Cuộc chiến nhân quyền mà Trung Quốc muốn phải câm lặng vẫn tiếp diễn

Sáng 8/9 vừa qua, một cuộc kháng nghị đã được tổ chức trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco nhằm phản đối sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc lên cơ quan lập pháp California.

Thượng nghị sĩ Anderson nói trước lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco trong một cuộc mít tinh để phản đối sự can thiệp của chế độ Trung Quốc vào cơ quan lập pháp của California vào ngày 8 tháng 9 năm 2017 (Lear Zhou / Epoch Times)
Thượng nghị sĩ Anderson phát biểu trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco trong cuộc mít-tinh phản đối sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc lên cơ quan lập pháp California vào ngày 8/9/2017 (Ảnh: Lear Zhou/Epoch Times)

Nguyên nhân dẫn đến cuộc kháng nghị này là do Lãnh sự quán Trung Quốc đã gửi thư cho các thành viên trong Thượng viện bang California nhằm cảnh báo rằng, việc họ ủng hộ nghị quyết SJR 10 sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ giữa chính phủ của 2 nước. SJR 10 là nghị quyết do Thượng nghị sĩ Joel Anderson đề xuất nhằm lên án cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu từ năm 1999 và kéo dài đến tận ngày nay.

Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là một môn tu luyện cổ xưa chú trọng dạy con người tu sửa tâm tính, nâng cao đạo đức theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn và rèn luyện sức khỏe qua các bài tập nhẹ nhàng. Môn tu luyện được truyền ra công chúng lần đầu tiên vào năm 1992. Nhờ hiệu quả nâng cao đạo đức và chữa bệnh kỳ kiệu, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn từ năm 1992-1999, khắp cả nước Trung Quốc đã có 70-100 triệu người theo học.

Tuy nhiên, tháng 7/1999, do lòng đố kỵ và nỗi lo sợ hoang tưởng đối với sự phổ biến của môn tập, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã khởi xướng cuộc đàn áp lên hàng triệu học viên Pháp Luân Công. Ông Giang đã tập hợp toàn bộ bộ máy an ninh, tư pháp và phương tiện truyền thông để thực hiện một chiến dịch bức hại tàn bạo, toàn diện và kéo dài cho đến tận ngày nay.

Mổ cướp nội tạng

Sự việc gây chấn động nhất trong chiến dịch tàn bạo này là những bằng chứng thuyết phục cho thấy các học viên Pháp Luân Công bị bắt làm tù nhân lương tâm đã bị giết để mổ cướp nội tạng cho ngành công nghiệp ghép tạng ở Trung Quốc.

Theo trung tâm nghiên cứu thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, “Trung Quốc hiện đang tiến hành cấy ghép nội tạng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, mặc dù có rất ít người hiến tặng”. Câu hỏi mà trung tâm này đặt ra là tất cả số nội tạng này đến từ đâu.

Năm 2016, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Canada (Châu Á/Thái Bình Dương) David Kilgour, nhà báo điều tra Ethan Gutmann, và luật sư nhân quyền quốc tế David Matas đã phát hành cuốn “Thu hoạch đẫm máu/ Đại thảm sát: Bản cập nhật”, đưa ra “một cuộc khảo sát kỹ càng về chương trình cấy ghép nội tạng của hàng trăm bệnh viện ở Trung Quốc, dựa trên báo cáo của các cơ quan truyền thông, cơ quan tuyên truyền, các tạp chí y khoa, trang web bệnh viện và một lượng lớn các trang web bị xóa được tìm thấy trong kho lưu trữ”, theo báo cáo của trung tâm.

Falun Gong practitioners hold banners in front of the San Francisco Chinese consulate during a rally to protest the Chinese regime's interference in California's legislature, on Sept 8, 2017 (Lear Zhou/Epoch Times)
Học viên Pháp Luân Công giữ các khẩu hiệu trước lãnh sự quán Trung Quốc San Francisco trong cuộc mít-tinh phản đối sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc đến cơ quan lập pháp California. (Ảnh: Lear Zhou/Epoch Times)

Báo cáo cho thấy chính quyền Trung Quốc đang thực hiện 50.000 đến 100.000 ca ghép tạng mỗi năm, trái ngược với con số 10.000 ca cấy ghép theo tuyên bố của chính quyền nước này. Chính quyền Trung Quốc đã thực hiện những vụ thảm sát người vô tội, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, ngoài ra còn có người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và các tín đồ Cơ-đốc giáo để lấy nội tạng phục vụ cho việc cấy ghép.

