Luận về thuật xử thế và đạo làm người, bạn làm được bao nhiêu?
Sống trong xã hội đầy phức tạp “9 người 10 ý”, chúng ta không thể nào làm vừa lòng tất cả mọi người được. Bởi vậy, trong mỗi tình huống, cần có những xử thế hợp tình hợp lý, để tránh những tai họa không đáng có.’
1. Luận về xử thế
Chớ nên vui đùa quá trớn, bởi lời nói đùa đôi khi có thể mang tai vạ.
Có những câu nói đùa tưởng chừng như vô thưởng vô phạt. Nhưng cuộc sống “chín người mười ý”, đôi khi câu đùa vui lại dễ dàng bị hiểu theo hàm ý sai lệch, thậm chí bị coi như câu xúc phạm, nhục mạ, coi thường… Tai vạ cũng từ đó mà ra.
Đàn ông nên xem cổ tay, phụ nữ cần nhìn khuôn mặt.
Người xưa có câu: “Tướng đàn bà con gái thường hiển lộ, tướng đàn ông con trai thường ẩn tàng”. Nghĩa là vận mệnh của người phụ nữ dễ dàng biểu hiện ra bên ngoài thông qua nét mặt, dáng đi, cách ăn nói…
Trong khi đó, tướng người đàn ông lại không dễ gì xem được. Cổ nhân cho rằng, muốn biết tâm tánh và số phận đàn ông thì nên xem cổ tay, còn với phụ nữ thì nhìn khuôn mặt cũng có thể đoán biết được.
Có tiền sau lưng một đám “đệ”, không tiền đường nào cũng khó đi.
Tiền bạc là một trong những công cụ thiết yếu để xây dựng các mối quan hệ xã hội. Nhưng nhiều khi, độ thân thiết của những mối quan hệ ấy lại bị lệ thuộc quá nhiều vào của cải.
Cũng bởi vậy mà vào thế kỷ trước, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phải than thở về thói đời bạc bẽo qua đôi dòng thơ này: “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.
Ngày hôm qua đã thành quá khứ, ngày hôm nay là điểm bắt đầu, ngày mai thế nào thì chẳng ai biết chắc.
Thay vì nuối tiếc những điều đã quá, bỏ lỡ hiện tại, lo nghĩ về tương lai, thì hãy dành hết thảy trái tim và tâm trí của bạn để biến quá khứ trở thành kỷ niệm, trân trọng từng phút giây đang sống để hướng tới tương lai tươi sáng, tốt đẹp.
Tán gẫu hãy chỉ dừng ở tán gẫu, chớ nói hết mọi chuyện trong lòng.
Tác giả văn học hiện đại Trung Quốc Thư Nghi từng viết trong một cuốn sách của mình rằng:
“Dù là bố mẹ bạn hay bất cứ người nào khác cũng không thể chăm sóc bạn cả đời, sớm muộn gì bạn cũng phải đối mặt với tất cả. Trước mặt người khác, bạn chỉ nên nói ba phần, không thể phơi hết ruột gan của mình”.
Bởi lòng người là thứ khó dò nhất thế gian, nên bạn chớ dại dột đem hết tâm tư của mình phơi bày cho người khác mà hãy luôn giữ lại cho mình bảy phần bí mật.
2. Bàn về đạo làm người
Làm người đừng quá gian trá. Thế giới này rộng lớn tới vậy, vỏ quýt dày ắt có móng tay nhọn.
Làm người đừng có đa tình, cả thế gian chỉ cần chung thủy với một người là đủ. Kẻ mà gặp ai cũng dễ dàng yêu thương, sớm có ngày lâm vào bể khổ.
Làm người đừng quá trẻ con, bởi ngây thơ khó làm nên đại sự. Hãy chín chắn quan sát nhân tình thế thái, chim non chẳng mấy chốc sẽ thành đại bàng giương cánh.
Làm người hãy hạn chế tức giận. Trung y có câu “đa sân thương can”, nghĩa là tức giận nhiều sẽ hại gan, tổn thương thân thể. Chỉ người hòa nhã mới có thể kết bạn tứ phương, biến bốn bể thành nhà, coi thiên hạ như huynh đệ.
Làm người đừng cố tỏ ra ngốc nghếch. Bởi ỷ mạnh hiếp yếu là bản tính muôn đời của thiên hạ.
Làm người đừng quá ham của, chỉ chăm chăm chiếm cái lợi trước mắt. Thứ gì của mình, sớm muộn cũng sẽ tìm đến mình. Nếu không phải của mình, dẫu có cố chiếm lấy thì vẫn là kết cục “của thiên trả địa”.
Làm người đừng quá xấu tính. Tính cách hẹp hòi, ích kỷ vốn sẽ chẳng được ai yêu thích, thậm chí còn có ngày rước họa vào thân.
Làm người đừng quá lười biếng. Ngay tới thiên tài cũng chỉ có 1% thiên phí, 99% còn lại đều là công sức nỗ lực của bản thân. Cái lười chỉ đổi lấy cái nghèo cho bản thân, mang tới cái khinh của người đời; còn người chăm chỉ chẳng mấy chốc sẽ được may mắn và thành công mỉm cười.
Cổ nhân có câu: “Khổ tận cam lai”. Chỉ cần chúng ta không ngại khó, ngại khổ mà nỗ lực, hạnh phúc sớm muộn cũng tới gõ cửa.
Tuệ Tâm (s/t)