ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì? (P1)

Lịch sử 5000 năm của Trung Hoa đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam vì đặc thù vị trí địa lý. Vì vậy, con đường lịch sử mà dân tộc Trung Hoa trải qua, cùng định hướng tương lai của đất nước này là có quan hệ chặt chẽ đến vận mệnh và tương lai của dân tộc Việt.

Tín ngưỡng vào Thần Phật là đặc trưng của văn hóa Hoa Hạ. (Ảnh qua China Discovery)

Vùng đất Hoa Hạ trong khoảng gần 70 năm dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã để lại 3 dấu ấn rất đặc trưng:

1. Nền văn hóa truyền thống với các tín ngưỡng Phật, Đạo, Thần và tinh thần quân tử Nho gia theo nhân, lễ, nghĩa, trí, tín bị diệt vong. Người Trung Quốc ngày nay được “gắn mác” bởi những thói hư tật xấu và ý thức văn minh thấp kém.

2. Con đường ĐCSTQ đi qua là con đường rải đầy xác chết bởi các cuộc vận động không mệt mỏi kéo dài từ khi mới thành lập chính quyền đến nay như: Cải cách Ruộng đất, Chống khuynh hữu, Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa, thảm sát Thiên An Môn và đàn áp Pháp Luân Công…

3. Sự phát triển quá nhanh về mặt kinh tế trên nền tảng đạo đức bại hoại, mục ruỗng đưa Trung Quốc nhanh chóng bước lên vũ đài cường quốc thứ 2 trên thế giới, nhưng cũng kéo theo những hệ lụy khôn lường về sự phát triển không đồng đều giữa nông thôn và thành thị, sự lệch lạc trong suy nghĩ muốn làm giàu nhanh chỉ qua một đêm bất chấp luân thường đạo lý và đạo đức kinh doanh, môi trường bị ô nhiễm, tự nhiên và hoàn cảnh sống của con người bị hủy hoại một cách tan hoang, trầm trọng…

Vậy, rốt cuộc ĐCSTQ sẽ dẫn dắt dân tộc Trung Hoa đến đâu? Điều đó có ảnh hưởng thế nào đến người dân Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung trong đó có Việt Nam? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời qua loạt bài viết chuyên đề “ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì?”.

– – –

KỲ 1: HỦY DIỆT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

Nếu nhìn lại con đường hủy hoại văn hóa truyền thống mà ĐCSTQ đi qua, sẽ dễ dàng nhận thấy nó không phải là một xu hướng tất yếu diễn ra một cách tự nhiên tại một giai đoạn lịch sử, mà trái lại có tồn tại một sự sắp đặt vô cùng tinh vi và hệ thống.

Văn hóa truyền thống Trung Hoa với sự đề cao những đức tính tốt đẹp được truyền thừa qua bao triều đại giúp giữ nhân tâm hướng thiện, xã hội ổn định, chuẩn mực đạo đức thăng hoa. Đó là ‘cái gai’ trong bước đường phát triển và nhồi nhét các thứ lý luận du nhập từ Tây phương với quan niệm con người tiến hóa từ động vật và cần đấu tranh với nhau để có thể sinh tồn… Do đó, để có thể thay đổi lý niệm sống vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc Trung Hoa, điều ĐCSTQ cần làm là phá hoại và tiêu diệt tất cả những gì thuộc về xã hội truyền thống, sau đó dùng bạo lực cưỡng chế nhồi nhét một bộ lý luận mới của Đảng vào và tạo ra một lớp người Trung Quốc hoàn toàn mới, với tư tưởng biến dị như ngày nay…

VĂN HÓA TRUNG HOA TRUYỀN THỐNG

Văn hóa là linh hồn của dân tộc. Sự phát triển văn hóa định ra lịch sử nền văn minh của một đất nước. Trên thế giới hiện nay, Trung Quốc là đất nước duy nhất có nền văn minh cổ đại được kế thừa liên tục trên 5.000 năm. Những nền văn minh lâu đời khác như Maya, Ai Cập, La Mã, v.v. đã bị đứt quãng hoặc tuyệt diệt.

Nền văn hóa Trung Hoa, được tin là do Thần truyền xuống, đã bắt đầu với những thần thoại như Bàn Cổ khai thiên địa, Nữ Oa tạo ra con người, đến Thần Nông nếm thử trăm loại thảo dược… Thần phù trợ nhân loại đi qua bao năm tháng từ thời mông muội khai thiên lập địa. Văn hóa truyền thống Trung Hoa hướng đến sự hài hòa giữa con người và vũ trụ, chú trọng vào đạo đức và luân lý của từng cá nhân. Nó dựa trên tín ngưỡng tu luyện của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, để giáo dưỡng nên lòng khoan dung, sự tiến bộ xã hội, sự bảo vệ đạo đức con người, và tín ngưỡng chân chính. Trung, hiếu, tiết, nghĩa là tiêu chuẩn làm người trong xã hội Trung Hoa xưa. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đã đặt nền tảng đạo đức cho từng cá nhân và toàn xã hội. Với những nguyên tắc này, văn hóa Trung Hoa thể hiện ra sự chính tín, lương thiện, hòa ái và bao dung.

