Đàm phán khí đốt bế tắc, Tập Cận Bình bỏ quan sát tập trận chung

19/09/18, 08:39 Thế giới

Để gây áp lực lên Bắc Kinh, Moscow đã hưởng ứng vai trò trung gian của Mông Cổ trong vấn đề đặt đường ống dẫn khí vận chuyển khí đốt trong lãnh thổ nước này. Ngày 13/9, ông Tập Cận Bình không theo kế hoạch ban đầu đi cùng ông Putin quan sát tập trận chung “Đông Phương 2018”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Diễn đàn Kinh tế phương Đông. (Ảnh: Sputnik)

Sau Diễn đàn Kinh tế Đông phương do Nga tổ chức kết thúc, có cơ quan truyền thông Nga đã chỉ ra rằng sau khi đàm phán khí đốt Trung – Nga bị đình trệ, để gây áp lực lên Bắc Kinh, Moscow đã hưởng ứng vai trò trung gian của Mông Cổ trong vấn đề đặt đường ống dẫn khí vận chuyển khí đốt trong lãnh thổ nước này. Dư luận cho rằng, vấn đề lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình bỏ tham dự quan sát tập trận chung giữa Trung Quốc và Nga đã cho thấy quan hệ hai nước này dù bề ngoài tỏ ra đoàn kết nhưng cơn sóng xung đột vẫn luôn âm ỷ.

Đàm phán Trung – Nga về khí đốt bế tắc

Sau khi Diễn đàn Kinh tế Đông phương lần thứ 4 tổ chức tại vùng Viễn Đông của Nga kết thúc vào ngày 12/9, tờ Quan Điểm (Взгляд) của Nga đã công bố bài viết “Nga đe dọa Trung Quốc và Mông Cổ”, bài viết chỉ ra rằng, Mông Cổ hy vọng lợi dụng đường ống dẫn khí từ Nga sang Trung Quốc để kiếm được một khoản lệ phí quá cảnh, nhưng Bắc Kinh cho rằng dự án không cần qua bên trung gian, còn thái độ của Tổng thống Nga Putin về vấn đề này thì mập mờ. Vì sau khi tình hình đàm phán liên quan đến khí đốt giữa Trung Quốc và Nga rơi vào bế tắc, để gây áp lực lên Bắc Kinh, Moscow đã tỏ ra hưởng ứng vai trò trung gian của Mông Cổ trong vấn đề đặt đường ống dẫn khí vận chuyển khí đốt trong lãnh thổ nước này.

Nguồn tin chỉ ra, tại Diễn đàn Kinh tế Đông phương, Tổng thống Mông Cổ Khaltmaagiin Battulga nhấn mạnh rằng: “Tổng thống Putin đã bày tỏ sự ủng hộ cho dự án này, và tôi hy vọng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ hỗ trợ dự án này, chúng tôi sẽ thiết lập cơ sở pháp lý thuyết phục nhất có thể cho việc thực hiện dự án”.

Nhưng đề cập vấn đề này, Putin nói: “Về tổng thể, chúng tôi ủng hộ, đây là một ý tưởng tốt. Nhưng chúng tôi vẫn cần nghiên cứu chuyên sâu về tất cả các khía cạnh như kỹ thuật, kinh tế… của dự án”.

Vào tháng 6/2018, khi ông Putin gặp ông Khaltmaagiin Battulga, ông Tập Cận Bình cho biết, trong vấn đề xuất khẩu khí đốt của Nga sang Trung Quốc, Nga ủng hộ đề nghị của Mông Cổ xây dựng đường trung chuyển ống dẫn khí tự nhiên trong lãnh thổ của Mông Cổ.

Bài viết trên tờ Quan Điểm cho biết, Mông Cổ kỳ vọng kiếm được nguồn lợi từ dự án khí đốt tự nhiên của Nga sang Trung Quốc, nhưng chính quyền Bắc Kinh không muốn Mông Cổ tham gia vào vấn đề này. Theo bài viết, nên hiểu rằng Mông Cổ hoàn toàn có thể trở thành vùng trung chuyển không hợp lý, nước này có thể dựa vào lợi thế này để gây áp lực đối với Bắc Kinh và Moscow, gây ra một cuộc chiến trong vấn đề khí đốt thiên nhiên, vì vậy việc Moscow ủng hộ đề nghị của Mông Cổ về thực chất là để thúc giục Bắc Kinh có thái độ tích cực hơn trong các cuộc đàm phán khí đốt Trung-Nga.

