Các bác sĩ nói gì về buổi triển lãm “Bí ẩn cơ thể người”?

09/07/18, 15:14 Việt Nam

Triển lãm “Sự bí ẩn của cơ thế người” với việc trưng bày xác người thật được nhựa hóa đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận khi một số ý kiến cho rằng triển lãm không phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Mở cửa từ ngày 21/6, triển lãm này trưng bày 137 mẫu vật của cơ thể người thật, trong đó có 11 bộ mẫu vật toàn cơ thể và 126 bộ là các bộ phận trên cơ thể người đã được nhựa hóa.

Triển lãm đã được tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế giới, bên cạnh một số ý kiến tán dương, buổi triển lãm cũng vấp phải nhiều chỉ trích về vi phạm đạo đức và pháp luật.

Theo Ban tổ chức, triển lãm nhằm mục đích “cảnh tỉnh người xem về các tác hại do bệnh tật và các thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc và cả sinh hoạt không lành mạnh gây ra đối với cơ thể”. Tuy nhiên, chúng ta cùng điểm qua ý kiến chuyên gia sức khỏe về khía cạnh giáo dục của buổi triển lãm này.

Không có nhiều tác dụng về giáo dục hay chăm sóc sức khỏe

Về việc các mẫu vật được cho là từ cơ thể người thật, GS-TS Trần Ngọc Sinh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Ghép tạng VN, đặt vấn đề:

Trước tiên cần nhấn mạnh là đối với mô, tạng, bộ phận cơ thể người được hiến, tặng thì không được lấy làm kinh doanh. Việc đem bộ phận cơ thể người hiến tặng cho y học để kinh doanh, vụ lợi là vô nhân đạo”.

Cũng theo GS-TS Trần Ngọc Sinh, người xem chỉ xem lướt qua thì khó mà đạt được những gì như mục đích triển lãm đề ra.

Trước đó vào ngày 3/7, Sở Văn hóa – Thể thao TP.HCM cho biết hồ sơ xin cấp phép ghi chất liệu mẫu vật “toàn bộ là sợi polymer hết”. Tuy nhiên, Mega Vina – đơn vị tổ chức buổi triển lãm, lại đưa ra thông tin cho biết: “Những mẫu triển lãm phôi thai, thai nhi là những mẫu hiến tặng khoa học với sự đồng ý của bố mẹ và gia đình”.

Chúng tôi cũng đã có dịp trao đổi với hai chuyên gia sức khỏe là Bác sĩ Lê Thị Thanh Thái, Tiến sỹ Y khoa đang công tác tại bệnh viện An Sinh, thành phố Hồ Chí Minh; và Bác sĩ chuyên khoa thận học Lê Chí Công, đang theo học chương trình tiến sĩ tại nước ngoài.

Buổi triển lãm sẽ khiến con người chai sạn về cảm xúc

Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Thị Thanh Thái, chuyên khoa tim mạch, đang công tác tại bệnh viện An Sinh. (Ảnh: Bệnh viện An Sinh)

Khi được hỏi về mẫu triển lãm bà mẹ mang thai với cái bụng bị rạch để lộ thai nhi bên trong, Bác sĩ Thái bùi ngùi:

Đây là một điều không thể chấp nhận được, ngay cả pháp luật cũng không thể để chuyện này diễn ra. Tôi còn nhớ mãi khi mới vào học năm thứ I, thứ II, thứ III, khi chúng tôi học về giải phẫu bệnh, nếu có một cơ thể nào đó họ tình nguyện hiến xác, thì trường ĐH Y dược Hà Nội sẽ tổ chức một buổi lễ truy ơn rất long trọng hướng đến những thân xác này. Và ngay cả khi chúng tôi thực tập trên những thân xác người, chúng tôi cũng phải làm với một tâm trạng hết sức kính trọng, hết sức mang ơn”.

Bà nói thêm, việc hiến xác để mổ xẻ như thế chỉ nên “hạn cuộc cho những người học làm công tác chuyên môn”“thật là ghê rợn” khi cho thanh niên xem những hình ảnh như thế, “nhất là những thai nhi lại được để lộ ra”.

Việt Nam là một trong những quốc gia có phong tục mai táng với rất nhiều lễ nghi thể hiện sự tôn trọng với người chết. Vậy nên khi đề cập đến thuần phong mỹ tục, Bác sĩ Thái nhận định:

“Từ thời cha ông cho đến hiện nay, những xác chết chúng ta rất tôn trọng. Ngay cả khi khiêng một quan tài, người ta cũng phải chú ý đi thế nào để quan tài đó không động đậy, còn khi hạ huyệt, người ta cũng phải làm sao cho quan tài đó hạ xuống huyệt không bị nghiêng, không bị đụng mạnh ảnh hưởng đến thân thể. Vậy mà bây giờ một thân thể phụ nữ mang trong bụng một thai nhi lại được bày như thế. Tuy được nhựa hóa rồi nhưng rõ ràng đây là một thân thể của người thật, điều đó không thể chấp nhận được. Và là một bác sĩ tim mạch, tôi lại càng thấy lạ là…. Tại sao chúng ta lại có thể để một triển lãm như vậy xảy ra ở giữa TP HCM, lại trong một cơ sở văn hóa như Nhà Văn hóa Thanh niên. Điều đó không được”.

