ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì? (P3): Giành chính quyền để giết

Lịch sử 5000 năm của Trung Hoa đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam vì đặc thù vị trí địa lý. Vì vậy, con đường lịch sử mà dân tộc Trung Hoa trải qua, cùng định hướng tương lai của đất nước này là có quan hệ chặt chẽ đến vận mệnh và tương lai của dân tộc Việt.

ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì? (P3): Giành chính quyền để giết - H1
ĐCSTQ ngụy tạo rằng, sinh viên đã đốt cháy 20 xe tăng của quân đội để kích động binh lính xả súng vào sinh viên trước vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989. (Ảnh: AFP)

TÓM TẮT PHẦN 1, PHẦN 2

Sau khi hủy diệt văn hóa truyền thống Trung Hoa, để có thể thuận tiện truyền bá thứ văn hóa Đảng biến dị, bên cạnh việc tuyên truyền, bạo lực còn được sử dụng để bịt miệng tất cả những quan điểm bất đồng, thủ tiêu tất cả những đối tượng được cho là có khả năng ảnh hưởng đến quyền thống trị của Đảng. Giết hoặc bị giết, ĐCSTQ biến toàn bộ xã hội thành 2 loại người như vậy…

–**–

GIÀNH CHÍNH QUYỀN ĐỂ GIẾT

Trên chuyến bay từ Mỹ về Bắc Kinh, một du học sinh người Trung Quốc đã một mực phủ nhận sự tồn tại của cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989, và cho rằng đó chỉ là tin đồn do thế lực thù địch dựng lên để bôi nhọ thanh danh của Đảng. Nhưng sau đó, người này dịu giọng chấp nhận sự thật và cho biết, người Trung Quốc không ai muốn nhắc đến chuyện này nữa, và rằng ĐCSTQ ngày nay không còn là ĐCSTQ của ngày trước – Đảng đã thay da đổi thịt và ngày càng tốt hơn. Bằng chứng là, nền kinh tế của Trung Quốc đã vươn lên đứng hàng thứ 2 trên thế giới dưới sự dẫn dắt của Đảng.

Du học sinh này đại biểu cho rất nhiều người Trung Quốc hiện nay, tin vào sự thay đổi của Đảng, hay chí ít là ép bản thân tin tưởng vào điều đó và cố tình lờ đi những sự thật tồi tệ khác. Kỳ thực, nếu chúng ta đứng ở bên ngoài nhìn vào Trung Quốc và nhìn từ một cái khung rộng lớn hơn, sẽ thấy chủ trương và bản chất của Đảng là chưa bao giờ thay đổi. Về chủ trương, đó chính là: tuyên dương thuyết vô thần và triết học đấu tranh, lừa dối, tranh đấu, giết chóc, phá hoại văn hóa truyền thống và làm bại hoại đạo đức. Về bản chất, đó chính là một chữ “hận” mà có thể dễ dàng nhìn thấy được qua các cuộc vận động giết chóc đẫm máu và tâm thái thường trực “đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với người” của Đảng.

ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì? (P3): Giành chính quyền để giết - H2
Nếu tỉnh táo, người ta sẽ nhận ra rằng chủ đề chính của vở kịch “Đông Phương hồng” nổi tiếng mà ĐCSTQ tuyên truyền là: Giết! Giết! và Giết!. (Ảnh qua Triple Canopy)

Có thể nói, nếu như trong 30 năm đầu (1949-1979), ĐCSTQ tiến hành hàng loạt cuộc vận động chính trị như “Cải cách Ruộng đất”, “Tam phản”, “Ngũ phản”, “Đại nhảy vọt”, “Phản hữu”, “Phá tứ cựu”, “Cách mạng Văn hóa”, “Phản kích làn gió hữu khuynh lật án”, v.v… để giết hại gần 100 triệu người dân của chính mình ngay trong thời bình, thì mấy chục năm sau Đảng cũng lại có đủ các loại vận động như: “Phản tinh thần ô nhiễm”, “Phản tự do hóa”, Đàn áp phong trào quần chúng ở Thiên An Môn, bức hại Pháp Luân Công, đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền, đánh đập các luật sư nhân quyền… “Giết! Giết! Giết!” đã trở thành dấu chân trên khắp các nẻo đường mà ĐCSTQ đi qua, bao gồm cả lạm sát người vô tội không có chủ đích và giết người không chịu khuất phục một cách có chủ đích. Nhưng thực chất “giết người” không phải là mục tiêu cuối cùng của Đảng. Vậy đó là điều gì? Để tìm hiểu về vấn đề này, trước tiên chúng ta cần xét qua về bản chất bất biến của ĐCSTQ dẫu hình thức thực thi có thay đổi muôn hình vạn trạng.