Nữ Oa sáng tạo ra loài người. (Ảnh qua BLes.com)

Các triều đại khác nhau tại Trung Hoa có lãnh thổ khác nhau. Mỗi triều thiên tử, là một triều dân chúng, một triều văn hóa, một triều phục sức, một triều phong thổ nhân tình, một triều đặc điểm nội hàm, hết sức đa dạng. Văn minh Trung Hoa đã đặt nền móng cho rất nhiều giá trị phổ quát cần có của toàn thế giới và thúc đẩy sự phát triển của nhiều nền văn minh khác.

Văn hóa truyền thống Trung Hoa đạt tới đỉnh cao từ triều đại nhà Đường thịnh vượng, cùng lúc với đỉnh cao về sức mạnh của đất nước, khoa học cũng phát triển và nổi danh trên toàn thế giới. Các học giả từ châu Âu, Trung Đông, và Nhật Bản đã đến học tập tại Trường An, kinh đô của triều đại nhà Đường. Ngay cả các dân tộc thiểu số cũng đều bị đồng hóa theo văn hóa Trung Hoa. Điều này cho thấy sức mạnh hợp nhất to lớn của nền văn hóa này.

ĐCSTQ rốt cuộc định làm gì? - P1: Văn hóa - Hủy diệt văn hóa truyền thống
Một phần của bức “Thanh Minh Thượng Hà Đồ” vẽ vào thời nhà Thanh thế kỷ 18. (Ảnh: internet)

Mặc dù Trung Quốc đã trải qua nhiều lần bị xâm lược và tấn công trong lịch sử, nền văn hóa Trung Hoa cho thấy một sức sống mãnh liệt, và tinh hoa của nó đã liên tục được truyền lại cho đời sau. Thế nhưng, từ khi giành được quyền lực từ năm 1949, ĐCSTQ đã tập trung các nguồn lực của đất nước vào việc phá hủy nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ác ý này nhìn bề mặt thì thấy như xuất phát từ sự đối nghịch cố hữu về ý thức hệ của ĐCSTQ đối với văn hóa truyền thống của dân tộc, nhưng kỳ thực, sâu xa hơn nữa, nó nhằm mục đích hủy hoại đạo đức, tư tưởng và đẩy người Trung Quốc đến con đường tiêu vong. Việc phá hoại văn hóa truyền thống này của ĐCSTQ đã được lên kế hoạch, tính toán kỹ càng, có hệ thống, thậm chí còn huy động cả một cỗ máy bạo lực để vận hành.

Điều này đã mang lại những hậu quả khôn lường cho Trung Quốc. Người dân không chỉ mất đi các chuẩn mực đạo đức của con người, mà còn bị bắt buộc phải nhồi nhét vào đầu các tà thuyết của Đảng. Phá hủy hoàn toàn văn hóa của một dân tộc sẽ dẫn tới sự tiêu vong của dân tộc đó. Điều này ngẫm ra mới thấy vô cùng đáng sợ!

ÂM MƯU HỦY DIỆT DÂN TỘC

Adolf Hitler từng nói: “Muốn hủy diệt một dân tộc, trước tiên phải hủy diệt văn hóa của nó”“Muốn hủy diệt một dân tộc trước tiên phải làm tan rã văn hóa của nó; Muốn làm tan rã văn hóa của nó, trước tiên phải tiêu hủy ngôn ngữ kế thừa của nó.”

Một triết gia cũng từng phát biểu: “Khiến một dân tộc bị hủy diệt rất dễ dàng, chỉ cần hai đời không đọc sách truyền thống của dân tộc này nữa là được” hay “Muốn tiêu diệt một nước nào đó, trước tiên hãy tiêu diệt lịch sử của nó”.

Sau khi ĐCSTQ lên nắm chính quyền, nó cho rằng, thuyết hữu Thần truyền thống đã thách thức sự nắm quyền hợp pháp của mình. Văn hóa truyền thống Trung Hoa là một nền văn hóa bao dung, Nho – Phật – Đạo, tam giáo cùng tồn tại. Tư tưởng bao dung và những giá trị đạo đức chuẩn tắc làm người này tuyệt nhiên đối lập với tư tưởng đấu tranh của Đảng, thành thử, tất yếu trở thành đối tượng cần bị tiêu diệt.

Không chỉ tấn công tôn giáo, ĐCSTQ còn dựng lên phong trào “Phá tứ cựu” và thay đổi phong tục tập quán hòng ép buộc con người không dám đọc những tác phẩm kinh điển, văn tự, sử thi, truyền thuyết… Không đọc những tác phẩm kinh điển của Trung Hoa thì họ sẽ không thể hiểu được chúng. Điều này chính là một đao chặt đứt mạch truyền thừa của văn hóa truyền thống.

