Báo động từ đáy xã hội đe dọa “giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình

29/12/17, 13:33 Thế giới

Kỳ vọng xây dựng một xã hội khá giả, phục hưng dân tộc của ông Tập Cận Bình đang đứng trước nhiều thách thức mà phần lớn xuất phát từ trong lòng xã hội Trung Quốc. 

Người đàn ông bán hàng rong ngồi phía trước tấm áp phích tuyên truyền về “Giấc mộng Trung Hoa” do ông Tập Cận Bình khởi xướng. (Ảnh: NYT)

Thách thức xã hội

Ding Fei – một tài xế lái xe tải ngoại tỉnh cho biết, anh đã rất vui mừng khi tìm được trường học cho cô con gái 7 tuổi ở khu công nhân đông đúc tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, anh cùng nhà trường và các phụ huynh khác nhận được thông báo từ chính quyền Bắc Kinh rằng, ngôi trường không đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất và là cơ sở dạy học bất hợp pháp.

Chỉ vài giờ sau đó, trường học của hơn 200 em học sinh xuất thân từ nông thôn bị đóng cửa và nằm trong diện tháo dỡ, tờ New York Times cho biết.

Bắc Kinh hiện đang tiến hành “trục xuất người lao động nhập cư thu nhập thấp” trên diện rộng, nguyên nhân được cho là bắt nguồn từ một vụ cháy khiến 27 người thương vong ở khu vực tập trung đông dân cư. Theo chính quyền thành phố Bắc Kinh, đây thực chất là hoạt động kiểm tra, thanh lọc, phá dỡ những công trình xập xệ, thiếu đảm bảo an toàn đối với người dân.

Những trường học tự phát phục vụ con em người lao động thu nhập thấp cũng nằm trong diện phá dỡ. Theo New York Times, động thái này của Bắc Kinh đang gây khó khăn cho một bộ phận tầng lớp dân nghèo ở Trung Quốc.

Báo động từ đáy xã hội, Giấc mộng Trung Hoa của ông Tập Cận Bình liệu có bị đe dọa? - Ảnh 1.
Các trường học phục vụ con em người lao động nhập cư ở Bắc Kinh có nguy cơ đóng cửa do thiếu điều kiện cơ sở vật chất hiện đại. (Ảnh: NYT)

“Ước mơ của tôi là gia đình được sống một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, không phải lo lắng về việc học hành của các con”, Ding Fei cho hay, chỉ trong 1 tháng, gia đình anh đã bị đuổi khỏi nhà 2 lần.

Báo Mỹ chỉ ra, gánh nặng phúc lợi xã hội ngày càng đè nặng nên vai các nhà quản lý ở Trung Quốc bởi nông dân đem theo gia đình ồ ạt chuyển lên thành phố, cố gắng trụ lại ở đây nhằm tìm kiếm cơ hội đổi đời.

“Để giảm gánh nặng dân số, các thành phố lớn ở Trung Quốc không cung cấp các khoản phúc lợi xã hội như bảo hiểm y tế, trường học đối với những đối tượng trên”, New York Times viết. “Con em những lao động này buộc phải nhập học trong những ngôi trường tư thục với học phí thấp, tương đương chất lượng dạy và học kém, cơ sở vật chất tồi tàn”.

New York Times dẫn lời một cán bộ làm trong ngành giáo dục Trung Quốc cho hay, trong năm 2017, đã có hơn 10 trường học bị đóng cửa hoặc bị tháo dỡ, điều này khiến hơn 15.000 học sinh thất học, trong đó, phần lớn là các em dưới 12 tuổi. Tờ báo này cũng cho biết, đây là hành động kiên quyết nhất trong thời gian qua của chính phủ Trung Quốc.

Từ “giấc mộng Trung Hoa” đến “giấc mơ dang dở”

Giáo sư Kam Wing Chan, chuyên nghiên cứu về sự phân chia giai tầng giữa thành thị-nông thôn Trung Quốc, thuộc Đại học Washington (Mỹ) cho rằng, động thái của chính quyền Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của cả một thế hệ trẻ.

“Đóng cửa các trường học cũng có thể làm tăng sự bất mãn của người lao động. Có đến hơn 1/3 trong 22 triệu dân Bắc Kinh là người lao động nhập cư, nhiều người trong số họ tức giận vì bị coi là công dân hạng hai”, New York Times cho biết, nhiều người lo lắng con cái của người lao động nhập cư sẽ lớn lên trong một xã hội bị tách biệt.

Một số ý kiến nhận định, những đứa trẻ này có thể nhận ra rằng, chúng chỉ có thể tìm được công việc với mức lương thấp, nguy hiểm và thiếu an toàn lao động giống như cha mẹ mình khiến khoảng cách xã hội gia tăng.

Một trường học với 1.500 học sinh được mở cửa từ năm 2005 ở ngoại ô phía Nam Bắc Kinh mới bị đóng cửa hồi tháng trước. Để con em có thể tiếp tục đến trường, các phụ huynh và giáo viên ở đây đã viết thư ngỏ lên án quyết định trên của chính quyền Bắc Kinh.

Báo động từ đáy xã hội, Giấc mộng Trung Hoa của ông Tập Cận Bình liệu có bị đe dọa? - Ảnh 2.
Một tiết học của học sinh trong ngôi trường ở ngoại ô phía Nam Bắc Kinh. (Ảnh: NYT)

“Khi các em chứng kiến cảnh trường học bị phá dỡ, chúng tôi buộc phải an ủi các em rằng, trường học vẫn có thể tiếp tục được hoạt động”, Sheng Ying, giáo viên nhà trường chia sẻ rằng, một chiếc xe ủi bất ngờ xuất hiện đúng giờ lên lớp, chỉ khi bị bảo vệ trường chặn lại chiếc xe mới quay đầu bỏ đi, rất nhiều người đã khóc trước cảnh tượng đó.

Sheng Ying hy vọng chính phủ sẽ quan tâm nhiều hơn tới hoàn cảnh khó khăn của các học sinh nông thôn nhằm đảm bảo phúc lợi xã hội cho đối tượng này. 

Li Hongbo, một học sinh của ngôi trường trên cho biết, cậu buộc phải thôi học trở về nông thôn bởi cha mẹ đã thất nghiệp và đang bị đẩy khỏi thành phố. “Cháu sẽ rất nhớ các bạn ở đây”, Li nói.

Theo New York Times, rất nhiều các gia đình lao động nhập cư do đã quen với cuộc sống ở Bắc Kinh nên họ không bằng lòng đưa con về sống ở các vùng nông thôn – nơi thiếu thốn về cơ sở y tế và giáo dục hiện đại.

Ông Song Yingquan, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh đánh giá, những đứa trẻ của các gia đình lao động nhập cư sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ như trầm cảm, lạm dụng và bỏ học nếu chúng phải về quê.

“Chúng ta nên tạo điều kiện cho các em theo đuổi giấc mơ ở trong thành phố, dù chúng có xuất thân như thế nào, Song Yingquan nói.

Trong khi đó, Ding Fei cho biết, gia đình năm người của anh đang sống trong một căn phòng chật chội ở ngoại ô phía Nam Bắc Kinh – khu dân cư đã từng bị dỡ bỏ một lần, các con anh đều buộc phải thôi học do nhà trường bị đóng cửa, vợ anh thì sống trong thấp thỏm lo sợ đến một ngày lại nhận được thông báo phải dời đi.

“Tôi đã rất hạnh phúc trong lần đầu đặt chân đến Bắc Kinh. Nhưng hiện nay tôi lại rất lo lắng, tôi sợ sẽ phải về quê”, cô nói.

Theo Soha

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x