Cũng vào năm 2016, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết H. Res. 343, “Thể hiện mối quan tâm đến các báo cáo liên tục và đáng tin cậy về việc thu hoạch nội tạng có hệ thống được nhà nước bảo hộ từ tù nhân lương tâm ở Trung Quốc mà không được sự đồng ý của họ. Nội tạng được cướp lấy từ số lượng lớn thân thể học viên Pháp Luân Công và các thành viên của các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số khác”.

Nghị quyết bị bác bỏ

Nghị quyết SJR 10 tiếp nối nghị quyết H. Res. 343, lên án Chính quyền Trung Quốc “về bất kỳ cuộc bức hại nào của chính phủ lên học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc”. Với sự ủng hộ của cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa, Ủy ban Tư pháp đã nhất trí thông qua vào tuần trước. Bước tiếp theo là bỏ phiếu ở Thượng viện.

Tuy nhiên, điều bất ngờ là Thượng viện đã chuyển nghị quyết SJR 10 về lại Ủy ban Điều luật, chủ yếu nhằm ngăn không cho nghị quyết được bỏ phiếu tại Thượng viện.

Phát biểu tại cuộc kháng nghị, Thượng Nghị sĩ Anderson cho biết nguyên nhân của vụ việc này là do “một bức thư tệ hại của Lãnh sự quán Trung Quốc nhằm bôi nhọ danh dự học viên Pháp Luân Công”. Bức thư đe dọa nghị quyết SJR 10 “có thể làm tổn hại sâu sắc đến mối quan hệ hợp tác giữa bang California và Trung Quốc”.

Senator Anderson speaks in front of the Chinese consulate in San Francisco during a rally to protest the Chinese regime’s interference in California’s legislature, on Sept 8, 2017 (Lear Zhou/Epoch Times)
Thượng nghị sĩ Anderson phát biểu trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco nhằm phản đối sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc đến cơ quan lập pháp California vào ngày 8/9/2017 (Ảnh: Lear Zhou / Epoch Times)

Hôm 1/9, bức thư đã được gửi tới tất cả thượng nghị sĩ của bang một ngày sau khi 200 nhà hoạt động nhân quyền tập trung trước Tòa nhà Quốc hội Bang California để ủng hộ sự nhất trí thông qua nghị quyết SJR 10 của Ủy ban Tư pháp tại Thượng viện.

Cùng ngày nhận được bức thư, Chủ tịch Thượng viện tạm quyền Kevin de Leon đã đưa nghị quyết ra khỏi sàn thượng viện.

Các cuộc điện thoại và email từ thời báo Epoch Times gửi đến ông Jonathan Underland, thư ký báo chí cho Thượng nghị sĩ De Leon, hỏi về bình luận của thượng nghị sĩ về vấn đề này đã không được đáp lại.

Cảm thấy bị xúc phạm vì nghị quyết bị bác bỏ khi nó thậm chí còn chưa được trình bày, tại cuộc kháng nghị hôm 8/9, Thượng nghị sĩ Anderson đã công khai chỉ trích “sự can thiệp đáng báo động vào quá trình lập pháp của chúng ta bởi một lực lượng ngoại quốc đang bóp nghẹt tiếng nói nhân quyền”.

Các tiểu bang khác như Minnesota, Illinois, và Pennsylvania cũng đã từng thông qua các nghị quyết tương tự như SJR 10 trong vài năm qua.

Chống lại nạn diệt chủng

Thượng nghị sĩ Anderson nói, “Chúng ta hãy cùng đứng lên chống lại nạn diệt chủng này. Đây không phải là vấn đề của một đảng, đó là vấn đề quyền con người”.

