4 ‘ông lớn’ vỡ nợ chỉ trong 1 tuần, “điềm báo” cho nền kinh tế Trung Quốc
Chỉ trong vòng 7 ngày, tại Trung Quốc có 4 doanh nghiệp lớn vỡ nợ, trong đó có Zhuhai Zhongfu, công ty sản xuất cung cấp chai hàng đầu cho Coca-Cola và Pepsi. Đây là báo động cho cuộc khủng hoảng kinh tế Trung Quốc hiện nay.
Theo “Kinh tế nhật báo” Hồng Kông ngày 31/3, Zhuhai Zhongfu là công ty sản xuất cung cấp chai lớn nhất cho Coca-Cola và Pepsi ở Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty này không thể thanh toán tiền lãi và gốc đúng hạn. Tổng số nợ gốc là 590 triệu NDT, cộng thêm tiền lãi 38,9 triệu NDT, tổng cộng số tiền nợ lên đến 630 triệu NDT.
Zhuhai Zhongfu đặt trụ sở ở thành phố miền Nam Zhuhai và tuyển dụng khoảng 4.000 lao động. Trước đó, ngày 21/5, công ty này thông báo đã bị ngân hàng từ chối đơn xin vay 500 triệu NDT. Vì đang gặp khủng hoảng về thanh khoản, Zhuhai Zhongfu không thể huy động đủ tiền để duy trì hoạt động.
Zhuhai Zhongfu là công ty thứ tư sau Liaoning Huishan, Shandong Qixing và Tianxin Group, tổng cộng 4 doanh nghiệp lâm vào vỡ nợ trong vòng 7 ngày.
Truyền thông Trung Quốc cho rằng, các doanh nghiệp tại nước đang rơi vào cuộc khủng hoảng với mức độ tầm cỡ khác nhau, số doanh nghiệp vỡ nợ ngày càng gia tăng.
Một nhà bình luận ở nước ngoài cho biết, cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc dường như đã tạo thành phong trào, một công ty vỡ nợ thì sẽ kéo theo các công ty liên kết vỡ nợ theo. Sau tập đoàn Shandong Qixing vỡ nợ, nó sẽ kéo theo 7 công ty liên quan khác cũng lâm vào tình trạng phá sản.
Đầu năm nay, “Báo quan sát kinh tế” của Trung Quốc đã phát động kết quả khảo sát hàng quý, kết quả cho thấy trong năm nay rủi ro tài chính của nước này chủ yếu là từ nợ. Điều này chiếm 51% kết quả khảo sát, lớn hơn đáng kể so với rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro từ ngân hàng…. Và trong đó nợ doanh nghiệp là nguy cơ căng thẳng nhất.
Được biết, người tham gia trả lời khảo sát bao gồm các ngân hàng đầu tư, các nhà kinh tế và tổ chức nghiên cứu của chính phủ.
>>> Chuyên gia Hoa Kỳ: Kinh tế Trung Quốc sắp tuột dốc không phanh
Ông Gordon Chang, một chuyên gia phân tích về châu Á và Trung Quốc, trong cuộc phỏng vấn với Thời báo Đại Kỷ Nguyên mới đây đã cho rằng:
“Trung Quốc trông thì mạnh mẽ nhưng họ thực sự rất yếu kém. Họ đã vượt quá điểm không thể vãn hồi’.
“Trung Quốc đã đưa vào một khoản nợ khổng lồ, và họ đã ổn định được nền kinh tế. Lĩnh vực sản xuất được hưởng lợi; chúng ta bắt đầu thấy một số lạm phát ở Trung Quốc. Nhưng cái giá phải trả cho việc bơm tiền kích thích này là rất lớn”.
Ông Chang cũng e ngại: “Tôi nghĩ rằng họ sẽ duy trì thành công nền kinh tế cho đến Đại hội Đảng. Sau đó, họ sẽ thất bại”; “Sau Đại hội đảng, kinh tế Trung Quốc sẽ tuột dốc không phanh”.
>>> Trung Quốc ‘rớt đài’, Ấn Độ và 4 quốc gia khác sẽ thay thế vị trí “công xưởng của thế giới”
Hồi tháng 2 vừa qua, báo “Kinh tế hàng ngày” của Hồng Kông đưa tin, hình ảnh “công xưởng thế giới” của Trung Quốc gần như đã mất.
Theo đó, Công ty kế toán – kiểm toán nổi tiếng thế giới Deloitte cho rằng, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam trong 5 năm tới, sẽ thay thế vị trí “công xưởng thế giới” của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, thuận theo việc các nhà đầu tư nước ngoài rời khỏi Trung Quốc, cảnh quan của nước này nhìn chung không còn là công xưởng của thế giới.
Bảo An, theo Epoch Times