I. ĐẤU VỚI TRỜI, ĐẤU VỚI ĐẤT

Xuyên suốt các cuộc vận động giết chóc cứ mỗi 10 năm một lần và các khẩu hiệu tuyên truyền, chúng ta có thể nhận thấy bên trong bản nguyên sinh mệnh của ĐCSTQ là một nỗi hận ngun ngút trời xanh. Mang trong mình nỗi hận này, Đảng không ngừng truyền lửa hận sang cho những người tin nghe theo nó, kích động các tầng lớp xã hội đấu tranh với nhau, vợ tố chồng, con tố cha, anh em, bạn bè, hàng xóm trở mặt với nhau, giết hoặc bị giết, khiến con người dần mất đi nhân tính, tăng cường phần ác tính… Mao Trạch Đông từng ngang nhiên thách thức và tuyên bố “đấu với Trời là niềm vui vô tận, đấu với Đất là niềm vui vô tận, và đấu với người là niềm vui vô tận”.

Văn hóa truyền thống Trung Hoa tin vào học thuyết “Thiên – Địa – nhân”, “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, và Đạo thuận theo tự nhiên”. Con người cần sống hòa hợp với trời đất, đạo lý của vũ trụ là bất biến. Các nhà khoa học ngày nay cũng khám phá ra rằng vũ trụ luôn vận động một cách rất có trật tự, đất thuận theo trời, vì thế mà luôn có 4 mùa luân chuyển khác nhau. Con người sống thuận theo trời đất mà có lịch pháp với chu kỳ giờ, ngày, tháng, thời tiết hết sức rõ ràng. Vì thế mà người xưa cũng có câu “thiên thời địa lợi nhân hòa”.

Câu chuyện “Đại Vũ trị thủy” là một ví dụ cho thấy người xưa khi trị thủy đều “thuận theo đất”, thuận theo tự nhiên, dùng cách đắp đê thuận theo dòng chảy của nước để dẫn ra biển. Công trình thủy lợi từ cổ đại “Đô Giang Yển” của Trung Quốc được UNESCO công nhận là “Di sản Văn hóa Thế giới”, xứng danh là tinh hoa văn hóa của nhân loại. Công trình thủy lợi này không chống lại mà nương theo nước lũ, biến nước này thành nguồn nước thủy lợi cung cấp cho vùng đồng bằng Tứ Xuyên, khiến nơi đây thành một vùng đất trù phú, lại lợi dụng được dòng nước này bồi đắp khiến đất đai vùng đồng bằng này phì nhiêu, màu mỡ. Không chỉ vậy, nhờ thuận theo tự nhiên mà trải qua suốt 2.200 năm công trình này vẫn tồn tại cho đến ngày nay, trở thành kỳ quan trị thủy cổ xưa nhất. Ngày nay, công trình này chính là “kho báu” của vùng Tứ Xuyên.

Thế nhưng, khác với người xưa, ĐCSTQ vì lợi ích trước mắt mà “cải tạo tự nhiên” bất chấp hậu quả lâu dài, kết quả là thiên tai lũ lụt hoành hoành, ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt, thiệt hại sinh mạng, đó là kết quả của việc “đấu với Trời, đấu với Đất”. Điển hình là đập thủy điện lớn nhất thế giới – đập thủy điện Tam Hiệp, công trình khổng lồ này tiêu tốn mất 22,5 tỷ USD, nhưng các chuyên gia quốc tế tin rằng, con số thực phải cao hơn gấp nhiều lần. Các báo cáo khoa học cho thấy, khối lượng nước khổng lồ được tích trữ tại đập Tam Hiệp đủ để làm thay đổi chuyển động quay, làm lệch cực từ và biến đổi hình dạng vỏ Trái Đất.

