Saab đổi đời

06/09/12, 09:23 Tin Tổng Hợp

Chủ sở hữu mới của Saab cho biết, trong tương lai, thương hiệu ô tô Thụy Điển này sẽ chỉ có xe chạy hoàn toàn bằng điện.

National Electric Vehicle Sweden AB (NEVS), một liên minh công nghiệp Thụy Điển-Trung Quốc, đã chính thức hoàn tất thủ tục mua thương hiệu Saab.
 
Trong bản thông cáo báo chí, NEVS cho biết đã mua toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ đối với mẫu Saab 9-3 thế hệ hiện tại và cơ sở gầm bệ “Phoenix” dự kiến dùng cho xe 9-3 thế hệ kế tiếp, cũng như toàn bộ trang thiết bị và cơ sở vật chất của Saab, trong đó có nhà máy lắp ráp xe ở Trollhattan (Thụy Điển) – phần mà nhiều nhà phân tích cho là “hời” nhất của thương vụ chuyển nhượng, vì đây là một trong những nhà máy ô tô hiện đại nhất ở châu Âu.

 

NEVS cho biết, các mẫu xe Saab trong tương lai sẽ không mang logo sư tử đầu chim như hiện tại nữa.
 
Saab đổi đời

 

Chủ sở hữu mới của Saab cũng cho biết, trái với thông tin trước đây nói rằng Saab sẽ trở thành thương hiệu Trung Quốc, công ty sẽ bán xe Saab chạy điện trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ là thị trường lớn nhất của Saab, một phần do quy mô thị trường và phần khác do chính sách khuyến khích xe chạy điện của chính phủ nước này.

 

Ban đầu, NEVS dự kiến sản xuất một mẫu xe chạy điện dựa trên dòng 9-3 thế hệ hiện tại. Saab chưa tiết lộ thông tin chi tiết về động cơ của mẫu xe này, nhưng cho biết, nhà cung cấp là từ Nhật Bản. Hiện chưa rõ Saab có sản xuất mẫu xe chạy điện này ở Trung Quốc không, nhưng chắc chắn là NEVS phải duy trì nhà máy Trollhattan ở Thụy Điển nhằm duy trì chất lượng châu Âu.

 

NEVS là doanh nghiệp khá phức tạp, với trụ sở đặt tại Hồng Kông, bản thân là chi nhánh của tập đoàn năng lượng National Modern Energy Holdings của Trung Quốc, nhưng được điều hành bởi công ty Karl-Erling Trogen của Thụy Điển.

 

NEVS cho biết công ty sẽ bắt đầu tiếp quản Saab bằng việc lập tức thuê khoảng 75 nhân công.
 

 

Lược sử Saab

 

 
Saab có trụ sở tại Trollhaettan, phía nam Thuỵ Điển, được GM mua 50% cổ phần vào năm 1990 và nốt nửa còn lại một thập kỷ sau đó. Trong phần lớn thời gian thuộc sở hữu GM, thương hiệu Saab toàn thua lỗ.
 

 

Giới phân tích cho rằng việc GM dùng các linh kiện, phụ tùng của các xe GM vào lắp ráp xe Saab đã làm hỏng thương hiệu nổi tiếng một thời này.
 

 

Trong tình hình khó khăn về tài chính, đầu năm 2010, GM đã ký thoả thuận bán thương hiệu Saab cho nhà sản xuất ô tô hạng sang của Hà Lan là Spyker Cars NV.
 

 

Đến đầu tháng 5/2011, tiếp tục với lý do tài chính, Spyker đã phải đồng ý bán 30% cổ phần Saab cho một công ty ô tô tư nhân nhỏ của Trung Quốc là Hawtai với giá 223 triệu USD, nhưng không được chính phủ nước này thông qua, nên thỏa thuận thất bại.
 

 

Từ giữa tháng 5/2011, Spyker ký một biên bản ghi nhớ hợp tác với Pang Da Automobile Trade Co., Ltd (Pang Da) về vấn đề tài chính và nhập khẩu xe. Pang Da là nhà phân phối ô tô lớn nhất Trung Quốc, với hơn 1.100 đại lý trên cả nước.
 

 

Spyker còn ký với công ty ô tô Zhejiang Youngman Lotus Automobile của Trung Quốc thỏa thuận bán 29,9% cổ phần với giá 193 triệu USD.
 

 

Ngày 28/10, Spyker cho biết đã ký biên bản ghi nhớ về việc bán 100% cổ phần Saab Automobile cho Youngman và Pang Da với giá dự kiến 100 triệu euro. Biên bản ghi nhớ có hiệu lực đến ngày 15/11, với điều kiện Saab vẫn ở trong tình trạng tái cơ cấu.
 

 

Đến ngày 15/11, dù thời hạn hiệu lực đã hết mà chưa có thoả thuận cụ thể được thông qua. Vướng mắc nằm ở quyền phủ quyết của GM.
 

 

GM thể hiện sự lo ngại về việc Saab quá gần gũi với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ ở Trung Quốc, trong khi nhiều công nghệ mà Saab đang sử dụng là của GM.

 

Sau nhiều tháng xoay xở nhưng không đi đến đâu, ngày 19/12/2011, Saab đã đệ đơn lên toà án ở Thuỵ Điển xin làm thủ tục phá sản doanh nghiệp.
 

 

Tháng 6/2012, theo hãng tin Bloomberg, tập đoàn xe chạy điện quốc gia Thụy Điển National Electric Vehicle Sweden AB, do công ty đầu tư Sun Investment của Nhật và công ty xây dựng nhà máy điện năng lượng mới National Modern Energy Holdings Ltd. ở Hồng Kông kiểm soát, đã đồng ý mua lại thương hiệu Saab để chuyển đổi thành doanh nghiệp sản xuất xe chạy điện.
 

 

Tập đoàn National Electric Vehicle Sweden AB chỉ vừa mới được thành lập với mục đích duy nhất là mua Saab.

 

Nhật Minh

Theo Leftlane

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Bữa tối đặc biệt của cô nhi

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Bữa tối đặc biệt của cô nhi

    Bữa tối đặc biệt của cô nhi

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

x