông, tôi thề, một số người thậm chí còn khóc. Mọi người đều nghe thông điệp bằng chính đôi tai của mình, nên chúng tôi không còn lựa chọn nào ngoài việc đầu hàng. Sau đó, chúng tôi lần lượt hạ vũ khí của mình… cả ngày và cả đêm”. Sau đó, một số người Tây Tạng đã lao mình xuống sông chết đuối. Một sĩ quan Tây Tạng cao cấp được CIA đào tạo cắt cổ họng của mình ngay tại chỗ.

Tuy nhiên, có người không tuân thủ lệnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đó là vị thủ lĩnh Gyato Wangdu. Ông cùng vài chiến binh tuyển chọn đã bắt tay vào một cuộc chiến cam go với Ấn Độ. Một tháng sau, họ bị lực lượng Nepal phục kích ở Tinkers Pass. Nhìn thấy phía trước đã hết hy vọng, Wangdu đâm thẳng vào những kẻ tấn công. Với hành động đó, mọi chuyện đã kết thúc. Chiến binh cuối cùng của cuộc chiến bí mật trên nóc nhà của thế giới đã chết sau một loạt đạn.

Xem thêm: 

>>> 3 cuộc đàn áp đức tin tàn khốc nhất trong lịch sử Trung Quốc

>>> ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì? (P1)

Bảo Long, theo History Net

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x