Con đập rộng 1.000 km2, kéo dài hơn 600 km về phía thượng lưu, đi qua 19 quận huyện, 140 thành phố, 326 thị trấn và 1.351 ngôi làng khiến nhiều người mất đi nhà cửa đất đai. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, trận lũ lịch sử năm 1998 trên sông Dương Tử làm mất đi 3.500 sinh mạng, động đất ở Tứ Xuyên năm 2008 khiến 87.000 người chết, trận hạn hán lịch sử năm 2011 ở Tứ Xuyên đều có nguyên nhân từ đập Tam Hiệp. Đập Tam Hiệp đã làm giảm việc phân phối nước đến vùng hạ lưu khiến người dân trong vùng không kiếm ra nước uống trong thời gian hạn hán từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm.

ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì? (P3): Giành chính quyền để giết - H3
Ảnh hưởng khổng lồ của đập Tam Hiệp đối với môi trường và người dân. (Ảnh: Internet)
ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì? (P3): Giành chính quyền để giết - H4
Ảnh hưởng khổng lồ của đập Tam Hiệp đối với môi trường và người dân. (Ảnh qua Sohu.com)

Đập Tam Hiệp không phải là ví dụ đơn lẻ, nó chỉ là một ví dụ điển hình, rất nhiều công trình thủy điện, khu công nghiệp, khu khai thác khác của Đảng đều hoàn toàn là “đấu với Trời, đấu với Đất“. Có thể nói rằng, cứ mỗi lần ĐCSTQ ngạo mạn đòi “đấu với Trời, đấu với Đất”, thì cay đắng và khổ đau lại đến với người dân Trung Quốc.

II – ĐẤU VỚI NGƯỜI

Lịch sử của ĐCSTQ đã chứng kiến các cuộc vận động khủng bố bạo lực nhắm vào mọi tầng lớp trong xã hội như: Nông dân, công nhân, tư sản, tăng nhân đạo sĩ, trí thức; mà hậu quả của nó là sự thành công trong việc tà biến nhân tâm của cả một dân tộc. Tuy vậy, giết người không phải là mục tiêu cuối cùng của Đảng, giết người ngoài việc để củng cố quyền thống trị ra, còn là để đánh cắp sự thiện lương trong tâm của người Trung Quốc…

Các cuộc vận động đẫm máu

1. Tiêu diệt giới tinh anh ở nông thôn

Tháng 2/1951, ĐCSTQ ra chỉ thị: “Giết phần tử phản cách mạng ở nông thôn, thông thường phải vượt qua tỷ lệ một phần nghìn nhân khẩu”. Lúc đó, dân số Trung Quốc là 600 triệu người, nghĩa là có ít nhất 600.000 người bị coi là phản cách mạng và phải chết. Đến cuối năm 1952, ĐCSTQ tổng kết số “phần tử phản cách mạng” bị tiêu diệt là hơn 2,4 triệu người. Nhưng thực tế, số người bị hại ít nhất phải trên 5 triệu người, chiếm gần 1% dân số Trung Quốc.

Cải cách ruộng đất: Nông dân được xem là lực lượng đông đảo nhất của Trung Quốc. Để lực lượng này đi theo mình, ĐCSTQ ban đầu đưa ra mật ngọt như đi theo Đảng làm cách mạng để sau này “dân cày có ruộng”.

Khi lực lượng nông dân giúp Đảng giành được chính quyền rồi, để thực hiện lời hứa “dân cày có ruộng”, Đảng liền phân chia giai cấp, người không có ruộng được xem là giai cấp nông dân, bần cố nông. Còn những người có ruộng ở nông thôn dù có phải là nông dân hay không đều bị quy là giai cấp địa chủ, cường hào ác bá, xem đó là bọn ác ôn nhằm kích động nông dân đánh đổ lực lượng này để lấy lại ruộng đất. Mà những người này đều là tinh anh ở nông thôn, nhiều gia đình nhờ chịu khó làm ăn qua nhiều đời mà có được ruộng đất, tài sản.

Sau khi phân biệt giai cấp rồi thì Đảng tuyên truyền rằng việc cướp ruộng đất của giai cấp địa chủ, phú nông chia lại cho giai cấp nông dân là việc làm đúng đắn. Đảng mang loa đi khắp nơi kích động “đấu tranh giai cấp”, lật đổ bọn cường hào ác bá, chia lại đất cho người nghèo.

