Câu chuyện về cô bé mắc hội chứng Down nhưng vẫn vào được trường đại học Mỹ

03/08/18, 13:57 Cuộc sống

Bằng sự nỗ lực phi thường cùng tâm hồn lạc quan, cô bé Madison là học sinh mắc chứng Down đầu tiên có thể tốt nghiệp trung học, hơn nữa với một số điểm khá cao không hề thua kém học sinh bình thường khác.

Cô bé Madison Essig. (Ảnh từ liveaction)

Năm 2016, cô bé Madison Essig mắc chứng bệnh Down đã tốt nghiệp trường trung học Woodrow Wilson, thuộc Washington DC với điểm số GPA (Grade Point Average – điểm trung bình các môn học) đạt 3,7 trên thang điểm 4 của học sinh Mỹ.

Tường trung học Woodrow Wilson, thuộc Washington DC. (Ảnh: Wikipedia)

>>> Ông bố tưởng người đàn ông vô gia cư xin tiền con trai, nhưng sự thật rất bất ngờ!

Điều đặc biệt đó là Madison là học sinh mắc chứng Down đầu tiên có thể tốt nghiệp trung học, hơn nữa với một số điểm khá cao không hề thua kém học sinh bình thường khác.

Vào thời điểm đó, hội đồng Liên bang đã ghi nhận: “Các trường học thường do dự về việc cho Madison học cùng tiến độ với các học sinh bình thường, vì chưa từng có học sinh mắc hội chứng Down nào có thể tốt nghiệp trung học tại hệ thống trường học ở [Washington] DC kể từ năm 1996”. Tuy nhiên cô Kimberly Templeton, mẹ của Madison, cho rằng con gái mình không nên bị hạn chế hoặc đối xử khác biệt so với các học sinh khác.

Cô cho biết khi sinh Madison, ông bà Madison nói rằng: “Con bé có thể đi được, nhưng không có gì đảm bảo nó có thể đọc hay viết được cả”. Tuy nhiên cô Templeton luôn khẳng định rằng: “Cho đến khi con bé chứng minh rằng nó không thể, thì đừng nên ngăn cản nó”.

Theo tờ Washington Post, Madison đã đạt thành tích tuyệt vời đó “bằng cách tham gia phần lớn các khóa học chính cùng học sinh bình thường mà không cần người hỗ trợ. Các khóa học khác – bao gồm hình học – cô bé tham gia cùng một giáo viên giáo dục đặc biệt nhưng vẫn theo giáo trình giảng dạy và khối lượng bài tập tiêu chuẩn”. Cô bé đã tham gia các lớp học chủ đạo từ khi học cấp hai.

Tuy nhiên, trường học là nơi đầy thử thách đối với cả những đứa trẻ bình thường chứ chưa nói đến học sinh khuyết tật. Khi Madison gặp khó khăn, cô bé chắc chắn sẽ nói với giáo viên những vấn đề mình không hiểu. Đây là điều những đứa trẻ bình thường khác chưa hẳn đã làm, vì có thể chúng sẽ xấu hổ với bạn bè. Nhưng Madison thì khác, cô bé luôn thẳng thắn, mạnh dạn hỏi giáo viên và điều đó đã giúp cô bé vượt qua những trở ngại trong học tập.

Madison cũng đồng ý với cách nghĩ của mẹ, cô bé nói: “Đừng bỏ cuộc. Trường học sẽ là người bạn tốt nhất mặc dù bạn có thể không thích nó. Đây sẽ là nơi ươm mầm nhiều thứ khác giúp ích cho bạn trong cuộc sống…”

Hiệu trưởng trường trung học  Woodrow Wilson, Kimberly Martin, đã nói với tờ Washington Post rằng cách tiếp cận giáo dục của gia đình Madison “đã khai mở nhận thức của chúng ta về những điều có thể xảy ra. Chúng ta không nên đặt ra một quy chuẩn quá thấp mà hãy động viên tất cả học sinh phát huy tốt nhất khả năng của mình”.

Madison dự định sẽ đăng ký vào khoa chương trình Cuộc sống (LIFE program) của trường đại học George Mason, bởi vì nó phù hợp với những sinh viên khuyết tật trí tuệ, sau 4 năm theo học cô bé sẽ đạt được tấm bằng và trở thành chuyên gia có thể giúp đỡ những người khuyết tật.

Madison dự định sẽ đăng ký vào khoa chương trình Cuộc sống (LIFE program) của trường đại học George Mason. (Ảnh từ liveaction)

>>> Cô bé 12 tuổi tạo nên làn sóng cứu “bướm vua” từ việc trồng cây bông tai

Tất nhiên, thành tựu của Madison không chỉ là niềm vui riêng của gia đình cô bé mà còn tác động đến thế giới xung quanh. Theo mẹ và em trai Madison, cô bé đã thay đổi nhận thức và cuộc sống của nhiều người chỉ bằng cách là chính mình. Mẹ cô bé nói: “Tôi đã thấy nhiều bạn bè đã thay đổi nhận thức sau 3 năm tiếp xúc với Madison. Tôi đảm bảo rằng chúng sẽ trở thành những người tốt hơn, biết đồng cảm, rộng lượng và nhẫn nại với người khác hơn”.

Zach em trai Madison, nói thêm: “Chị ấy đã cho thấy người khuyết tật không hẳn sẽ tạo phiền phức cho những người xung quanh”.

Câu chuyện của cô bé đã cho chúng ta thấy rằng, bệnh tật không phải là thứ có thể giới hạn được ý chí của con người. Vậy nên đừng bao giờ đóng khung mình hay ai đó vào bất kỳ giới hạn nào trong cuộc sống.

Hoàng An, theo LA

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x