Cảnh đập phá, tiêu hủy tượng Phật trong Đại Cách mạng văn hóa. (Ảnh qua Tinh Hoa)
Toàn dân bị ép buộc tham gia vào phong trào Đại Cách mạng văn hóa. (Ảnh qua Twitter)
Hồng vệ binh phá hủy cổ vật ở Bắc Kinh trong Đại Cách mạng văn hóa. (Ảnh qua img2018world.pw)
Phá hủy cổ vật trong Đại Cách mạng văn hóa. (Ảnh qua Antique-chinese-furniture.com)

Đồng thời, nhân lúc tư tưởng của con người đang trống rỗng, ĐCSTQ đã kịp thời nhồi nhét văn hóa Đảng và một bộ thể hệ tư tưởng của nó, cuối cùng đã đạt được mục đích triệt để hủy diệt nền văn hóa Trung Hoa và người dân Trung Hoa.

Đáng sợ hơn, trên bề mặt ĐCSTQ rêu rao bảo hộ, kế thừa truyền thống, nhưng kỳ thực là đang ngấm ngầm thay đổi nội hàm của văn hóa truyền thống, dùng chính văn hóa Đảng để thay thế văn hóa truyền thống. ĐCSTQ đã cố ý làm nổi bật những phần đồi bại trong lịch sử của Trung Quốc, những thứ đã xảy ra khi con người xa rời các giá trị truyền thống, nhấn mạnh vào việc tranh giành quyền lực trong nội bộ gia đình hoàng tộc, việc sử dụng các thủ đoạn và âm mưu, hay việc thực hiện chế độ độc tài và chuyên quyền. Việc này khiến người đời sau lầm tưởng rằng xã hội xưa chỉ có những thứ xấu, cần phải xóa bỏ.

Trong khi đó, văn hóa ĐCSTQ lại hoàn toàn phù hợp với phần phiến diện nêu trên, khiến cho ĐCSTQ có thể sử dụng các ví dụ lịch sử phiến diện này để tạo nên ảo tưởng về một bộ chuẩn mực đạo đức, phương cách tư duy, và hệ thống lý luận. Bằng cách đó, ĐCSTQ đã gây ra một ấn tượng sai lầm rằng bộ “văn hóa ĐCSTQ” của nó là một sự kế thừa của văn hóa truyền thống Trung Quốc.

ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì?
Phim cổ trang ăn sâu vào lòng khán giả trong và ngoài Trung Quốc, nhìn như phục dựng lại văn hóa, nhưng đằng sau cái vỏ đó, nếu không phải là khoe ngực, khoe thân, thì cũng là mưu ma chước quỷ, hoàn toàn là tư duy khiêu dâm và cách tranh giành đấu đá trong xã hội Trung Quốc hiện đại dưới sự thống trị của ĐCSTQ. (Ảnh qua trithucvn.net)

Sau nhiều năm liên tiếp tiến hành các cuộc vận động chính trị và 10 năm kiếp nạn Đại Cách mạng Văn hóa, đủ mọi loại đàn áp bằng bạo lực, làm bại hoại tôn giáo, thủ tiêu tín ngưỡng, thêm vào văn hóa Đảng, giáo dục tuyên truyền thuyết vô Thần, thế hệ trẻ sớm đã không còn tin vào Phật Đạo Thần nữa, một thế hệ già chìm trong nỗi sợ hãi áp bức mà không ai dám lên tiếng trước những điều sai trái mắt thấy tai nghe. Kiến trúc truyền thống, di tích cổ, chùa chiền miếu mạo, đồ vật, văn vật… đều bị hủy hoại, mối quan hệ Thiên – nhân, Thần – nhân từng bước bị cắt đứt. Con người xa rời đạo đức, lừa dối và đấu đá với nhau đến chết. Người Trung Quốc nào còn một chút minh bạch luôn tự hỏi rằng: “Đất nước này rồi sẽ đi về đâu?”.

NHỮNG PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG

Hết thảy những gì ĐCSTQ nổ lực làm cho bằng được là nhằm tạo dựng chỗ đứng và dần dần từng bước đẩy dân tộc Trung Quốc rơi vào nguy cơ hủy diệt. Để chiếm, duy trì và củng cố chế độ bạo chính của nó, ĐCSTQ cần phải thay thế nhân tính bằng Đảng tính tà ác của nó, và thay thế văn hóa truyền thống Trung Quốc bằng văn hóa ĐCSTQ là “giả, ác, đấu”. Việc phá hoại và thay thế này bao gồm cả với những thứ hữu hình như các di tích văn hóa, các di tích lịch sử và các cuốn sách cổ; hay với những thứ phi vật thể như quan niệm truyền thống về đạo đức, cuộc sống và thế giới. Nó liên quan đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống con người bao gồm cách hành xử, suy nghĩ và lối sống. Trong phần này, chúng tôi sẽ chỉ rõ những phương diện phá hoại văn hóa truyền thống của ĐCSTQ cụ thể ở một số điểm sau:

1. Phá hoại đồng thời ba tôn giáo

Nho gia Trung Quốc ca ngợi nhân – nghĩa – lễ – trí – tín, tư tưởng Trung Dung cũng như nhấn mạnh vào sự hợp nhất của Thiên – Địa – Nhân. Chính tư tưởng này của Nho gia đã duy trì đạo đức và trật tự xã hội.

