Tổng thống Đài Loan kêu gọi thế giới cùng chống Trung Quốc bành trướng

27/06/18, 10:22 Thế giới

Ngày 25/6, tổng thống Thái Anh Văn trả lời phỏng vấn cho hãng tin AFP, bà kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy đoàn kết cùng nhau để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc và bảo vệ các giá trị tự do dân chủ chung.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong cuộc phỏng vấn với AFP ở dinh Tổng thống tại Đài Bắc hôm 24/6/2018
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong một cuộc phỏng vấn với AFP. (Ảnh: AFP)

Bà Thái Anh Văn kêu gọi đoàn kết chống Trung Quốc trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền hãng tin AFP (Pháp) hôm thứ Hai (25/6). Những bình luận thẳng thắn của Tổng thống Đài Loan về chính quyền Đại lục đến trong thời điểm Đài Bắc đang phải đối mặt với cái mà bà Thái gọi là “áp lực to lớn” từ Bắc Kinh.

Đây không chỉ là thách thức của Đài Loan, đó là thách thức cho khu vực này và cho toàn thế giới, bởi vì hôm nay là Đài Loan, nhưng ngày mai có thể là bất kỳ nước nào khác sẽ phải đối mặt với sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc”, bà Thái nói.

Tổng thống Đài Loan nói thêm: “Nền dân chủ, tự do, và tự do kinh doanh của họ một ngày nào đó sẽ bị Trung Quốc gây ảnh hưởng”.

Chúng ta cần hợp tác với nhau để tái khẳng định các giá trị dân chủ và tự do của chúng ta để kiềm chế Trung Quốc và tối thiểu hóa việc mở rộng ảnh hưởng bá chủ của họ”, bà Thái nhấn mạnh.

Thời gian qua, Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh áp lực quân sự nhắm vào Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh cho rằng đó là một phần lãnh thổ của họ và họ sẽ dùng vũ lực để tái thống nhất vào Đại lục nếu cần thiết.

Trong thực tế, Đài Loan tự chủ là một nền dân chủ độc lập và bản thân họ luôn coi mình là một nhà nước có chủ quyền cho dù Đài Bắc chưa bao giờ chính thức tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc Đại lục.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là người có quan điểm cứng rắn về vấn đề Đài Loan. Vị lãnh đạo tối cao của chế độ Bắc Kinh từng nhiều lần công khai phát biểu rõ ràng rằng những gì ông coi là mối đe dọa đối với tính toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc sẽ không được dung thứ.

Trung Quốc luôn đề cao cảnh giác với bà Thái Anh Văn và Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) cầm quyền ở Đài Loan vì cho rằng DPP có truyền thống ủng hộ tuyên bố Đài Loan độc lập chính thức.

Được biết, từ khi bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống Đài Loan năm 2016, Bắc Kinh đã tăng cường các hoạt động tập trận quân sự gần hòn đảo này và đã gây áp lực thành công lên một số công ty quốc tế lớn để xếp Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc trên trang web của các công ty đó.

Trung Quốc cũng đã gắng sức gây áp lực ngoại giao để đảm bảo Đài Loan bị loại khỏi các tổ chức, diễn đàn quốc tế chính, đồng thời, Bắc Kinh dùng tiền mua chuộc một số đồng minh của Đài Bắc.

Bà Thái cho biết Trung Quốc nên “nhận thức về trách nhiệm của chính họ” trong khu vực và “tham gia đối thoại với Đài Loan”.

Hiện nay cả các nước quanh khu vực Châu Á và ở các vùng lãnh thổ xa hơn đều bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự trên các đảo ngoài khơi xa thuộc biển Đông.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang tìm kiếm mở rộng quyền lực của họ ra toàn cầu với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng theo Sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường”, kết nối nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với Châu Phi, Châu Á và Châu Âu thông qua một mạng lưới rộng lớn các bến cảng, đường sắt, đường bộ và các khu công nghiệp.

Một mặt thể hiện lập trường cứng rắn không chịu khuất phục Trung Quốc, mặt khác Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cũng để mở cơ hội đối thoại với chế độ Bắc Kinh. Bà Thái nói rằng bà vẫn “sẵn sàng” gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tất nhiên, tôi hy vọng trong nhiệm kỳ làm tổng thống của mình, có cơ hội cho hai bên ngồi lại với nhau và nói chuyện”, bà Thái nói.

Tổng thống Đài Loan nhấn mạnh thêm rằng bà sẽ gặp ông Tập trên cơ sở bình đẳng và không với bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. Đó là lập trường mà bà Thái bảo lưu từ lâu.

Trong khi đó, Bắc Kinh khẳng định bà Thái phải đồng ý rằng Đài Loan là một phần của “một Trung Quốc”, thì mới có thể diễn ra cuộc gặp giữa lãnh đạo hai bên. Tất nhiên, bà Thái từ chối đề nghị này của Trung Quốc.

Bà Thái cho biết hội nghị thượng đỉnh gần đây giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã “đem tới nhiều điều cần suy nghĩ”.

Hai quốc gia đó rất khác nhau về giá trị văn hóa và nhiều khía cạnh khác, cũng như lập trường mà mỗi bên nắm giữ. Nhưng họ đã có thể ngồi xuống và nói chuyện tại Singapore trên cơ sở có đi có lại và tôn trọng lẫn nhau. Tôi nghĩ đây là sự phát triển tích cực cho cộng đồng quốc tế. Đó cũng là một sự khuyến khích cho các quốc gia đang mâu thuẫn với nhau”, bà Thái nói.

Hiện tại, sau khi bị Trung Quốc mua chuộc một số đồng minh, Đài Loan chỉ còn lại 18 nước đặt quan hệ ngoại giao chính thức. Đài Loan đang cố gắng để thu hút thêm những nước bạn mới.

Đồng minh quyền lực nhất của Đài Loan là Hoa Kỳ, nước cung cấp vũ khí chính mặc dù hai bên không có quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1979.

Bà Thái nói Đài Loan đã nhận thấy sự ủng hộ ngày càng gia tăng từ phía Mỹ. Mới đây, Quốc hội Mỹ đã thông qua các đạo luật mở đường cho các chuyến viếng thăm chính thức lẫn nhau ở cấp cao hơn và cho phép giao lưu quân sự Mỹ – Đài Loan lớn hơn. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã phê duyệt giấy phép công nghệ tàu ngầm nhạy cảm cho Đài Loan, điều làm Bắc Kinh hết sức tức giận.

Mối quan hệ Mỹ – Đài Loan ngày càng nồng ấm từ sau khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng tháng 1/2017 và Đài Loan cũng nỗ lực để tăng cường lực lượng phòng thủ quốc gia.

Bà Thái nói: “Khi đối mặt với mối đe dọa từ Trung Quốc, chúng tôi cảm thấy chúng tôi cần phải cải thiện khả năng tự vệ”.

Tổng thống Đài Loan cũng nói thêm rằng Đài Loan đang mong muốn thúc đẩy mối quan hệ với các nước “có cùng chí hướng”.

Vì phải đương đầu với ảnh hưởng toàn cầu ngày càng gia tăng của Bắc Kinh, khát vọng của Đài Loan về việc thúc đẩy vị thế quốc tế của họ như là ngọn hải đăng dân chủ tại Châu Á vẫn là một cuộc đấu tranh khó khăn.

Bà Thái nhìn nhận: “Tất nhiên có nhiều lúc chúng tôi cảm thấy thất vọng, nhưng người dân Đài Loan không có lựa chọn từ bỏ”.

Theo Trithucvn.net

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

x