Khi giới tinh anh trí thức ở nông thôn bị phân biệt đối xử, bị đàn áp thì tiếng nói ở nông thôn cũng không còn nữa, những người còn lại đều sợ hãi mà chỉ biết nghe theo Đảng. Người nông dân đột nhiên có được đất, xem việc cướp đất của giai cấp địa chủ là đúng đắn, chẳng để tâm xem điều này có chính đáng không.

Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc đã làm 20 triệu người vô tội mất đi quyền công dân, quyền sống của mình, bị phân biệt đối xử trong xã hội. Ước tính có khoảng 100.000 địa chủ bị chết.

Thế nhưng, niềm vui có đất của người nông dân chẳng được bao lâu. Chỉ 2 năm sau, vào năm 1955, hợp tác xã ra đời, Đảng tuyên bố xóa bỏ tư hữu, đất đai là sở hữu tập thể, người nông dân phải vào hợp tác xã. Rồi Đảng cưỡng bức người nông dân phải nộp lại đất đai vào hợp tác xã. Đất đai cuối cùng lại thuộc sở hữu của Đảng, người nông dân chỉ là công cụ để giúp Đảng thực hiện việc sở hữu này một cách hợp pháp. Thậm chí đến tận ngày nay, đất đai vẫn thuộc sở hữu của nhà nước cộng sản Trung Quốc, từ đó tạo cơ hội cho các nhóm thế lực trong Đảng cấu kết với doanh nghiệp chiếm dụng, giải tỏa đền bù bất công, gây ra thảm cảnh cho biết bao gia đình và các cuộc biểu tình và đàn áp biểu tình xảy ra liên tiếp. Rốt cuộc, nông dân vẫn là lớp người khổ nhất trong các tầng lớp xã hội.

Cải cách ruộng đất đã làm thay đổi nhận thức của người dân Trung Quốc, từ người nông dân hiền lành chân chất ngày nào dưới sự tuyên truyền của Đảng đã trở nên hung hăng và trong lòng chỉ biết có thù hận. Khi tâm đố kỵ bị kích lên đến đỉnh điểm, họ thù hận tất cả những ai giàu có hơn mình mà không cần phân biệt xem của cải kia thực sự đến từ đâu. Dù đó là từ tổ tiên để lại hay do chủ nhân thật sự vất vả làm ra, chỉ cần có của thì người đó là có tội, đáng bị dùng vũ lực cướp bóc, đàn áp, đấu tố, thậm chí giết hại. Đây cũng là hệ quả của việc các chuẩn mực đạo đức trong văn hóa truyền thống bị thủ tiêu để thay bằng văn hóa Đảng với thú tính tranh đấu sinh tồn.

Đại nhảy vọt: Để có đủ lương thực xuất khẩu sang Liên Xô đổi lấy vũ khí và mô hình bom nguyên tử, năm 1958, Mao Trạch Đông yêu cầu sản lượng năm sau phải cao gấp đôi so với năm trước. Thế là Đảng mang loa đi tuyên truyền khắp các làng xã: “Nhân dân nhiều can đảm, đất đai nhiều nông sản”, “sản lượng nông sản là do sự can đảm của con người quyết định”, “không có tư tưởng vạn cân thì cũng không có thu hoạch vạn cân”, v.v..

Thông thường, sản lượng lúa mì chỉ tầm 700 – 800 cân trên một mẫu. Nhưng vào tháng 6/1958 bỗng xuất hiện tin đồn, 11 mẫu của đội sản xuất thôn Thôi Doanh, xã Hạnh Phúc II, huyện Quang Hóa, tỉnh Hồ Bắc có sản lượng 3.215 cân/mẫu, cao gấp 4 lần bình thường. Từ đấy, địa phương nào cũng thổi phồng sản lượng của mình.

Trong khi sản lượng bị thổi phồng thì nông dân lại bị đẩy đi luyện thép, bỏ hoa màu thối rữa ngoài đồng. Nông sản mất mùa. Thép chất lượng thấp được luyện tràn lan nhưng không thể sử dụng được…(Ảnh: Internet)

Tháng 7/1958, sản lượng lúa sớm của hợp tác xã nông nghiệp Trường Phong, tỉnh Hồ Bắc lên tới 15.361 cân/mẫu; tới tháng 10, Thiên Tân nhật báo viết trong ruộng thí điểm lúa nước tại thôn Tân Lập, khu Đông Giao, thành phố Thiên Tân, sản lượng lúa đạt tới 12 vạn cân/mẫu; lại nói, hạt lúa ngoài đồng dày tới mức người có thể ngồi lên được, mời quần chúng tới tham quan.