Phật gia giảng thiện, giảng từ bi, giảng nhẫn nhục, coi trọng sinh mệnh, thiện đãi chúng sinh. Quan niệm “thiện ác hữu báo” của Phật gia có tác dụng rất lớn trong việc ổn định xã hội, duy trì đạo đức con người.

Đạo gia nhấn mạnh “Chân”, nhấn mạnh thanh tĩnh vô vi, nhấn mạnh sự thống nhất hài hòa giữa con người và tự nhiên, đạt được mục đích phản bổn quy chân, chính là: Người thuận theo đất, đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên.

ĐCSTQ rốt cuộc định làm gì? - P1: Văn hóa - Hủy diệt văn hóa truyền thống
Tam giáo Phật – Đạo – Nho đã đồng thời tồn tại trên mảnh đất Trung Hoa xưa kia. (Ảnh minh họa)

Đối với ĐCSTQ mà nói, “thiên mệnh” của Nho gia, nhân quả báo ứng của Phật gia, vô dục vô cầu, không tranh với đời của Đạo gia là chướng ngại ngăn cản ĐCSTQ phát động “cuộc đấu tranh giai cấp”. Quan niệm đạo đức mà kinh điển Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo xác lập là chướng ngại cho việc gây dựng quyền uy của ĐCSTQ, cũng là trở ngại cho những hoạt động chính trị của ĐCSTQ như tạo phản, làm cách mạng, chuyên chế, và là chướng ngại lớn nhất để tuyên truyền thuyết Vô Thần Luận.

Do đó, sau khi ĐCSTQ cướp đoạt chính quyền liền dùng danh nghĩa đàn áp “Bè phái bí mật phản cách mạng” để giơ lên con dao đồ tể nhằm vào Phật giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo… và cử đặc vụ xâm nhập vào trong nội bộ tôn giáo mà thành lập hiệp hội, một mặt cả gan bóp méo kinh điển tôn giáo nhằm mê hoặc tín đồ, mặt khác tuyên bố trung thành với sự lãnh đạo của ĐCSTQ, đặt ĐCSTQ vào vị trí cao hơn cả Thần trong tôn giáo, tín ngưỡng.

Thần Phật là cái gốc của tôn giáo. Vô luận là Phật giáo, Đạo giáo hay những chính giáo khác, các tín đồ đều nỗ lực đề cao cảnh giới của mình, cuối cùng cũng là vì để tới được thế giới thiên quốc của Thần Phật, như Tịnh Độ Tông của Phật giáo, hy vọng sau khi vãng sinh được tới thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà. Nếu phủ nhận sự tồn tại của Thần Phật, phủ định thế giới Thiên quốc, đối với tín đồ tôn giáo mà nói tu luyện hoàn toàn không còn chút ý nghĩa, đoàn thể tu luyện của tôn giáo này cũng sẽ tan rã; chùa chiền đạo quán mất đi sự linh thiêng, sẽ trở thành một xã hội đấu đá thu nhỏ.

Giáo hội Phật giáo Trung quốc được thành lập năm 1952 và Giáo hội Đạo giáo Trung quốc được thành lập vào năm 1957, cả hai đều đã tuyên bố rõ ràng trong bản tuyên bố thành lập của mình rằng họ sẽ “theo sự lãnh đạo của chính quyền nhân dân”. Trên thực tế, họ phải theo sự lãnh đạo của ĐCSTQ vô thần. Cả hai giáo hội đều ngụ ý rằng họ sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động sản xuất và xây dựng, và thực thi các chính sách của chính quyền. Họ đã bị biến thành các tổ chức hoàn toàn trần tục.

ĐCSTQ rốt cuộc định làm gì?
Cảnh đấu tố diễn ra bên ngoài một ngôi chùa. (Ảnh: internet)

Còn những Phật tử và Đạo sĩ hết lòng tuân theo các giới cấm thì bị dán nhãn là phản cách mạng hay thành viên của các giáo phái mê tín và hội kín. Dưới khẩu hiệu cách mạng là “làm trong sạch các Phật tử và Đạo sĩ”, họ đã bị bỏ tù, bị bắt phải đi “cải tạo lao động” hoặc thậm chí bị tử hình. Ngay cả các tôn giáo được truyền đến từ phương Tây, như Cơ Đốc giáo cũng không thoát khỏi bị phá hoại.

Có thể thấy, nhiều tôn giáo ở Trung Quốc đã bị tan rã dưới sự đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ. Những người là tinh hoa chân chính của các tôn giáo này đã bị đàn áp. Trong số những người còn lại, nhiều người đã quay trở lại cuộc sống trần tục, và nhiều người khác là những Đảng viên ĐCSTQ hoạt động bí mật, họ có cấp bậc hành chính, lĩnh lương, tham gia hội nghị chính trị và hợp tác hiệp thương, thậm chí còn được cấp xe cộ, máy tính, mỗi tuần đều tham gia học chính trị. Điểm khác biệt là họ chuyên mặc áo cà sa, áo choàng đạo sĩ hay áo dài linh mục nhằm bóp méo Kinh Phật, Đạo Giáo và Kinh Thánh và để tìm cách biện hộ cho các hành động của ĐCSTQ trong những học thuyết này.

