Biển Đông: Mỹ không còn nói suông?
Bản tin trên Thời báo Hoàn Cầu cũng cho rằng trong thời điểm hội nghị ASEAN sắp cận kề, Manila đang tích cực vận động hành lang để các quốc gia thành viên gây sức ép buộc Bắc Kinh đàm phán bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông mà tờ Hoàn Cầu gọi là “phiên bản Philippines”.
Trước đó hôm 17/4 tờ Manila Standard Today dẫn lời tướng Terry Robling, Chỉ huy trưởng lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tại Thái Bình Dương cho biết ông hy vọng Philippines sẽ xây dựng được một lực lượng “cơ động quốc gia” để có thể “bảo vệ lãnh thổ” của mình.
Tàu ngầm hiện đại Kilo 636 |
Terry Robling nhấn mạnh, trong khi các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ phải được giải quyết thông qua con đường ngoại giao, nhưng “có một lực lượng phòng thủ vững mạnh” cũng là một trong những thủ đoạn có thể sử dụng.
Đối với các nước Đông Nam Á, Mỹ là một lực lượng quan trọng để cân bằng với Trung Quốc ở Biển Đông và hy vọng Mỹ sẽ hỗ trợ ASEAN buộc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông.
Xung quanh bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông, ngày 18/4 Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn khăng khăng Biển Đông “không phải vấn đề giữa ASEAN và Trung Quốc”.
* Cũng trong ngày 18/4, một tàu chiến của Mỹ đã cập cảng Singapore nhằm tăng cường sự hiện diện quân đội Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.
Tàu USS Freedom vào đến Căn cứ Hải quân Changi ở Singapore lúc 11 giờ 30 phút sáng để gia nhập Hạm đội 7 của Mỹ tại Thái Bình Dương và sẽ đóng quân tại vùng biển Đông Nam Á trong vòng 10 tháng .
Dự tính đến năm 2020, 60% quân lực Hải quân Mỹ sẽ được điều động tới châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời rút quân khỏi Iraq và Afghanistan.
Ông Nicholas Fang – Giám đốc điều hành Viện Quan hệ quốc tế Singapore – nhận định rằng động thái này cho thấy Mỹ đang thực hiện chính sách xoay trục và tái cân bằng ở khu vực châu Á. “Mỹ muốn duy trì một tuyến thương mại hàng hải mở rộng ổn định. Đây là động thái có tầm quan trọng đối với nền thương mại thế giới và nền kinh tế Mỹ, đồng thời là cam kết cho sự ổn định của khu vực”.
Toàn bộ radar của Trung Quốc ở Ecuador ngừng hoạt động Theo El Universo, toàn bộ bốn radar của Ecuador được công ty Trung Quốc CETC sản xuất đều đã ngừng hoạt động. Hiện vẫn chưa lý giải được nguyên nhân gây hỏng hóc. Để thay thế các radar không làm việc, Không quân Ecuador tuần tra vùng trời bằng các máy bay huấn luyện A-29 Super Tucano của Brazil. Theo Flightglobal MiliCAS, hiện Không quân Ecuador có 17 máy bay loại này. Thông thường A-29 Super Tucano không được trang bị radar. |
(Tổng hợp theo GDVN, NLĐ, BBC)