Thượng nghị sĩ Anderson đang tận dụng mọi cơ hội để tìm cách nói về nghị quyết SJR 10 và đưa ra các biện pháp khác tại các cuộc họp Thượng viện, bao gồm cả cho một dự luật tương tự lên án cuộc bức hại của chính phủ Chechnya lên cộng đồng người đồng tính.

Ông không phải là người duy nhất thực hiện nỗ lực này. Ghi nhận lịch sử lâu dài của California trong việc ủng hộ các nghị quyết về nhân quyền, Thượng nghị sĩ Stone, một đảng viên đảng Cộng hòa ở Temecula, cũng kêu gọi các đồng nghiệp của ông hãy để nghị quyết SJR10 được lắng nghe.

Tuy nhiên, lời khẩn cầu của họ đã bị bỏ ngoài tai. SJR 10 vẫn bị gác lại.

Để hiểu đạo đức giả của Thượng viện California vì lên án cuộc đàn áp công dân ở Chechnya, nhưng lại phớt lờ cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc, Anderson nói người ta phải theo dõi các sự kiện sau:

  • Với sự ủng hộ của cả hai đảng, Ủy ban Tư pháp đã nhất trí thông qua SJR 10.
  • Lãnh sự quán Trung Quốc gửi một bức thư đe dọa đến các thượng nghị sĩ.
  • Nghị quyết bị gác lại mà không được đưa ra trước sàn Thượng viện.

Các mối đe dọa từ chính quyền Trung Quốc

Điều phối viên điều hành, ông Alan Huang nói trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco trong một cuộc mít tinh để phản đối sự can thiệp của chế độ Trung Quốc vào cơ quan lập pháp của California vào ngày 8 tháng 9 năm 2017 (Lear Zhou / Epoch Times)
Điều phối viên, ông Alan Huang phát biểu trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco trong cuộc mít-tinh ngày 8/9/2017 (Ảnh: Lear Zhou / Epoch Times)

Những đe dọa từ chính quyền Trung Quốc đối với các chính trị gia Mỹ không phải là điều mới mẻ.

Quốc hội Hoa Kỳ từng thông qua 2 nghị quyết: H Con ResR 188 vào năm 2002 và H Con ResR 304 vào năm 2004, nhằm yêu cầu Bộ trưởng Tư Pháp điều tra các báo cáo về việc các quan chức lãnh sự quán Trung Quốc có những hành động bất hợp pháp, đe doạ các quan chức bầu cử từng ủng hộ các học viên Pháp Luân Công.

Nghị quyết cũng kêu gọi chính quyền địa phương báo cáo với Quốc hội, Bộ trưởng Tư Pháp và Bộ trưởng Ngoại giao về bất kỳ sự việc nào nhằm gây áp lực hoặc quấy rối từ phía các đại diện Trung Quốc.

Cảm thấy bị xúc phạm khi nhà nước Trung Quốc đã thực hiện cuộc đàn áp tự do ngôn luận đi quá biên giới của họ, đến các lãnh đạo Thượng viện ở California, Thượng nghị sĩ Anderson đã hứa sẽ tiếp tục lên án cho đến khi dự luật của ông được cho phép trình bày trước Thượng viện.

Trong một lời thức tỉnh lương tâm các đồng nghiệp, ông đã nói: “Chúng ta cần mạnh mẽ đứng lên chống lại nạn diệt chủng ở bất cứ đâu trên thế giới. Có những người từng phủ nhận cuộc thảm sát Holocaust (nhưng sự thực là nó đã xảy ra). Không có lý do gì ngày nay chúng ta lại phủ nhận tội ác giết người hàng loạt đang diễn ra đối với các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Chúng ta cần phải đứng lên và nói rằng không có bộ phận cơ thể của bất kỳ ai đáng bị cướp chỉ vì niềm tin tín ngưỡng của họ”.

Ông đã trực tiếp diễn thuyết trước công dân của bang California, thỉnh cầu những người tin rằng Thượng viện cần chống lại nạn diệt chủng, hãy kêu gọi các nhà lập pháp của họ và nói rằng họ muốn thấy một cuộc bỏ phiếu cho nghị quyết SJR 10.

Theo Epoch Tímes

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

    TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

    Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Hạt giống

    Hạt giống

x