2. Phá hoại văn vật

Việc phá hủy văn vật là một phần quan trọng trong việc phá hoại văn hóa truyền thống của ĐCSTQ. Sau khi bắt đầu Cách mạng Văn hóa, ngọn lửa tà ác “Phá tứ cựu” (phá bỏ các quan niệm cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và thói quen cũ) cháy khắp Trung Hoa. Tự viện, đạo quán, tượng Phật, danh lam thắng cảnh tích cổ, tự họa, đồ cổ… bị phá hoại gần như không còn.

Trước thời Cách mạng Văn hóa, Bắc Kinh có hơn 500 miếu cổ, điện đường, tự viện; sau phong trào “Phá tứ cựu” trong Cách mạng văn hóa, hầu như đã bị hủy hoại toàn bộ. Tất cả những thứ này, không chỉ là hủy hoại mất nơi cầu nguyện và tu luyện của các tín đồ, mà hủy đi cả nền tảng Thiên nhân hợp nhất thời cổ đại. Điều đó lại càng khiến chính tín và chính niệm truyền thống trong tâm con người bị hủy hoại theo. Thông qua việc phá môi trường và nơi tu luyện của chính giáo, có thể nói ĐCSTQ đã cắt đứt văn hóa đạo đức, tín ngưỡng của Trung Hoa được truyền thừa liên tục mấy nghìn năm.

Cổ miếu, thành cổ, tự viện, di tích cổ, v.v.. đã trải qua hàng trăm nghìn năm và được hàng triệu người tín ngưỡng, mang nhân tố tinh thần to lớn phía sau. Đặc biệt là điện đường của chính giáo, sau khi khai quang, theo tín ngưỡng là luôn có Thần Phật gia trì, bảo vệ sinh linh và dân chúng. Do đó, huỷ hoại không chỉ là những kiến trúc, mà từ hình thức ở bề mặt cho đến trường năng lượng phía sau đều bị hủy. Điều này khiến cho con người mất đi sự bảo vệ tâm linh.

Cùng đạo lý đó, dù có xây lại những di tích cổ, kiến trúc cũng không thể nào trong thời gian ngắn mà có thể kiến lập được trường năng lượng lớn mạnh ấy, chưa nói đến sự thuần chính từ bi của nó. Những năm gần đây ĐCSTQ lại rầm rộ xây dựng kiến tạo lại tự miếu, tu sửa di tích cổ, nhưng vì để lừa dối, kiếm tiền, tạo giả, hoặc là phô trương bề ngoài, không thể có được năng lượng chính diện, ngược lại còn mang năng lượng phụ diện, theo tín ngưỡng là sẽ đưa ma quỷ tới, mang đến hậu họa khôn lường cho nhân loại.

Cảnh đốt sách trong phong trào Phá Tứ Cựu năm 1966. (Ảnh qua Pinterest)
Tượng chúa Giê-su bị phá hủy trong Đại Cách mạng văn hóa. (Ảnh qua Entire Safety)
Kinh Phật ở Tây Tạng bị đốt trong phong trào Phá Tứ Cựu năm 1966. (Ảnh qua NYT)
Nhiều nhà thời Thiên Chúa Giáo ở Trung Quốc bị phá hủy dưới thời Mao Trạch Đông trong suốt Cách mạng Văn hóa. (Ảnh qua InfoCatho)

Không dừng lại ở đó, những tải thể vật chất của văn hóa truyền thống như phong tục truyền thống, hình thức văn học nghệ thuật, thư pháp, danh họa, thư tịch, truyền thống dân cư, v.v.. cũng bị ĐCSTQ phá hoại triệt để.

Lão Tử để lại Đạo Đức Kinh, là kinh điển của tu luyện Đạo gia, Lão Tử được coi là người sáng lập ra Đạo gia. Nhưng trong Cách mạng Văn hóa, Lão Tử bị phê bình là đạo đức giả, còn Đạo Đức Kinh của ông bị cho là mê tín phong kiến.

Khổng Tử giảng giải về “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”, đạo Trung dung cũng như chuẩn tắc nhập thế làm người. Nhưng trong Cách mạng Văn hóa, Khổng Tử bị phê bình, bị gọi là Khổng lão nhị, còn “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”, Trung dung bị bạo lực, đấu tranh, tạo phản thay thế. Năm 1966, Hồng vệ binh kéo đến làng Khúc Phụ “tạo phản Khổng gia điếm”, phá hoại trên diện rộng, đốt cổ thư, đập phá gần 1.000 bia đá các đời, trong đó có cả bia mộ của Khổng Tử, hủy hoại Khổng miếu, Khổng phủ, Khổng lâm. Điều khiến người ta phẫn nộ hơn nữa chính là, họ san phẳng mộ của Khổng Tử, mộ của những người đời sau của Khổng Tử cũng bị đào, phơi thây chỉ trích nhiều ngày rồi thiêu hủy.

Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề hủy hoại sách cổ và văn vật, bởi trong những sách cổ này truyền thừa văn hóa Trung Hoa và giá trị truyền thống rất sâu và có bề dày. Nếu như có chút kính nể văn hóa truyền thống, thì sẽ không có chuyện phá hoại như thế này. Sự phá hoại mạnh mẽ, triệt để như thế này, là do ĐCSTQ đã gieo rắc sự thù hận văn hóa truyền thống vào sâu trong lòng của Hồng vệ binh.

Trong “Phá tứ cựu”, nhiều quyển sách quý độc nhất vô nhị, các bức thư pháp, và những bức họa do các nhà trí thức sưu tập đã bị quẳng vào lửa hoặc nghiền vụn thành bột giấy. Tinh hoa của văn hóa Trung Quốc được kế thừa và tích lũy qua hàng nghìn năm ấy một khi đã bị phá hủy thì không thể khôi phục lại được nữa.

3. Phá hoại chữ viết

Ngôn ngữ và văn tự là bộ phận tổ thành quan trọng của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Nó không giống với bất kỳ loại ngôn ngữ và văn tự nào trên thế giới. Thời đại Hoàng Đế, Thương Hiệt tham chiếu theo Bát Quái của Phục Hy mà sáng tạo ra chữ Hán. Như vậy có thể thấy, chữ Hán và bát quái có cùng nguồn gốc, lý niệm đằng sau nó cũng đều là thông thiên.

 

Văn tự truyền thống của Trung Hoa. (Ảnh minh họa)

Bởi vì chữ Hán có nội hàm thông thiên, chữ Hán chính thể truyền tải văn hóa truyền thống 5.000 năm. Muốn cắt đứt mối liên hệ giữa người Trung Quốc với Thần và truyền thống, ĐCSTQ đã dùng trăm phương nghìn kế muốn hủy diệt chữ Hán. Bắt đầu từ thời kỳ Diên An, ĐCSTQ thiết lập cơ quan chuyên môn cải cách chữ Hán, sau khi cướp được chính quyền lại thành lập “Ủy ban cải cách văn tự Trung Quốc”. Một số kẻ tự xưng là học giả nghe lệnh khống chế của ĐCSTQ, không ngừng đơn giản hóa chữ Hán, cuối cùng đã dùng cách sắp xếp chữ cái La-tinh thay thế, gọi là “La-tinh hóa chữ Hán”.

Mặc dù kế hoạch “La-tinh hóa chữ Hán” sau đó đã không thực hiện được, nhưng việc cải tạo chữ Trung Quốc từ phồn thể thành giản thể vẫn được tiến hành dưới danh nghĩa “giáo dục”. Mãi cho đến gần đây, người Trung Quốc mới bắt đầu hiểu được sự phá hoại cực kỳ lớn về mặt văn hóa của chữ giản thể. Họ ví nó như một điềm báo đối với xã hội Trung Quốc hiện đại, khi mà chữ “Ái” (yêu) mất đi “Tâm” (con tim), khi mà “Thân” (người trong gia đình) không còn “Kiến” (nhìn mặt nhau), khi mà “Ứng” (lời hứa) chẳng hề có “Tâm” (con tim), v.v. Trong khi đó, ở Đài Loan và Hong Kong, nơi chữ Hán chính thể (phồn thể) được sử dụng, thì tỷ lệ người biết chữ và có học thức vẫn cao hơn hẳn Trung Quốc.

ĐCSTQ rốt cuộc định làm gì?
Ái vô tâm: Yêu mà không có trái tim; Thân bất kiến: Người trong gia đình không còn nhìn mặt nhau nữa… Đó là thực trạng của các mối quan hệ trong xã hội Trung Quốc hiện đại. (Ảnh minh họa)

Kỳ thực, trong mấy nghìn năm qua, hàng tỷ người đã dành cho chữ Hán rất nhiều tình cảm: Nhiều thế hệ sử dụng, chữ Hán đã khắc sâu, gắn kết, cô đọng thông tin phong phú, ẩn chứa năng lượng cường đại, làm cho nó trở thành một dạng trường tồn tại. Mỗi một chữ Hán đều thấm đẫm đủ loại cảm giác, ý niệm, cảm xúc, lực cảm thụ và lực tưởng tượng, còn có nhân tính, Thần tính và thi tính đặc biệt của dân tộc Trung Hoa. Loại trường và năng lượng này sản sinh ra một loại ảnh hưởng ngầm đối với tâm lý. ĐCSTQ lấy danh nghĩa đơn giản hóa chữ Hán, loại bỏ đi linh hồn và sự ước thúc ngầm của văn hóa Thần truyền thể hiện ở trong văn tự, năng lượng chính diện quy phạm thế nhân, khiến con người trong “bất tri bất giác” mà ngày càng rời xa Thần.

4. Phá hoại lễ nhạc

Trong văn hóa truyền thống, âm nhạc được coi là một cách để kiềm chế dục vọng của con người. Bản tính của con người là hòa nhã; cảm giác đối với những thứ bên ngoài gây ảnh hưởng đến cảm xúc của con người và khuấy động lên tình cảm yêu và ghét dựa trên tính cách và trí tuệ của người đó. Vì vậy âm nhạc nên “vui nhưng không tục, buồn nhưng không quá bi thương”.

