Campuchia cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn vì môi trường

14/07/17, 08:13 Thế giới

Lo ngại của những tổ chức môi trường là đúng bởi nguy cơ (khi khai thác cát) là rất lớn, vì vậy bộ quyết định cấm xuất khẩu cát và nạo cát diện rộng“, người phát ngôn của Bộ Khoáng sản và năng lượng Campuchia nói.

Một tàu khai thác cát tại tỉnh Koh Kong, Campuchia hồi đầu năm 2015. (Ảnh: Mother Nature)

Sau lệnh tạm dừng xuất khẩu cát vào tháng 11/2016, nay chính phủ Campuchia đã quyết định cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn.

Người phát ngôn của Bộ Khoáng sản và năng lượng Campuchia, Meng Saktheara nói rằng lệnh cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn là vì các vấn đề môi trường. “Lo ngại của những tổ chức môi trường là đúng bởi nguy cơ (khi khai thác cát) là rất lớn, vì vậy bộ quyết định cấm xuất khẩu cát và nạo cát diện rộng“, hãng tin BBC dẫn lời ông Saktheara nói.

Các nhóm hoạt động môi trường cho rằng hoạt động khai thác cát tại Campuchia ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái ven biển.

Singapore là nước mua hầu hết lượng cát khai thác xuất khẩu của Campuchia. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, từ năm 2007 đến nay Singapore đã nhập khẩu 72 triệu tấn cát của Campuchia. Tuy nhiên, số liệu của chính phủ Campuchia cho thấy Singapore chỉ nhập khẩu 16 triệu tấn cát của nước này. Không hiểu tại sao hai con số lại chênh lệch lớn như vậy, hãng tin Reuters viết.

Mục đích nhập khẩu cát của Singapore là để mở rộng đất. Reuters cho biết trước đây, Singapore chủ yếu mua cát của Indonesia nhưng từ năm 2007, vì lý do môi trường, Indonesia đột ngột dừng bán cát cho Singapore. Kể từ đó, Singapore phải tìm nguồn cát mới của các nước như Myanmar, Campuchia, Trung Quốc và cả Việt Nam.

Theo BBC, kể từ khi giành độc lập vào năm 1965, Singapore đã mở rộng phần đất thêm 20%, chủ yếu dùng cát. Tuy nhiên, trong các dự án mở rộng đất gần đây, Singapore đã áp dụng kỹ thuật mới, đòi hỏi ít cát hơn.

Trước đó, cũng vì lo ngại về môi trường, Malaysia đã bắt đầu lệnh cấm xuất khẩu cát từ năm 1997.

Theo Tuổi Trẻ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x