Các địa phương thi nhau thổi phồng sản lượng, tạo thành cuộc đua trong phong trào “Đại nhảy vọt”, sản lượng cứ nâng thành hàng ngàn, hàng vạn cân trên một mẫu. Dù trong tâm ai cũng biết đấy chỉ là giả, nhưng bề mặt thì rất vui vẻ vì đã thực hiện đúng như yêu cầu của “Đại nhảy vọt”, đúng chỉ thị của Mao Chủ tịch.

Thế nhưng, sản lượng thu hoạch là giả mà mức trưng thu là thật. Tỷ lệ trưng thu lại tính trên sản lượng thu hoạch vì thế mà người dân bị trưng thu hết sạch lương thực. Trong khi đó, về mặt công nghiệp,”Đại nhảy vọt” đã yêu cầu mọi người ở Trung Quốc phải tham gia luyện thép, buộc nông dân phải bỏ cả hoa màu thối rữa ở ngoài đồng. Đã thế, các quan chức ở các khu vực lại còn tăng thuế suất trên sản lượng hoa màu.

Khi phần lương thực ít ỏi còn lại hết thì nạn đói xảy ra, thây chết đầy đồng. Cuốn “Những sự thật khủng khiếp về nạn đói lớn cuối những năm 1950″ mô tả: “Từ tháng 11/1959 – 12/1959, người chết rất nhiều. Chỉ cần nghĩ lại cũng đủ rớt nước mắt. Cụ già chết đói, phụ nữ chết đói. Đem người nấu ăn, cắt thịt rồi nấu… điều gì cũng chẳng nghĩ, điều gì cũng chẳng sợ, chỉ muốn ăn, muốn sống. Từ bên ngoài tới thôn giết người để ăn cũng có. Tư tưởng khi ăn thịt đứa bé nhà mình thật bi thảm, ăn rồi mới hối hận, tự mình hận chính mình”.

Cái đói khiến người ta phải ăn cả thịt đồng loại để sinh tồn, cuốn “Quỷ đói – Tiết lộ nạn đói lớn thời Mao” mô tả: “Tại huyện Cố Thủy, tỉnh Hà Nam với 90 vạn nhân khẩu, nhà nước ghi lại có 200 vụ ăn thịt người; văn kiện nội bộ Đảng ghi lại một công xã nhân dân tại Phượng Dương có tới 613 vụ ăn thịt người. Trên thực tế, các vụ ăn thịt người cũng xuất hiện tại Tứ Xuyên, Cam Túc, Thanh Hải, Tây Tạng, Thiểm Tây, Ninh Hạ, Hà Bắc, Liêu Ninh, gần như khắp toàn quốc”.

Trước việc nông sản bị trưng thu sạch, người dân lúc này mới nghĩ ra cách giấu số lương thực để tránh bị trưng thu. Thế là xuất hiện “xã đoàn chỉnh đốn 1 ngàn người”, “đại hội đấu tranh 1 vạn người”. Một người Trung Quốc là ông Trương Thượng Chất nhớ lại cảnh tượng này: “Cái ‘xã đoàn chỉnh đốn 1 ngàn người’, ‘đại hội đấu tranh 1 vạn người’ này thực sự là phát điên phát rồ, làm xằng làm bậy! Chúng tới nhà dân lục tung cửa nhà, đào tường khoét vách chỉ để tìm lương thực. Chúng hoàn toàn biến thành một bầy dã thú, đem phụ nữ không giao lương thực lột hết quần áo, dùng dây thừng buộc vào âm mao lôi đi diễu phố thị chúng!… Hoặc là bị chỉnh đốn đến chết, hoặc là bị đói chết, chỉ có thể chọn một trong hai. Có người bị trói sống mà chết, bị treo cổ mà chết, hoặc bị đánh đến chết. Rất nhiều người có lương thực mà không dám ăn, có rau dại mà không dám hái, có đường mà không dám chạy, chỉ có thể ngồi đó chết đói… Đây là kỳ quan tự cổ chí kim! Kỳ quan tự cổ chí kim! Chính là tội ác diệt tuyệt nhân tính. Đương thời, tổ công tác ghi lại có 128 loại!”.