Thời Trung Quốc cổ đại, người quân tử học nhạc để tu tâm dưỡng tính. Kê Khang có nói trong “Cầm Phú” rằng: ‘kẻ sĩ không vô cớ vứt bỏ đàn’, ‘quân tử đánh đàn đều cẩn thận thân tâm, không để sa vào hình thức’, có thể thấy đàn không phải chỉ là nhạc cụ, mà còn phản ánh tâm cảnh của người quân tử. Lý giải sâu sắc đối với nội hàm đạo đức của nghệ thuật âm nhạc, các đế vương thời cổ đại đều rất coi trọng lễ nhạc, họ coi đây là phương pháp trị quốc an bang.

Một thứ tốt đẹp như âm nhạc đã bị ĐCSTQ sử dụng như một phương pháp để tẩy não nhân dân. Âm nhạc mà nó tuyên truyền là thứ gọi là “tình cảm cách mạng” tràn đầy bạo lực, tàn bạo, làm cho lý trí của người ta bị khống chế giống như con rối. Tại Đại Lục, mỗi lần trao giải thưởng đều phát nhạc nền bản nhạc “Hành khúc giải phóng quân” hoặc những âm nhạc điển hình giống như vậy. Thời kỳ tất cả nghệ thuật âm nhạc truyền thống của Trung Quốc bị hủy hoại, người ta truyền tai nhau toàn là những bài sôi sục kích động, nội dung của những “ca khúc cách mạng” và vài bộ kinh kịch mẫu đều là ca tụng cái gọi là “công đức” của Đảng cộng sản.

ĐCSTQ rốt cuộc định làm gì?
Khi xem lại những vở ballet, những vở nhạc kịch tuyên truyền, người ta sẽ nhận ra rằng kỳ thực chủ đề của chúng là giết, giết và giết… (Ảnh minh họa)

Những bài hát như “Sẽ không có Trung Quốc mới nếu không có Đảng Cộng sản”, và nhiều bài khác nữa, đã được hát từ lớp mẫu giáo cho đến đại học. Khi hát lên những bài này, nhân dân đã chấp nhận một cách vô thức những ý nghĩa của ca từ. Hơn nữa, ĐCSTQ đã ăn trộm giai điệu của những bài hát dân gian hay nhất và thay thế những lời nguyên gốc bằng những lời ca ngợi ĐCSTQ. Việc này đã đồng thời phá hoại văn hóa truyền thống và tự đề cao ĐCSTQ.

5. Phá hoại những người lưu truyền văn hóa

Các tăng nhân, đạo sĩ trong tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá các kinh sách về tu luyện, đại biểu cho sự lưu truyền của văn hóa tín Thần. Cách ĐCSTQ phá hoại họ đã được đề cập đến ở trên. Còn những giá trị văn hóa trong xã hội thì được những nhân sĩ tinh anh thuộc tầng lớp trí thức nắm giữ. Nếu họ bị hủy diệt thì văn hóa sẽ bị gián đoạn.

Văn hóa truyền thống Trung Quốc đã cung cấp cho phần tử trí thức một mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. Những địa chủ ở nông thôn, các tầng lớp thân sĩ và thương nhân ở thành thị, những học giả và thầy cô giáo, là tinh anh văn hóa của xã hội, họ là những người truyền thừa nền văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa. Tiêu diệt những người này là một bước quan trọng nhằm hủy diệt văn hóa truyền thống. Do vậy, ĐCSTQ đã tạo ra những kẻ thù và bắt đầu tiêu diệt các “địa chủ”, thân hào ở nông thôn, và giết các “nhà tư bản” ở thành thị, xúi giục học sinh giết giáo viên. Trong khi tạo ra bầu không khí khủng bố, nó cũng đồng thời cướp sạch của cải của xã hội.

Một cảnh đấu tố diễn ra ở thành thị trong Cách mạng văn hóa. (Ảnh: internet)
Hồng vệ binh đấu tố phần tử tri thức trong Cách mạng văn hóa. (Ảnh qua 蘋果日報)

Ngày 5/8/1966, Biện Trọng Vân, một cô giáo của Trường Trung học Nữ thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, bị các nữ sinh của mình bắt diễu đi trên phố, đội một chiếc mũ lừa cao làm bằng giấy, mặc quần áo vấy đầy mực đen, quàng một chiếc bảng đen sỉ nhục qua cổ, đi giữa đám học sinh mang những thùng rác làm trống để vỗ. Cô bị bắt phải quỳ trên mặt đất và bị đánh bằng một cái gậy gỗ có đóng đinh lởm chởm và bị đổ nước sôi lên người. Đại cách mạng văn hóa đã bắt đầu bằng sự thù hận điên cuồng đối với những thầy cô giáo chịu trách nhiệm lưu truyền văn hóa thông qua giáo dục như vậy.

