ĐCSTQ dàn dựng cảnh người biểu tình đốt xe cảnh sát
Những hình ảnh của những chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy tại Xintang đã truyền đi khắp thế giới, bằng chứng cho thấy vụ bạo loạn đã diễn ra trong vùng ngoại ô này, ở bên ngoài thành phố Quảng Châu thuộc miền nam Trung Quốc. Nhiều người sinh sống tại thị trấn dệt may này và các quan sát viên mà đã quen thuộc với đường lối của chính quyền Trung Quốc nói rằng các hình ảnh này là lừa dối.
Những cuộc biểu tình nổ ra vào ngày 10/6 sau khi người ta báo cáo rằng cảnh sát đã đá một người phụ nữ mang thai bán hàng rong trên phố, là một nữ công nhân nhập cư từ tỉnh Tứ Xuyên miền tây Trung Quốc. Vụ việc làm các lao động nhập cư – những người đang làm việc cho các nhà máy jean xanh của Xintang phẫn nộ, và họ đã xuống đường, với đám đông ước tính lên đến hàng chục ngàn người.
Sáng sớm ngày 13 tháng 6, người biểu tình bị cho là đã đốt hàng chục xe cảnh sát và xe cấp cứu. Ngay sau đó, quân đội tới để lập lại trật tự.
Đài phát thanh Hy vọng đã phỏng vấn một người đàn ông có mặt trên đường phố Xintang khi xe cảnh sát bị đốt cháy. Ông nói rằng ông đã nhìn thấy nhiều nhân viên an ninh mặc thường phục kích động đám đông đốt cháy các xe tư nhân và cảnh sát. “Họ trà trộn lẫn với các công nhân, la hét lớn tiếng rằng hãy đốt xe”, ông nhớ lại.
Ông có thể thấy rằng các công nhân nhập cư người Tứ Xuyên chỉ có gậy và gạch. Cảnh sát mật là những người có mang theo chất lỏng dễ cháy và người ta có thể nhìn thấy họ tưới nó vào xe.
“Hầu hết mọi người không biết làm thế nào để đốt phá. Làm thế nào 100 xe có thể bị đốt cháy một cách dễ dàng như vậy được?”, Ông nói. “Phương pháp tốt nhất để biện minh cho việc sử dụng quân sự là làm tăng tình trạng thù địch giữa người dân địa phương và người nhập cư, bằng cách đốt xe của người dân địa phương”.
Sound of Hope cũng phỏng vấn một viên cảnh sát biết thông cảm. “Đánh giá từ việc những chiếc xe bị đốt cháy nhanh chóng ra sao, thì đó không thể là do những người nhập cư làm. Họ chỉ muốn các nhà chức trách bắt giữ các thủ phạm [đã đánh người phụ nữ có thai ấy], và không thể đốt cháy chiếc xe như thế được”, ông nói. “Cảnh sát có thể nhận thấy rõ rằng chỉ các chuyên gia mới đốt phá thành thạo như thế”.
Khereid Khuvisgalt, một học giả Mông Cổ sống ở Nhật Bản, nói rằng ông biết rõ các bước mà chính quyền Trung Quốc sẽ làm để biện minh cho việc dùng bạo lực trấn áp người biểu tình. Trong một bài viết trên Twitter, ông viết: “Chiến lược này đã được sử dụng ở Mông Cổ, Tân Cương và Tây Tạng. Đầu tiên, chính quyền cho phép những người biểu tình làm cho thỏa lòng và sau đó tìm một cái cớ để đem cảnh sát chống bạo động tới.
“Các công nhân nhập cư đang bị khép là ‘khủng bố’ và cảnh sát chìm đang tham gia. Chiến thuật này là rất quen thuộc và thế giới bên ngoài không nên bị lừa bởi thủ đoạn cũ rích này của ĐCSTQ”.
Nhiều bài viết trên Internet đã xuất hiện và tấn công các công nhân nhập cư của Xintang.
Một nhà văn tự do tên là Chen Xi, nói rằng những bài viết đó là tác phẩm của chính quyền Trung Quốc. “Hiện nay chính quyền đang cố gắng khuấy động các cuộc xung đột giữa người nhập cư và người dân địa phương, nhằm làm chệch hướng sự chú ý của mọi người”.
Một bài viết Twitter, có vẻ từ Hồng Kông, lặp lại những suy nghĩ của Chen: “Các công nhân nhập cư không phải là bọn du thủ du thực muốn cướp phá; ngay từ đầu, họ chỉ muốn chính quyền địa phương hãy bắt những nhân viên an ninh đã đánh người phụ nữ mang thai bán dạo ấy”.
“Không có lao động nhập cư từ Tứ Xuyên nào có feed trên Twitter, vì vậy đó phải là các tay chân của Đảng đang cố gắng gây mất đoàn kết, bẻ cong sự thật, và đánh lạc hướng dư luận khỏi tình hình thực tế rằng chính quyền Xintang sẽ không truy tố các thủ phạm đánh người”.