Muốn mặc đẹp trước tiên bạn phải biết cách giặt từng loại đồ đã
Giặt giũ là một công việc vô cùng quen thuộc với tất cả các hộ gia đình. Tuy nhiên, việc giặt quần áo không phải chỉ là “tống” hết tất cả quần áo vào máy giặt và ấn nút.
Mỗi một kiểu trang phục đều có đặc tính chất liệu và kiểu dáng riêng vì thế bạn không thể sử dụng chung một quy trình cho từng loại. Ví dụ như, các nhà sản xuất quần jeans từng khuyên khách hàng của mình “không bao giờ giặt quần jeans” vì sẽ làm phai màu và phá hỏng dáng quần mà chỉ nên bỏ chúng vào ngăn đá tủ lạnh để tiêu diệt vi khuẩn.
1. Áo lót
Rất sai lầm khi giặt áo lót sau mỗi lần mặc. Áo lót sẽ không bị bẩn chỉ sau một hoặc hai lần mặc. Nhà thiết kế áo lót của hàng Fortnigh chia sẻ rằng chúng ta nên giặt áo lót sau 2-3 lần mặc vì độ nóng và dầu tự nhiên giải phóng từ cơ thể sẽ phá vỡ sự đàn hồi của chất liệu vì thế giặt càng ít thì áo lót càng bền hơn.
Remenyi khuyên chị em nên giặt áo lót bằng tay bằng cách nhúng chúng trong nước xà phòng pha loãng. Bạn cũng có thể sử dụng bất kỳ loại sữa dưỡng thể (trừ gel dưỡng ẩm) để giặt áo lót.
2. Quần jeans
Những chiếc quần jean khi mới mua về bạn hãy ngâm chúng vào chậu nước lạnh pha với dấm hoặc phèn chua, nếu không bạn có thể ngâm với nước muối, sau đó xả thật sạch bằng nước. Với lần giặt đầu tiên bạn không nên sử dụng xà phòng.
Trước khi giặt, nên lật mặt trái của những chiếc quần này ra ngoài và không quên kéo khóa cũng như cài cúc đầy đủ. Ngoài ra, hạn chế giặt quần jean bằng máy cũng như hong khô quần trong máy sấy vì nó sẽ làm phai màu nhanh hơn bình thường, làm giảm tuổi thọ của quần jean và dáng quần của bạn sẽ dễ bị hỏng hơn.
3. Áo thun
Với áo thun, bạn có thể thoải mái giặt sau mỗi lần bị bẩn tuy nhiên không nên giặt bằng máy giặt quá nhiều. Càng giặt nhiều bằng máy giặt thì áo thun càng nhanh bịt nát. Nhìn chung, bạn nên giặt áo thun sau 3 – 4 lần mặc, giặt bằng nước lạnh và phơi khô trên mặt phẳng, không nên phơi trên móc để áo được giữ dáng lâu hơn.
4. Áo sơ mi
Sử dụng nhiều bột giặt không làm cho áo của bạn sạch hơn, ngược lại lượng xút quá nhiều sẽ khiến cho bề mặt vải bị sờn và màu sắc không còn bền. Vì thế hãy dùng một lượng bột giặt vừa đủ. Tốt nhất bạn nên ngâm áo trong bột giặt khoảng 5-10 phút. Dùng bàn chải chải sạch vùng măng séc và cổ.
Ngoài ra, thay vì ngâm cả áo trong bột giặt, bạn có thể dùng một loại nước xịt chuyên dụng, xịt thẳng vào vị trí cổ và măng séc sau đó chà sạch. Điều này sẽ hạn chế cả áo nhúng trong bột giặt.
5. Áo len, sợi
Các chuyên gia khuyên “nên giặt áo len sau 8-10 lần mặc, trừ khi bạn làm dây bẩn hoặc áo bị ám mùi khói thuốc lá”, bởi vì “giặt áo len quá thường xuyên sẽ khiến áo bị dão và mất dáng rất nhanh”.
Khi làm dây bẩn lên áo len, bạn cần làm sạch ngay tránh để lâu vết ố sẽ rất khó tẩy. Dùng một miếng bọt biển nhúng vào nước và chấm lên vết bẩn. Không nên chà mạnh vì như thế sẽ phá vỡ kết cấu của chất liệu len.
