Bạn có biết tên gọi Tháng 1 – January bắt nguồn từ một vị thần gác cổng thiên đường?

11/01/18, 08:47 Tri thức

Đầu tháng 1 thường là lúc tổng kết những công việc của năm vừa kết thúc nhằm lên kế hoạch cho năm mới với nhiều hy vọng. Tuy nhiên bạn có biết, từ “Tháng Một – Juanuary”  bắt nguồn từ Janus, vị thần La Mã của sự bắt đầu và kết thúc?

Kết quả hình ảnh cho janus roman god
Chân dung Thần Janus. (Ảnh: specula)

Vị Thần gác cổng Thiên đường

Trong thần thoại La Mã, Janus là vua của xứ Lazio (miền Trung  nước Italy) và cung điện của ông nằm trên núi Janicule, ở bờ Tây của Tibre. Theo tờ trí thức La Mã Macrobe, Janus được tôn vinh là thần vì đạo đức và sự cống hiến tận tình của ông; ông là một hình mẫu tích cực trong các vị thần.

Janus được người La Mã tôn kính như một vị thần “đích thực” (trái ngược với các vị thần được truyền thừa từ đền Pantheon Hy Lạp). Ông là vị thần của sự chuyển tiếp – của sự kết thúc, sự bắt đầu, đi vào, đi ra và đi qua. Tên của Janus (Ianus trong tiếng Latin, vì bảng chữ cái không có chữ J) nguyên là từ  liên quan đến thuật ngữ ianua – tức là cửa, và Janus cũng được chỉ định là ianitor – người gác cửa thiên đường.

Kết quả hình ảnh cho moneda romana dos caras
Một đồng tiền La Mã với hình ảnh của Thần Janus. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Bức tượng Janus cho thấy đây là vị thần để râu, với hai đầu (bifrons) để biểu thị rằng ông có thể nhìn thấy cùng lúc cả phía trước lẫn phía sau, cũng như cả bên trong lẫn bên ngoài, mà không cần phải quay đầu; tay phải ông cầm một cái gậy, để chỉ đường cho kẻ du hành, còn tay trái cầm một chiếc chìa khóa để mở các cánh cửa.

Chiến tranh và hòa bình

Kết quả hình ảnh cho temple of janus roman forum
Hình ảnh Ngôi đền của Janus trên một đồng tiền thời hoàng đế Neron. (Wikimedia Commons)

Janus cũng gắn liền với sự chuyển tiếp giữa chiến tranh và hòa bình và người ta gọi ông là Numa Pompilius, vị vua huyền thoại thứ hai của Rome, nổi tiếng với đức tin của mình, đã lập nên một đền thờ của Janus Geminus (Janus kép), cách Thượng viện không xa. Nó được xây dựng tại chỗ Janus đã làm phun ra một luồng nước sôi để ngăn chặn một cuộc tấn công của người Sabine vào Rome.

Ngôi đền là một tòa nhà với hai vòm cổng ở mỗi đầu, nối với nhau bằng một hành lang. Ở giữa là một bức tượng bằng đồng của Janus hai đầu, mỗi đầu nhìn về một cổng. Theo sử gia Livy, Numa Pompilius đã xây dựng ngôi đền này với mục đích chính trị để chính thức hóa hòa bình và chiến tranh trong lòng thành phố. Khi các cánh cửa được mở ra, có nghĩa là trong nước có chiến tranh; khi cánh cửa đóng lại, có nghĩa là  hòa bình đã trở lại.

“Ngôi đền này, được xây dựng vào cuối Argilete, đã trở thành biểu tượng của hòa bình và chiến tranh. Khi cửa mở, đó là tín hiệu kêu gọi người dân gia nhập quân ngũ; khi cửa đóng, đó là tuyên bố hòa bình đang ngự trị với tất cả các quốc gia láng giềng. Sau trị vì của Numa, hai lần cửa đã đóng, lần đầu tiên, dưới thời quan chấp chính Titus Manlius, vào cuối cuộc Chiến tranh Punic lần thứ nhất, lần thứ hai dưới thời Caesar Augustus, với thiện tâm của các vị thần, sau trận Actium, hòa bình đã  được thiết lập trên thế giới, trên đất và trên biển”.

Các “cánh cửa của Janus” đã đóng trong suốt 43 năm dưới thời của Numa Pompilius, nhưng sau  triều đại của ông thì thường không đóng, dù Hoàng đế Augustus tự hào là đã đóng cửa ngôi đền này ba lần. Còn hoàng đế Neron, đã kỷ niệm hòa bình được thiết lập với người Parthians bằng cách đúc những đồng tiền xu với những cánh cống của đền thờ Janus được đóng lại.

Năm mới tốt lành

Vua Janus theo Sebastian Münster, 1550. (Wikimedia Commons)

Người La Mã tin rằng tháng Giêng là do Numa đưa thêm vào trong lịch. Mối liên hệ giữa Janus và lịch được củng cố bởi việc xây dựng 12 bàn thờ, mỗi bàn thờ cho một tháng của năm, trong ngôi đền dành riêng cho vị thần này trên Holitorium Forum. Nhà thơ Martial đã mô tả Janus như  “ông tổ và cha đẻ của năm”.

Từ năm 153 TCN, các quan chấp chính (các quan viên của nền Cộng hòa) lên nắm quyền vào ngày đầu tiên của tháng Giêng (người La Mã gọi là các Calendes). Các quan chấp chính mới đã cầu nguyện cho Janus, và các linh mục đã dâng lên ông lúa mì và muối, cũng như ianula, một loại bánh lúa mạch truyền thống.

Người La Mã cũng phân phát các lễ vật của năm mới cho bạn bè: tiền xu, tranh ảnh, quả chà là,  mật ong, để năm mới sẽ sung túc.

Janus đóng một vai trò chủ đạo trong tất cả các cúng tế của dân chúng  cho các vị thần dưới hình thức các lễ vật; ông nhận hương và rượu vang trước các vị thần khác. Là người gác cổng thiên đàng, Janus thực sự là người đầu tiên phải gặp trước khi đến được các vị thần khác, kể cả thần Dớt vĩ đại (Jupiter grand). Trong văn bản De Agri cultura, Caton l’Ancien  giải thích cách thức mọi người tôn vinh Janus, Jupiter và Juno với các lễ vật từ vụ thu hoạch để mong mùa vụ tươi tốt hơn.

Vì vậy, nếu bạn cảm thấy bức bối vào đầu tháng Giêng, tại sao lại không cư xử như người La Mã? Mang một chút bánh kẹo đến chia sẻ với bạn bè, cầm chìa khóa khép lại cánh cửa của năm cũ.

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x