Cải cách ruộng đất vốn đã có thể thực hiện một cách hòa bình không đổ máu giống như ở Đài Loan. Còn cái gọi là “Cải cách ruộng đất” hay “đuổi cường hào, chia ruộng đất” của ĐCSTQ sau khi nắm chính quyền kỳ thực chính là dùng bạo lực để giết hại những người truyền thừa văn hóa ở nông thôn. Bởi vì ngay sau khi chia ruộng đất cho dân cày xong, ĐCSTQ lại lật lọng lấy hết ruộng đất để trở thành tài sản công của hợp tác xã.

ĐCSTQ rốt cuộc định làm gì?
Dưới tuyên truyền thù hận về cái gọi là sự “khốn cùng” của nông dân (ảnh giữa), đồng thời lợi dụng lòng tham lợi của nông dân cùng đám lưu manh, ĐCSTQ đã kích động họ đấu tố hết thảy địa chủ, bất kể người đó là tốt hay xấu. Thực chất, quan hệ địa chủ – nông dân hay chủ – người làm công là một quan hệ bình thường trong bất cứ một chế độ xã hội nào.

Những người có tài sản ở thành thị cũng trở thành đối tượng bị ĐCSTQ giết hại, không chỉ bởi vì ĐCSTQ muốn cướp đoạt tài sản của họ mà còn bởi họ là những người sáng tạo, truyền thừa văn hóa, giúp xã hội phồn vinh, ổn định, thậm chí họ còn tiếp thu tư tưởng tự do nhân quyền của phương Tây.

Trước năm 1949, Trung Quốc có khoảng 2 triệu phần tử trí thức, mặc dù một số người đi du học nước ngoài nhưng họ vẫn kế tục một phần tư tưởng truyền thống, đó là quan niệm về tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tất nhiên ĐCSTQ sẽ không bỏ qua họ, bởi vì là tầng lớp sỹ phu, tư tưởng của họ có ảnh hưởng không nhỏ đến hình thái ý thức của người dân.

ĐCSTQ rốt cuộc định làm gì?
Phong trào trăm hoa đua nở. (Ảnh: internet)

Khởi đầu phong trào “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”, các trí thức đã bị dụ dỗ viết ra tiếng lòng của mình, chỉ ra những sai lầm của ĐCSTQ. ĐCSTQ đã hứa sẽ không chụp mũ nắm tóc, không trừng trị họ…

Năm 1957, ĐCSTQ đưa ra khẩu hiệu “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”, hiệu triệu các phần tử trí thức và quần chúng ở Trung Quốc giúp ĐCSTQ “sửa sai”, mục đích thực chất là muốn dụ dỗ những trí thức có suy nghĩ độc lập, khác biệt với hệ tư tưởng của ĐCSTQ lộ diện. Cuộc đấu tranh chống cánh hữu này đã tìm ra 550.000 “phần tử cánh hữu”, 270.000 người đã ra khỏi công chức, 230.000 người bị coi là “phần tử trung hữu” và “phần tử phản đảng, chống lại chủ nghĩa xã hội”. Họ bị cướp đoạt về kinh tế, rất khó khăn để duy trì cuộc sống, đành phải dè dặt, nhẫn nhục mà sống. Có thể nói, cuộc vận động phản cánh hữu là một bước đi quan trọng của ĐCSTQ để phá hủy triệt để đạo đức và văn hóa truyền thống của Trung Quốc.

Qua các cuộc vận động chống cánh hữu, ĐCSTQ bắt toàn bộ những phần tử trí thức không chịu nghe lời phải đi cải tạo lao động, đẩy họ vào tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, giết họ bằng “bát cơm” và “dư luận”, khiến những nhân sĩ trước đây có tiếng nói trong xã hội giờ trở thành đối tượng bị khinh bỉ, nhạo báng.

ĐCSTQ cũng đồng thời tiến hành vận động “cải tạo tư tưởng” các phần tử trí thức. Thông qua việc giáo dục nhồi nhét cái gọi là chủ nghĩa duy vật, vô Thần luận và tiến hóa luận, nó đã tẩy não một cách có hệ thống đối với học sinh, nhồi nhét vào học sinh sự thù hận đối với văn hóa truyền thống.

“Phần tử tri thức” đã từng là từ đồng nghĩa với “đạo đức”, đại diện cho hình tượng xã hội thanh bần, chính nghĩa, trí thức, hàm dưỡng, không chạy theo thói đời. Nhưng sau các cuộc vận động, những người được gọi là “trí thức” còn lại quá khác biệt so với văn nhân chính thống. Trong đó tuyệt đại đa số đều bị tẩy não bằng Thuyết vô Thần, triết học đấu tranh và lịch sử phát triển xã hội của ĐCSTQ, họ mang theo tư tưởng, hành vi bạo lực bắt đầu tiến vào vũ đài, tiến hành bước tiếp theo hủy hoại nền văn hóa truyền thống một cách tự giác, đẩy tương lai của mình và dân tộc vào vực sâu muôn trượng.

Xem tiếp: ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì? (P2): Nhồi nhét văn hóa ĐCSTQ 

Theo trithucvn.net

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

x