Trước khi giặt các loại áo len sợi, bạn hãy đập sạch bụi trên áo sau đó cho chúng vào trong nước lạnh ngâm khoảng 10 đến 20 phút. Sau đó, bạn hãy vớt chúng ra, cho vào thau nước có xà phòng đã đánh tan, vò nhẹ và dùng nước để giặt sạch. Ngoài ra, để giữ màu cho các sợi len, bạn có thể nhỏ vào nước giặt quần áo len một ít giấm ăn.
Khi giặt nên giặt áo len bằng tay trong nước nhiệt độ thấp (khoảng 30 độ). Luôn sử dụng chất tẩy rửa đặc biệt dành cho áo len. Một lượng nhỏ dầu xả tóc thêm vào nước sẽ giúp chất liệu len được mềm mượt hơn. Cách làm khô áo len cũng rất quan trọng: Chỉ nên phơi áo len trên một mặt phẳng, tránh phơi trên móc.
6. Áo vest
Bạn nên giặt áo vest bằng tay, trong lúc giặt không nên cho quá nhiều nước. Thậm chí, bạn có thể sử dụng vòi hoa sen để xả trực tiếp lên áo. Tránh dùng bột giặt có độ tẩy cao, không nên ngâm áo vest trong nước có bột giặt quá lâu vì có thể sẽ làm phai màu của vải. Bên cạnh đó, khi giặt không nên dùng bàn chải lông quá cứng, nên chọn loại bàn chải phù hợp để tránh làm xước vải. Để tốt nhất, bạn nên giặt bằng tay bằng cách vò nhẹ.
Không dùng máy giặt để giặt quần áo vest, vì lồng xoay của máy giặt sẽ làm nhàu nát áo, hỏng hệ thống dựng giữ form áo ở bên trong (mùng – mếch, mút cầu vai…) và sẽ làm hỏng dáng áo. Không dùng nước nóng quá 70 độ C để ngâm quần áo, vì có thể sẽ làm co các lớp phụ kiện bên trong áo, làm cho bộ áo nhăn nheo.
7. Áo khoác mùa đông
Tần suất giặt áo khoác tùy thuộc vào từng chất liệu vải. Hầu hết các loại áo khoác mùa đông được làm từ len và trong trường hợp này bạn nên giặt khô chúng trước khi cất vào tủ quần áo.
Với áo khoác len chỉ nên giặt khô, để nó trong nhà tắm có độ ẩm, sau đó đưa áo ra phơi khô ngoài trời, còn với áo khoác cotton thì có thể giặt máy.
Khi phơi, nên phơi áo len trên móc. Với áo khoác phao thì nên cho vào một chiếc túi và đặt nằm phẳng để giữ cho phần lông vũ bên trong được phân bố đồng đều.
8. Áo da
Dầu ôliu hay một số loại dầu thực vật khác có thể làm sạch áo da và làm chúng trở nên sáng bóng, nhìn như mới.
– Trước tiên, cho dầu ôliu (hay bất cứ loại dầu thực vật thay thế nào) lên những chỗ bẩn trên áo da.
– Sau đó, nhẹ nhàng lau áo với dầu cho đến khi vết bẩn sạch hết.
– Tiếp theo, chà một ít giấm trắng lên những chỗ còn bẩn, kỳ nhẹ với một chiếc khăn mềm và để đấy cho đến khi áo khô. Hoặc bạn có thể hòa 1 phần giấm với một phần dầu ôliu rồi lấy dung dịch đó lau nhẹ áo da với khăn lần cuối cùng. Chú ý, không nên phơi áo da trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
9. Áo dài
Áo dài có chất liệu bằng tơ lụa nên bạn nên giặt ngay sau khi vừa mặt xong. Tuy nhiên, nếu trên áo có xuất hiện các đốm vàng bạn có thể dùng chanh hoặc giấm để tẩy. Tuyệt đối không nên dùng chất tẩy rửa, vì chất tẩy rửa thường không có lợi cho vải vóc.
Và bạn cần chú ý phải phơi áo dài ở những nơi thoáng gió để quần áo không bị khô cứng cũng như xổ lông và nếu không thường xuyên sử dụng, bạn nên gấp lại và cho vào túi giấy sạch để giúp cho quần áo không bị bám bẩn và luôn mềm mại.
Cuối cùng, bạn đã có một chiếc áo da sạch và nhìn sáng bóng như mới!