Trò chơi đứng sau 130 vụ thiếu niên tự sát ở châu Âu

18/03/17, 11:32 Thế giới

Cảnh sát Anh đã lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm của trò “Blue Whale Challenge” khi có tới 130 vụ trẻ vị thành niên tự sát vì tham gia thử thách này.

Hiện tại, "trò chơi" đang bị nghi là nguyên nhân dẫn đến hai cái chết gần đây tại Nga. (Ảnh: Getty)
Hiện tại, “trò chơi” đang bị nghi là nguyên nhân dẫn đến hai cái chết gần đây tại Nga. (Ảnh: Getty)

Blue Whale Challenge – Thử thách cá voi xanh còn được biết đến với tên gọi trò chơi tự sát. Tham gia vào thử thách này, người chơi phải hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra trong vòng 50 ngày. Và vào nhiệm vụ cuối cùng, các bạn trẻ sẽ được công nhận chiến thắng bằng cách tự sát.

Con cá voi xanh - biểu tượng của phong trào tự sát hàng loạt. ( Ảnh:The Siberian Times )
Con cá voi xanh – biểu tượng của phong trào tự sát hàng loạt. ( Ảnh:The Siberian Times )

Đây được xem là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vụ tự sát từ tháng 11/2015 đến tháng 4/2016. Thật bất ngờ khi biết hầu hết tất cả những đứa trẻ là thành viên tham gia thử thách này đều xuất thân từ hoàn cảnh gia đình tốt và hạnh phúc.

Trong vòng 50 ngày chơi, họ được giao những nhiệm vụ kỳ quái như thức dậy xem phim kinh dị vào nửa đêm, tự cắt vào những bộ phận trên cơ thể, tạo hình cá voi bằng lưỡi lam hoặc dao lên cổ tay, cổ chân. Từng bước từng bước, trò chơi dẫn lối đến yêu cầu tự sát vào ngày thứ 50.

Người chơi được yêu cầu dùng dao, lưỡi lam tạo hình cá voi lên cổ tay, cổ chân.( Ảnh:The Siberian Times )
Người chơi được yêu cầu dùng dao, lưỡi lam tạo hình cá voi lên cổ tay, cổ chân.( Ảnh:The Siberian Times )

Trên những “trang web tự tử”, người xem được chỉ rằng: “Mọi thứ tốt đẹp nhất đều bắt đầu bằng chữ “S”:  Gia đình (semiya – family), Thứ bảy (saturday), Giới tính (sex), Tự sát (suicide)”. Chúng đặt câu hỏi: “Liệu bạn còn vùi đầu vào những ngày buồn chán đến bao giờ?” Bức tranh con tàu đang tiến tới với dòng chữ: “Thế giới này không thuộc về chúng ta.”

Cảnh sát Anh đang cảnh báo các bậc phụ huynh về sự nguy hiểm của trò chơi trực tuyến đầy kinh khủng này. Cho đến hiện tại, hơn 130 vụ tự sát đã xảy ra không rõ nguyên do.

Hai nữ sinh tên Yulia Konstantinova (15 tuổi) và Veronika Volkova (16 tuổi) đã chết vì rơi từ mái nhà của một căn hộ trong khu công nghiệp. Một nữ sinh khác, Ekaterina (15 tuổi) bị thương nặng khi rơi xuống nền tuyết từ toà nhà tại thành phố Krasnoyarsk, cũng ở Siberia, nước Nga.

Chân dung một trong hai nữ sinh xấu số tử vong.( Ảnh:The Siberian Times )
Chân dung một trong hai nữ sinh xấu số tử vong.( Ảnh:The Siberian Times )

Không chỉ ở phạm vi nước Nga, trò chơi khủng khiếp đầy bệnh hoạn này cũng xuất hiện tại Mông Cổ, gây ra cái chết thương tâm cho một bé gái 14 tuổi. Nguyên nhân được cho là cô tự thả mình vào xe lửa đang chạy.

Những cái chết của các thanh niên tuổi thành niên này đều có một điểm chung. Các nhà điều tra đã dò ra “trang web tự tử” ảnh hưởng đến các cô gái trẻ. Trước khi tự sát, Yulia đăng tải ghi chú dòng chữ “kết thúc” trên trang mạng xã hội này đồng thời để hình một con cá voi xanh lớn – hình ảnh biểu tượng của Blue Whale Challenge.

Trong trường hợp của bé gái đến từ Mông Cổ, cánh sát chính thức xác nhận chính thử thách cá voi xanh là nguyên nhân gây cái chết cho cô bé. Một đứa trẻ khác được biết cũng có kế hoạch từ sát cùng nhưng đã thay đổi suy nghĩ vào phút chót.

Nam sinh bị cảnh sát bắt giữ vì nghi ngờ dính líu đến vụ án.( Ảnh:The Siberian Times )
Nam sinh bị cảnh sát bắt giữ vì nghi ngờ dính líu đến vụ án.( Ảnh:The Siberian Times )

Diễn biến khác trong vụ án, hai cậu bé tuổi vị thành niên bị cảnh sát Nga bắt giữ ngay tại hiện trường sau khi bị cáo buộc quay clip tự sát kép. Lập tức uỷ ban điều tra nước này phải mở một cuộc điều tra về “kích động tự tử” liên quan đến cái chết của những đứa trẻ này.

Một người đàn ông bị cảnh sát tình nghi có thể là nguyên nhân đằng sau 130 vụ tự sát ở giới trẻ. Kẻ chủ mưu tên Philip Budeikin, 21 tuổi, đã bị bắt giữ và buộc tội tổ chức tám nhóm “kích động tự tử” trong khoảng từ năm 2013 đến 2016. Sau khi kẻ chủ mưu bị tóm, các vụ án có dấu hiệu giảm xuống.

Tuy nhiên, cho đến hiện tại, trang web kiểm tra sự thật Snopes báo cáo rằng “chưa chứng minh” rằng phong trào khuyến khích giới trẻ tự kết liễu cuộc sống của mình chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những cái chết của 130 thanh niên.

Theo yan.vn

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

x