Theo Bác sĩ Thái, buổi triển lãm này mang lại tác hại hơn là lợi ích được đề ra, vì 

“Nó làm người ta không còn tâm con người nữa, nó làm chai sạn tình cảm của con người”.

“Theo tôi nghĩ việc triển lãm xác nhựa hóa này không mang lại bất kỳ lợi ích nào, ngoại trừ cho người tổ chức để thu tiền. Mà hậu quả gây cho xã hội lại rất lớn về thuần phong mỹ tục, hơn nữa còn gây ra ám ảnh cho người ta”.

“Các bạn thử nghĩ mà xem, như bài báo Thanh Niên viết, 40 triệu người trên thế giới đã đến xem triển lãm này. Vậy tôi chỉ lấy một cái giả rẻ nhất như ở Việt Nam  là 200.000 đồng/1 vé vào xem, tương đương 10 USD/người, nhân với 40 triệu người, người ta đã thu được 400 triệu USD. Người ta đã thu được từng đó tiền trên thân thể người khác, mọi người thử nghĩ xem đó có phải là vô nhân tính không? Người ta chỉ thấy cái lợi mà quên mất quyền con người. Tôi cho việc này rõ ràng là vấn đề thương mại chứ không phải vấn đề khoa học”,  Bác sĩ khẳng định.

Người xấu có thể lợi dụng để kiếm tiền bằng các hành vi phạm pháp

Bào thai trẻ em bị nhựa hóa và mang ra làm mẫu vật triển lãm. (Ảnh: Dân Trí)

Cùng chung quan điểm với Bác sĩ Thái, Bác sĩ Công chia sẻ:

Nhựa hoá xác phục vụ triển lãm hơn là cho nghiên cứu khoa học vì sau khi nhựa hoá, các chi tiết cơ thể đã bị thay đổi, nhà khoa học hay sinh viên muốn chạm vào để học không được. Còn nếu để triển lãm mô hình ta có thể sản xuất mô hình nhựa vừa đảm bảo chi tiết chính xác, vừa tiện lợi”.

“Việc hiến xác ở Việt Nam hiện tại chủ yếu để phục vụ cho nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở đại học y, tôi chưa từng nghe nói có ai muốn hiến xác mình để đi triển lãm. Mỗi lần có người thân tới thăm người quá cố trong trường học, tôi thấy xác người quá cố được quấn khăn trắng, nhân viên trường phục vụ hoa, nhang cúng trang trọng. Việc triển lãm xác người như vậy không phù hợp với tư tưởng đạo đức của nhân loại, dù ở đâu thì cũng tôn trọng người quá cố”.

Thêm nữa, “tôi không cảm nhận được ý nghĩa giáo dục nào từ buổi triển lãm đó cả. Xác người bị mổ xẻ, trần trụi, biểu diễn những động tác khó xem và rất phản cảm. Nếu muốn giáo dục người dân về sức khoẻ thì phải đưa ra các triển lãm về bệnh học như phổi người hút thuốc, gan người nghiện rượu… nhưng cũng ko cần thiết phải triển lãm như thế này, dựng xác người ở các tư thế khó coi, chẳng có bài học gì cả”.

Theo thông tin mới nhất, tối 6/7, Sở Văn hóa, Thể thao TP.HCM ra thông cáo báo chí, cho biết họ đã cho tạm dừng buổi triển lãm để chờ bổ sung thông tin hồ sơ, văn bản liên quan đến việc cấp phép tổ chức buổi triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”tại Nhà Văn hóa Thanh Niên.

Đề cập đến khía cạnh pháp luật của buổi triển lãm này, Bác sĩ Công cung cấp thông tin cho biết:

“Tổ chức y tế thế giới đã ra văn bản khuyến nghị không kinh doanh mua bán con người, nội tạng, hay mô từ thân thể người vì nó có thể nảy sinh ra các vấn đề vi phạm pháp luật như bắt cóc, buôn bán người, mổ cắp nội tạng, làm tổn thương đối tượng nghèo khổ dễ bị lợi dụng. Việc triển lãm xác người thật nhựa hoá này hiện thu lại nhiều lợi nhuận cao, rất có thể dẫn đến việc người xấu tận dụng thu mua xác từ những nguồn bất minh như bắt cóc, giết người trái pháp luật hay thậm chí trộm xác từ nhà xác, bệnh viện, nghĩa trang…”

Nguồn gốc của những mẫu vật triển lãm hiện đang là vấn đề gây tranh cãi, bởi việc hiến tạng ở Việt Nam và các nước có nền văn hóa phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… là hoạt động chưa được chấp nhận rộng rãi. Đồng thời việc hiến tạng tự nguyện thường được phục vụ cho mục đích y khoa và có giá trị nhân văn cao.