Những gia đình phải bán con, những đứa trẻ bị phình bụng vì ăn lá cây, và những cái xác chết đói trên đường phố…(Ảnh: Internet)

Từ năm 1959 đến năm 1961 có 40 triệu người dân Trung Quốc bị chết đói thê thảm vì thiếu lương thực; trong khi lương thực được ĐCSTQ xuất sang Liên Xô để thu về vũ khí và bom nguyên tử. Số phận người nông dân, Đảng mặc kệ.

Nỗi sợ từ cơn bão trưng thu nông sản ngày nào ám ảnh qua từng thế hệ đến nỗi người Trung Quốc ngày nay dù dư giả vẫn thể hiện ra sự đói khát, thiếu thốn. Tâm lý giành giựt, luôn cảm thấy bất an, lo lắng bị lừa gạt, bị cướp trắng tài sản.

2. Tiêu diệt giới tinh anh ở thành thị

Nếu như ở nông thôn, ĐCSTQ phân ra giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ nhằm tiêu diệt giới tinh anh thì ở thành thị, ĐCSTQ cũng thực hiện tương tự.

Trong cuộc “Cải cách Công thương”, ĐCSTQ phân ra giai cấp công nhân và giai cấp tư sản: Giai cấp công nhân là những người vô sản và bị bóc lột, còn giai cấp tư sản là những kẻ bóc lột. Đảng tuyên truyền rằng giai cấp tư sản là kẻ xấu; cho rằng giai cấp tư sản sinh ra là để bóc lột mãi cho đến khi nó bị diệt vong; vì bóc lột là bản chất nên chỉ có thể đánh đổ chứ không thể cải tạo được. ĐCSTQ tuyên truyền rằng cướp lấy hết tài sản của họ là đúng đắn và cần thiết.

Những người mà ĐCSTQ xem là giai cấp tư sản ấy đều là giới tinh anh giàu có ở thành thị, họ có quan điểm và tiếng nói của mình, hiểu rõ cái gì đúng và sai nên không dễ mà thuận đi theo Đảng, vì thế mà ĐCSTQ muốn dùng “đấu tranh giai cấp” để tiêu diệt những người này.

ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì? (P3): Giành chính quyền để giết - H6
Con trai của một cựu thư ký Đảng ở tỉnh Hắc Long Giang, bị bức hại vào tháng 11/1968. (Ảnh qua nybooks.com)

Những tinh anh tại thành thị bỗng trở thành kẻ bóc lột, kẻ xấu, thành đối tượng bị đả đảo. Họ bị bắt buộc phải giao nộp lại toàn bộ tài sản. Nhiều người không chịu được sự nhục nhã đã tự tử. Một người tham gia “Cải cách Công thương” là Trần Nghị (sau này trở thành Thị trưởng Thượng Hải) mỗi ngày đều hỏi: “Có bao nhiêu lính dù hôm nay?”, ý nói đã có bao nhiêu người bị khép vào giai cấp tư sản nhảy lầu tự tử.

Theo số liệu trong “Phong trào chính trị trong lịch sử ĐCSTQ từ khi kiến quốc” xuất bản năm 1966, có hơn 323.000 người bị bắt trong phong trào “Tam phản Ngũ phản” (Tam phản là thanh trừng nội bộ, Ngũ phản là cướp và giết tư bản), hơn 280 người tự sát hoặc mất tích; có hơn 5.000 người bị liên lụy và hơn 500 người bị bắt trong “phong trào chống Hồ Phong”, hơn 60 người tự sát, 12 người chết bất thường. Sau đó, trong phong trào “Dẹp phản động” có khoảng 21.300 người bị phán tội tử hình, hơn 4.300 người tự sát và mất tích.

Khi muốn có được sự ủng hộ của công nhân và nông dân, ĐCSTQ đã hứa hẹn trao đất cho nông dân, trao nhà máy cho công nhân, đồng thời trao cho họ quyền lực lớn nhất, tự xưng bản thân là đại diện cho “công nông”, là “đội tiên phong của giai cấp công nhân”. Thế nhưng, thực tế cho đến nay ở Trung Quốc, người giàu càng giàu thêm, nhất là các quan chức tham nhũng thì không có cách nào để biết được cụ thể tài sản của họ là bao nhiêu; trong khi đó, người nghèo lại càng nghèo thêm, và tầng lớp nghèo khổ nhất không ai khác chính là công nhân và nông dân.

