Quan sát của một người nước ngoài: Tiền Việt Nam nhiều số 0 quá!

02/11/17, 15:27 Kinh tế

So với đồng tiền các nước, dường như việc chuyển đổi tiền Việt ra các loại ngoại tệ khác tương đối nhức đầu. Tiền Việt Nam đang có mệnh giá cao nhất thế giới. Không nơi nào trên thế giới có một tờ mệnh giá là nửa triệu, tức là có tới 5 số 0 trên tờ tiền giấy.

tien-viet-nam-768x485
Tiền VND có mệnh giá cao nhất thế giới (Ảnh minh họa: tofuandflowers.blogspot)

Dưới con mắt nhiều người nước ngoài, đồng tiền một nước càng “được” đổi ra nhiều bản vị chừng nào thì nước ấy càng “bị” xem là còn… chậm tiến chừng nấy.

James Clark là một tác giả du lịch người Úc, hiện sống ở Hà Nội, đã có những phát hiện thú vị về đồng tiền của Việt Nam. Bài viết được đăng trên Asia time.

Theo tác giả, tiền đồng (VND) là một trong những loại đồng tiền có mệnh giá ghi trên tờ tiền cao nhất trên thế giới. Vào thời điểm viết bài này, 1 đồng USD ăn 22.728 VND, thì 1 triệu đồng chỉ tương đương với 44 đồng tiền Mỹ.

Và như vậy, với quá nhiều số 0, thì mức giá cả của các dự án lớn hay các giải thưởng xổ số sẽ trông như thế nào? Có lẽ đó sẽ là những số 0 chất đống. Chẳng hạn các giải thưởng xổ số và các bất động sản có thể có giá trị lên tới những con số hàng tỷ. Thế còn một dự án khổng lồ như hệ thống tàu điện ngầm của TP. HCM thì sao? Chỉ tính riêng một làn đường trong hệ thống này với chi phí khoảng 2,4 tỷ USD; con số này khi niêm yết bằng tiền đồng sẽ là 54.548.400.000.000 (tức là 54 nghìn tỷ đồng).

Vào năm ngoái, cư dân mạng đã lan truyền tin đồn về việc đổi tiền ở Việt Nam. Dù đến nay điều đó chưa xảy ra, nhưng không phải là người dân đã lo ngại một cách vô cớ.

Theo thông tin trên trang web Wikipedia, kể từ năm 1975, Việt Nam đã có ba lần đổi tiền. Lần đổi tiền diễn ra gần nhất là vào năm 1985 và hậu quả của nó là lạm phát phi mã và giá cả tăng cao chóng mặt.

Theo bài viết của tác giả James Clark, năm 1986 tỷ giá của tiền đồng so với USD là 1 USD đổi được 23 VND, năm 1987 là 78 VND, năm 1988 là 630 VND và đến năm 1989 đã là 4.500 VND. Phương thức đổi tiền thời đó được ghi nhận trên trang Wikipedia như sau:

  • Lượng tiền gửi trước 1/3/1978: 1 đồng cũ =1 đồng mới
  • Lượng tiền gửi trong thời khoản 2/3/1978 – 31/5/1981: 2 đồng cũ =1 đồng mới
  • Lượng tiền gửi trong thời khoản 1/6/1981 – 31/12/1984: 6 đồng cũ =1 đồng mới
  • Lượng tiền gửi trong thời khoản 1/1/1985 – 31/7/1985: 9 đồng cũ = 1 đồng mới, và
  • Lượng tiền gửi trong thời khoản 1/8/1985 – 14/9/1985 (ngày đổi tiền): 10 đồng cũ =1 đồng mới.

Số tiền đang lưu hành khi đổi cũng bị hạn chế theo những số lượng nhất định:

  • Mỗi gia đình chỉ được đổi 20.000 đồng cũ lấy 2.000 đồng mới
  • Hộ độc thân chỉ được đổi 15.000 đồng cũ lấy 1.500 đồng mới
  • Hộ kinh doanh công thương nghiệp thì được đổi 50.000 đồng cũ lấy 5.000 đồng mới.