“Thật ra cũng không nhiều người đồng ý hiến xác nói chi là đồng ý đem xác đi triển lãm. Cả Việt Nam gần 100 triệu người nhưng số đơn đăng ký hiến xác chưa tới 100.000 người. Chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 0,1%”, Bác sĩ Công nói.

Vấn đề nguồn gốc thi thể người này còn trở nên nghiêm trọng hơn khi có thông tin cho rằng chúng được sản xuất tại Đại Liên, Trung Quốc và xuất phát từ các tử tù, trong đó có tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, như người Duy Ngô Nhĩ, học viên Pháp Luân Công, nạn nhân của hoạt động mổ cắp nội tạng kinh doanh do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn.

Sự việc này hiện nay đang được thế giới quan tâm và lên án, bởi vấn đề ghép tạng tại Trung Quốc đã kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó số người bị bắt cóc, bị giết oan vì nội tạng có nguy cơ gia tăng. Tôi nghĩ những luật sư hay nhà hoạt động nhân quyền khi phát biểu trước công chúng, tức là người ta phải có những cơ sở vững chắc”. Để có thể đưa ra công chúng những thông tin như thế họ đã phải thực hiện “cả một quá trình nghiên cứu khoa học”, có công trình nghiên cứu điều tra kéo dài đến “10 năm ở Trung Quốc” “họ phải chịu trách nhiệm về việc đó. Và tôi nghĩ là tôi tin”, Bác sĩ Thái nhận định về thông tin liên quan đến tội ác đang diễn ra tại Trung Quốc.

“Mà nếu điều đó xảy ra thì là một điều không thể tưởng tượng được. Tức là họ đã mổ cướp nội tạng người ta, họ lấy thân thể để hóa nhựa rồi lại đem thân thể đó đi bán”, Bác sĩ Thái cho biết bà cảm thấy chấn động nếu khán giả đến tham quan phải bỏ tiền ra để xem một tội ác nếu những cáo buộc liên quan đến buổi triển lãm này là sự thật.

Linh hồn người chết có được siêu thoát?

Trở lại với vấn đề thái độ và sự tôn trọng đối với thi thể người đã khuất. Năm 2010, Tòa án Tối cao Pháp đã tuyên bố triển lãm “Sự bí ẩn của cơ thế người” là trái pháp luật vì chúng đi ngược lại với tiêu chí văn minh của nước Pháp là: “Di thể của người đã khuất cần phải được đối xử kính cẩn, tôn trọng và đứng đắn” , theo đài France 24.

Tòa án Tối cao Israel cũng tuyên bố triển lãm cơ thể người là “phỉ báng sự tưởng nhớ tới người đã khuất”, theo tờ Jerusalem Post. Tại một số thành phố của Mỹ như Hawaii, Seattle, các triển lãm này đã bị cấm. Các triển lãm này cũng bị cấm tại Czech và bị tẩy chay tại Úc.

Về cách thức đối xử với thi thể người chết trong y khoa, nhìn chung các nơi trên thế giới đều tiến hành nghi lễ mang tên Lễ Tri ân (Macchabée). Đây là buổi lễ được tổ chức nhằm bày tỏ lòng biết ơn thành kính của các giáo sư và sinh viên y khoa đối với xác người hiến tặng.

Trong văn hóa truyền thống Á Đông, việc chặt tay, chân, đầu, tách các bộ phận nội tạng cơ thể, xẻ cơ thể ra làm đôi, để thực hiện trưng bày như một thứ hàng hóa với những tư thế khó coi, là việc làm đi chệch khỏi văn hóa truyền thống và quan niệm của người Việt. Cụ thể, văn hóa Phật gia quan niệm rằng con người sau khi chết thì chỉ có thân xác tử vong, nhưng linh hồn vẫn tồn tại. Do đó để linh hồn được an nghỉ và siêu thoát, xác chết cần được mai táng và chôn cất theo đúng lễ nghi. Vậy nếu trong trường hợp vong linh những người chết trong buổi triển lãm này chưa được siêu thoát, thì liệu chúng có đang lảng vảng trong buổi triển lãm và kêu khóc khi chứng kiến thân thể không vẹn toàn của mình? Và có hay không việc những vong linh ấy trút phần oán khí lên người đi xem triển lãm và đeo bám cuộc đời họ về sau này? Bởi nói cho cùng, buổi triển lãm này không khác nào một nghĩa trang với những xác chết lộ thiên bị trưng bày ở những tư thế khó chấp nhận. 

Chúng tôi xin kết bài với một đoạn viết trên trang Trí thức VN, “ở một phương diện nào đó, việc lưu trữ và triển lãm số lượng lớn thi thể người thật này cũng giống như đem một nghĩa trang di động đi vòng quanh thế giới, chỉ có sự khác biệt là những người đã khuất này không được chôn cất tử tế và kính trọng, vong linh chắc hẳn cũng khó lòng yên nghỉ. Vậy mà với sự cấp phép của Sở VH-TT TP.HCM và sự đồng ý của Nhà Văn hóa Thanh niên, “nghĩa trang” oan khuất đó đang nghiễm nhiên tọa lạc ngay tại trung tâm của thành phố, thu tiền và chà đạp lên các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc”.

Hàn Mai

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x