Tầng lớp công nhân và nông dân không đủ chi phí để khám chữa bệnh, cùng với ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề do “đấu với Trời, đấu với Đất” thì bệnh tật của người dân cũng ngày càng cao. Con số thống kê cho thấy có đến 80% chi phí tài chính Quốc gia dành cho y tế chỉ để phục vụ cho 8,5 triệu quan chức, cho thấy sự bất bình đẳng cùng cực đến mức nào.

Công nhân và nông dân suốt ngày phải lo lắng chi li cho cuộc sống hàng ngày như bệnh tật không có tiền để khám, không có nhà để ở, trẻ nhỏ không được đi học, người lớn không được an hưởng tuổi già… Đó cũng chính là kết quả mà ĐCSTQ ngầm mong muốn.

3. Tiêu diệt giới tôn giáo

Tín ngưỡng tôn giáo giúp con người sống có chuẩn mực đạo đức, có tiêu chuẩn nhận thức phân biệt tốt và xấu, khiến chuẩn mực đạo đức duy trì không bị tụt dốc. ĐCSTQ truyền bá học thuyết vô thần, vì thế đương nhiên là không chấp nhận niềm tin tín ngưỡng vào Thần cũng như văn hóa cổ truyền.

ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì? (P3): Giành chính quyền để giết - H7
Cảnh đấu tố diễn ra bên ngoài một ngôi chùa. (Ảnh: Internet)

Năm 1950, ĐCSTQ cấm tất cả các tôn giáo không chính thức và hội kín. Đảng xem những người theo Cơ Đốc giáo, Đạo giáo, Phật Giáo, v.v. là những kẻ tuyên truyền mê tín. Các thành viên tại nhà thờ, chùa, đạo quán phải thông báo và đăng ký với chính quyền. Các thành viên nhóm tôn giáo khác phải “hối cải” vì đã tham gia vào các tổ chức này, nếu không sẽ bị trừng trị khủng bố. Những ai không tuân thủ mà tiếp tục hoạt động sẽ bị tù chung thân hoặc tử hình.

Khi đó, ĐCSTQ cũng yêu cầu trong nhà chỉ được phép treo ảnh của Mao Chủ tịch. Đối với những ai tin theo Phật Giáo thì phải xem ĐCSTQ là Phật Tổ của Phật Tổ, đối với những ai theo Đạo Hồi thì phải xem ĐCSTQ là Ala của Ala, còn đối với Phật sống của Tây Tạng thì ĐCSTQ mới là người quyết định ai sẽ là Phật sống. Tất cả đều phải thực hiện theo yêu cầu của Đảng, còn niềm tin chỉ thực hiện trên danh nghĩa mà thôi, nếu không tuân theo thì sẽ bị đàn áp đến chết.

ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì? (P3): Giành chính quyền để giết - H8
Tượng chúa Giê-su bị phá hủy trong Đại Cách mạng văn hóa. (Ảnh qua Entire Safety)

Cuốn sách “ĐCSTQ đã khủng bố các tín đồ Cơ Đốc giáo như thế nào” cho biết, đến năm 1957, đã có 11.000 người theo đạo Cơ Đốc bị giết chết, rất nhiều người khác bị bắt giữ và tống tiền ở các mức độ khác nhau. Con số thống kê chưa đầy đủ cho thấy, trong những năm 1950, ít nhất 3 triệu người có tín ngưỡng đã bị đàn áp. Nhiều người bị giết chết vì không chịu từ bỏ tín ngưỡng.

Bằng cách tiêu diệt, đàn áp tôn giáo và yêu cầu chỉ được phép có niềm tin vào Đảng, ĐCSTQ đã đưa chính nó trở thành tôn giáo mà mọi người phải tin theo.