Nếu có tiền nhiều hơn mức ấn định thì người đổi vẫn phải nộp số tiền thặng dư và chỉ được nhận lại giấy biên nhận; khoản tiền quá lượng Nhà nước sẽ thu cả và đợi xét lại mai sau. Theo một số trường hợp, người ký thác sau 30 năm đến lãnh ra thì được biết không còn tiền nữa vì lạm phát ăn mòn, coi như mất toàn phần.

Theo nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm thì cho tới nay (năm 2015), Chính phủ vẫn không có phương thức nào bù đắp cho những người gửi tiền khi tuân thủ theo chỉ định lúc bấy giờ.

Với phương thức đổi tiền lần đó, nhiều người dân có thể đã bị mất tiền một cách vô lý.

Hầu hết các nước có đồng tiền lạm phát cao sang mệnh giá lớn cuối cùng đã tái định giá. Năm 2005, Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ 6 số 0 khỏi đồng Lira.

Tương tự, năm 2016 Belarus cũng đã xác định lại mệnh giá tiền giấy bằng cách bỏ đi 4 số 0. Trước khi tái định giá, 1 USD giá khoảng 20.000 BYR, tương đương với tỷ giá USD/VND hiện nay. Do đó, trị giá của 10.000 BYR trong quá khứ giờ đây có giá 1 BYN, vì vậy giá của 1 USD tương đương với khoảng 2 BYR.

Còn Indonesia cũng đang xem xét việc xác định lại mệnh giá đồng tiền Rupiah. Hiện tại 1 USD có giá khoảng 13.000 Rupiah, tức là 1 triệu Rupiah thì tương đương với 75 USD. Chính phủ Indonesia đã có dự án tái định giá để bỏ bớt số 0 khỏi tiền tệ, vì vậy mệnh giá đồng tiền 1.000 rupiah (khoảng 75 cent) sẽ trở thành 1 rupiah.

Loại đồng tiền chính thức duy nhất có tỷ giá quy đổi cao hơn là tiền của Iran, trong đó 34.000 Rial mới đổi được 1 USD. Còn tỷ giá không chính thức cao nhất là tỷ giá chợ đen của đồng Bolivar của Venezuela, với mức hơn 29.000 đổi được 1 USD vào tháng 9.

Tuy vậy, theo quan sát của James Clark, tiền Việt Nam lại có mệnh giá cao nhất thế giới. Không nơi nào trên thế giới có một tờ mệnh giá là nửa triệu, tức là có tới 5 số 0 trên tờ tiền giấy.

Theo tác giả Clarks, có một số lý do khiến Việt Nam nên định giá lại các tờ tiền giấy:

Thứ nhất, các tờ tiền có mệnh giá nhỏ dễ nhớ và dễ sử dụng hơn, mang đến cảm giác bạn chính là một người tiêu dùng thực thụ. Nếu Việt Nam bỏ bớt đi 4 số 0 trên tờ tiền, thì tờ 10.000 sẽ trở thành tờ tiền giấy có giá 1 đồng, và giá trị 1 USD sẽ vào khoảng 2 đồng.

Nếu được định giá lại tờ tiền, thì việc đưa tiền xu quay trở lại lưu thông sẽ dễ dàng hơn. Mặc dù, trong tương lai Việt Nam muốn triển khai hệ thống không dùng tiền mặt, tuy nhiên tiền xu vẫn có thể được dùng trong các máy bán hàng tự động hoặc trong một số hệ thống giao thông tiên tiến (chẳng hạn như hệ thống metro đang được xây dựng tại TP. HCM).

Với việc định giá lại các tờ tiền giấy, tỷ giá sẽ giảm xuống và do đó các nhà đầu tư hoặc nhà cung cấp dịch vụ sẽ sẵn sàng chấp nhận yết giá bằng tiền đồng hơn thay vì USD như hiện tại.

 Theo trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

x