Báo cáo ‘gây sốc’ cảnh báo về tuyệt chủng
Trạng thái của Đại dương: Báo cáo “gây sốc” cảnh báo về sự tuyệt chủng hàng loạt do tốc độ hủy hoại biển hiện nay gây ra.
Nếu những hành động hiện tại đang góp phần vào sự suy thoái về nhiều mặt của các đại dương trên thế giới mà không được kiềm chế, thì một sự tuyệt chủng hàng loạt không giống với bất cứ điều gì nhân loại trong lịch sử từng nhìn thấy đang đến, một nhóm các nhà khoa học cảnh báo trong một báo cáo mới đáng báo động.
Các báo cáo sơ bộ của Chương trình Quốc tế về tình trạng đại dương (IPSO) là kết quả của hội thảo quốc tế liên ngành đầu tiên kiểm tra tác động mang tính kết hợp của tất cả các yếu tố đang ảnh hưởng đến các đại dương, bao gồm sự ô nhiễm, sự nóng lên, axit hóa, sự đánh bắt cá cạn kiệt và tình trạng thiếu oxy.
“Những phát hiện này đã gây sốc”, tiến sĩ Alex Rogers, giám đốc của IPSO, cho biết trong một tuyên bố được đưa ra bởi nhóm.”Đây là một tình huống rất nghiêm trọng đòi hỏi hành động rõ ràng ở mọi cấp độ. Chúng tôi đang xem xét những hậu quả đối với nhân loại mà sẽ tác động đến cả đời của chúng ta, và tệ hơn nữa, cho cả con cháu chúng ta và nhiều thế hệ sau”.
Nhóm các khoa học này kết luận rằng sự thoái hóa trong các đại dương đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với dự đoán. Sự kết hợp của các yếu tố mà hiện đang gây nguy hiểm cho môi trường biển là đang góp phần làm hội đủ các điều kiện đích xác của những trận đại tuyệt chủng hàng loạt trong lịch sử của Trái đất.
Theo báo cáo này, 3 yếu tố chính có mặt trong vài trận tuyệt chủng hàng loạt đã xảy ra trong quá khứ: sự gia tăng tình trạng giảm oxy (hypoxia) và tình trạng thiếu oxy (thiếu oxy tạo ra “các vùng chết”) trong các đại dương, sự nóng lên và sự axit hóa. Họ cảnh báo rằng sự kết hợp của những yếu tố này chắc chắn sẽ gây ra sự tuyệt chủng biển hàng loạt nếu không hành động nhanh chóng để cải thiện tình hình.
Đây là báo cáo mới nhất trong số các báo cáo nghiên cứu tình trạng thảm khốc của đại dương được công bố trong những tháng gần đây. Một báo cáo của Viện Tài nguyên thế giới (WRI) mới đây cho thấy rằng tất cả các rạn san hô có thể sẽ biến mất vào năm 2050 nếu không có hành động bảo vệ chúng, trong khi một nghiên cứu được công bố đầu năm nay ở BioScience tuyên bố rằng loài sò đã “tuyệt chủng về mặt chức năng”, số lượng sò đã giảm rất nhiều bởi đánh bắt quá mức và bệnh tật.Các nhà khoa học dự báo tuần trước rằng năm nay Vịnh “vùng chết” sẽ rộng lớn nhất trong lịch sử do sự tăng cường dòng chảy từ sông Mississippi đang mang theo lượng nitrat và phốt phát lớn từ phân bón.
Trong khi đó, một nghiên cứu gần đây của tạp chí Nature cho thấy rằng không chỉ sự tuyệt chủng hàng loạt sắp tới là do con người gây ra, mà nó có thể là đã đang xảy ra rồi.Trừ khi con người thay đổi đáng kể hành vi của mình, nếu không…
Theo beforeitsnews