Liên quan vấn đề này,  Đài RFA cũng có phân tích liên quan cho rằng, hiển nhiên Bắc Kinh không muốn Ulaanbaatar trở thành trung gian, bởi vì nếu có bất kỳ vấn đề không hài lòng giữa Mông Cổ và Trung Quốc, khi đó Mông Cổ có thể đóng cửa đường ống này, và Trung Quốc sẽ bị mắc kẹt. Bài viết chia sẻ quan điểm của một số nhà phân tích cho rằng, từ góc độ chiến lược, Putin đang tích cực “nối nhiều đường ống dẫn khí” cho Trung Quốc, nhằm hy vọng rằng sự phụ thuộc năng lượng của Trung Quốc vào Nga giống như Ukraine và Đức, để trong tương lai có nhiều quân bài hơn có thể chơi với Bắc Kinh.

Tại một hội thảo gần đây, nhà khoa học chính trị Nga Sergey Medvedev nhận xét: “Nga xuất khẩu không phải là dầu mỏ và khí đốt, mà là sợ hãi. Sợ hãi là sản phẩm ưa thích của Nga, nhiều vấn đề nóng quốc tế minh họa cho điểm này”.

Tập Cận Bình bỏ quan sát tập trận chung Oriental – 2018

Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đã không có bình luận về đường ống dẫn khí trung chuyển của Nga qua Mông Cổ, nhưng giới quan sát có lưu ý việc sau khi kết thúc Diễn đàn, vào ngày 13/9, ông Tập Cận Bình không theo kế hoạch ban đầu đi cùng ông Putin quan sát tập trận chung “Đông Phương 2018” (Oriental – 2018), vì thế mà nhiều nhận định rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga chỉ bằng mặt chứ không bằng lòng.

Về vấn đề này, VOA Mỹ ​​có đăng bài phân tích chỉ ra rằng diễn tập quân sự Nga – Trung mang nhiều “màu sắc chính trị”, vì ngày nay hình ảnh và uy tín quốc tế của Nga đã trở thành “số âm”, nếu giới chức trách Bắc Kinh kết liên minh với Nga thì Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nguy cơ đối đầu với các nước khác mà tiêu biểu là khối NATO.

Một số nguồn tin cho biết, ngày 13/9, Nga đã tổ chức diễn tập quân sự “Đông Phương 2018” phối hợp giữa ba nước Nga, Trung Quốc, Mông Cổ. Những người đi đi cùng Putin quan sát có có Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Tổng tham mưu trưởng của Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phụng Hòa và Trưởng lữ đoàn số 1 của Mông Cổ. Sau khi quan sát xong diễn tập, Tổng thống Nga Putin trao tặng huân chương cho bốn binh lính Trung Quốc, bốn binh sĩ Nga và hai binh sĩ Mông Cổ.

Có nhận định rằng, lần này Tổng thống Mông Cổ và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình không đi cùng Putin quan sát diễn tập cho thấy rằng họ luôn chú ý giữ khoảng cách với Putin. Cũng có phân tích cho biết, hiện nay Nga và NATO đang tưởng tượng nhau là kẻ thù, mỗi hoạt động tập trận của hai bên đều có mục đích nhắm vào nhau, còn Bắc Kinh không muốn vì Nga làm mất lòng các nước khác.

Về vấn đề này, nhà bình luận quân sự Alexander Khramchikhin chia sẻ với truyền thông rằng, tập trận chung Nga – Trung Quốc giống như “màn kịch chính trị”, trên thực tế Trung Quốc sẽ không vì Nga mà đối đầu với NATO, trong khi Nga cũng không muốn vì Trung Quốc mà ảnh hưởng xấu đến quan hệ với Việt Nam và các nước láng giềng khác.

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

x