4. Tiêu diệt giới trí thức

Trước năm 1949, Trung Quốc có khoảng 2 triệu trí thức, nhiều người được học ở nước ngoài, nhưng tư tưởng của họ vẫn thấm đẫm văn hóa cổ truyền của dân tộc “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, tức là, trước tiên phải “tu thân” rồi sau đó mới nghĩ đến “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Năm 1956, một nhóm trí thức ở Hungary đã thành lập câu lạc bộ Vòng tròn Petofi, nơi đây đã tổ chức những cuộc tranh luận phê bình chính sách của chính phủ. Nhóm này từ đó đã khuấy động lên một cuộc cách mạng trên cả nước Hungary nhưng sau đó bị lính Xô Viết đè bẹp. Sự kiện này khiến Mao Trạch Đông nhận thấy giới trí thức chính là lực lượng nguy hiểm nhất cho sự thống trị của Đảng, cần phải tìm cách diệt trừ. Thế nhưng làm sao tìm được đối tượng có ý gây trở ngại để tiêu diệt họ?

Mao Trạch Đông đã kêu gọi lực lượng trí thức trong nước cần có ý kiến để “giúp đỡ Đảng tự chỉnh đốn”. Phong trào này được khuyến khích đến tận các ban ngành, cơ quan, trường học ở mọi cấp. Mao Trạch Đông “vô cùng thành khẩn” động viên các phần tử trí thức “giúp đảng cộng sản chỉnh đốn”, và gọi phong trào này là “trăm hoa đua nở”, “trăm nhà đua tiếng”. Mao Trạch Đông cũng nhấn mạnh rằng vì đây là để giúp Đảng nên Đảng sẽ không trả đũa, và các ý kiến của mọi người đều được ghi chép rất cẩn thận. Những ý kiến thẳng thắn, không che đậy và có giá trị tất nhiên đều là từ những người trí thức, là tinh anh của xã hội lúc bấy giờ.

Kết quả là Mao Trạch Đông đã xếp họ vào phần tử cánh hữu, “làm chính trị” và tiến hành cuộc thanh trừng vô cùng thảm khốc. 550.000 người bị xem là cánh hữu, 270.000 người đã ra khỏi công chức, 230.000 người bị coi là “phần tử trung hữu” và “phần tử phản đảng, chống lại chủ nghĩa xã hội”. Nhiều người bị đày đến 30 năm tới những nơi xa xôi của đất nước, nhiều người khác bị đi tù, có người phẫn uất cùng đường mà tự tử.

Nhiều nông trường được lập ở những nơi xa xôi cốt yếu là để đày đọa giới trí thức. Sau đó, rất nhiều thảm trạng đã xảy ra; ví như nông trường ở biên giới Cam Túc, có 3.000 người bị cải tạo thì chỉ có 400 người trở về, 2.600 người được cho là bị bệnh mà chết – thực ra là bị đày đọa đến chết.

Khi có người hỏi Mao Trạch Đông sao mà nghĩ ra được “âm mưu” như thế, thì Mao Trạch Đông trả lời rằng: “Không phải âm mưu, mà là ‘dương’ mưu, làm công khai đấy chứ”.

Tiếp sau sự lật lọng đó còn có các cuộc vận động như “giãi bày tâm sự với Đảng”, v.v. để xem còn có ai có ý kiến gì khác với đường lối của Đảng không. Những người đó sẽ bị xem là “chống Đảng”. Các cuộc vận động kiểu như thế khiến người Trung Quốc khi phát biểu gì cũng hết sức cẩn thận nếu không sẽ bị xem là “chống Đảng”, “làm chính trị”, “phản động”. Mặt khác, từ đó người Trung Quốc hình thành một thứ tư duy là bất kỳ ai có ý kiến khác đi với đường lối của Đảng thì liền nói ngay “anh đang làm chính trị à”, “đó là tư tưởng phản động”, “đó là tư tưởng chống Đảng” hay “anh dám chống lại Đảng à”, v.v…

Tư sản, doanh nhân, nghệ thuật gia, hay giáo viên, tất cả đều từng nhận lấy kết cục thảm hại trong các cuộc vận động…(Ảnh qua Free Republic)

Phần còn lại của cái gọi là giới trí thức Trung Quốc ngày nay thì chia làm hai bộ phận: Một bộ phận bị khuất phục và hoàn toàn đi theo Đảng, làm bất cứ việc gì Đảng yêu cầu bất kể đúng sai; Bộ phận hiểu chuyện còn lại thì tách khỏi các vấn đề của xã hội, trở nên câm lặng trước vận mệnh của đất nước để giữ an toàn cho bản thân và gia đình.

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x