Chuyện thi cử thời xưa: Tại sao thí sinh thường phải tắm trước khi vào phòng thi?

25/11/16, 10:21 Tri thức

Vào thời xưa, để có được tiền đồ, thay đổi vận mệnh của bản thân và cả gia đình, người ta chỉ có thể dựa vào việc “thi cử định đoạt cuộc đời”. Vì thế, người xưa xem trọng việc thi cử không hề thua kém hiện nay.

xtd141110_1024x1024

Thi cử thời xưa cũng rất tốn tiền

Trong nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình, các tú tài nghèo gặp được những quý nhân xem trọng họ nên hỗ trợ vật chất, tiền bạc cho họ, sau khi thi cao trung xong sẽ quay về báo ân. Có thể thấy rằng chi phí thi cử thời xưa cũng rất nặng nề đối với một gia đình bình thường.

Đầu tiên là lệ phí thi. Vào năm 850, thí sinh Lưu Thuế đã viết một bài văn về nỗi khổ của việc đi thi: “Nhà ở phương Nam Cửu Khúc, đến Trường An gần bốn nghìn dặm. Dưới gối không không được nâng đỡ, tứ phía không có người thân. Một ngày đi sáu mươi dặm, đường đi và về mất đến cả nửa đời, mất ba tháng mới đến nơi, còn lại thức ăn, quần áo cho hai tháng. Nhỡ mà bị bệnh còn phải chịu mưa gió, chẳng phải là quá hỗn tạp hay sao! Là mưa gió khiến tóc bạc trắng, ruộng vườn trở nên hoang tàn”.

“Đường đi và về mất đến cả nửa đời” mà Lưu Thuế viết tuy nói đến sự cay đắng của quá trình đến nơi thi cử, nhưng cũng phản ánh áp lực kinh tế nặng nề. Suốt nửa năm chẳng những không có thu nhập mà tiền xe ngựa, nơi ở, ăn uống cũng là một khoản rất lớn.

Ngày xưa đi thi còn một số khoản tiền phải chi nữa, mỗi cuộn giấy mà thí sinh dùng đều phải tự trả, lại thêm một vài dụng cụ thi khác nữa như dầu, nến, nước, than, thức ăn, quần áo v.v… cộng tất cả vào là một khoản không hề nhỏ.

96d000853a4ae886fbc
(Ảnh: Internet)

Tắm trước khi thi phòng gian lận

Để đề phòng gian lận trong thi cử, ngày xưa cũng có những biện pháp nghiêm ngặt… Tắm từng là cách quan trọng để đề phòng gian lận khi thi cử. “Kim Sử” có ghi chép, ngày xưa trước kì thi, các thí sinh đều phải bị binh lính không biết chữ lục soát người. Sau đó có người chỉ ra rằng “tuy việc kiểm tra phải rất nghiêm ngặt, nhưng đến mức kéo áo, xem tai xem mũi, vậy thì hơi quá đáng, rõ ràng thiếu tôn trọng các sĩ tử!”. Dần dần, họ kiến nghị lên nhà vua “sử dụng cách bảo các sĩ tử đi tắm, các quan có thể soát quần áo kĩ hơn, vừa có thể phòng gian lận, lại vừa không thất lễ” và điều này đã được chấp nhận. Thông qua việc tắm và nộp quần áo theo quy định trước khi thi, vừa có thể phòng gian lận, vừa không “thất lễ”, cách này rất hợp lý.

Các triều đại luôn nghiêm khắc cấm hiện tượng gian lận trong thi cử. Đặc biệt là đến thời nhà Thanh, việc gian lận ngày càng nhiều, để phòng tránh việc này, hoàng đế nhà Thanh chẳng những quy định rất kỹ càng về trang phục và những vật dụng cần dùng mà thí sinh mang theo, mà còn ban lệnh kiểm tra, khám xét nghiêm ngặt. Tất cả các sĩ tử đều phải bị khám người, ngay cả búi tóc trên đầu thí sinh cũng phải tháo ra để kiểm tra, thậm chí còn phải kiểm tra cả mông. Thế nhưng dù có nghiêm ngặt đến mấy thì việc gian lận đôi khi vẫn xảy ra.

96d000853a31b2e42d0 (1)
(Ảnh: Internet)

Rất phổ biến việc thí sinh học lại sau khi thi rớt

Có rất nhiều thí sinh ở lại trong chùa yên tĩnh sau khi thi xong ở kinh thành và “đóng cửa khổ luyện”, ôn tập cho kì thi sau, đặc biệt là ở các thí sinh thi rớt.

Vào thời nhà Đường, thí sinh không về nhà sau khi thi xong, được gọi là “nghỉ hè”, bởi vì phải trải qua mùa hè ở kinh thành để ôn tập. Thời này rất thịnh hành việc ôn thi lớp hè. Lớp hè chủ yếu tập trung vào “viết văn”, sáng tác thơ. Việc các thí sinh không về nhà sau khi thi xong cũng có nguyên nhân khách quan, thời xưa phương tiện đi lại bất tiện, những ai không có tiền thì phải đi bộ để đến điểm thi, trên đường đi thiếu thốn nhiều thứ, rất nhiều người đi mất nửa năm trời. Vì thế có rất nhiều thí sinh không về nhà mà ở lại kinh thành, như vậy sẽ đỡ phải mất tiền đi lại và đỡ mệt mỏi hơn, lại vừa có thời gian ôn bài.

Thí sinh thi rớt có thể xem bài thi

Ngày xưa việc chấm thi mang tính chủ quan nhiều hơn bây giờ, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi của các thí sinh, có rất nhiều người không đậu là do bị những người chấm thi không có trách nhiệm đánh rớt. Vì thế có những giám khảo có trách nhiệm sẽ xem lại những bài thi bị rớt, giám khảo cũng có quyền đề nghị xem lại những bài thi không được giám khảo khác chọn.

BN-KO719_China_G_20151001140107
(Ảnh: Internet)

Ngoài ra còn có một quy định rất hay đó là cho phép sĩ tử thi rớt được xem lại bài thi, đây cũng là một cách hay để giám sát người chấm bài. Nếu chấm rớt cho một bài thi xuất sắc, hễ thí sinh phát hiện ra thì sẽ xảy ra rắc rối lớn, người chịu trách nhiệm sẽ bị định tội.

Thông thường 10 ngày sau khi công bố kết quả thi, các thí sinh không đậu đều có thể được xem lại bài thi của mình. Trên bài thi sẽ có lời phê của người chấm, xem là sẽ hiểu được vì sao mình bị đánh rớt.

Chấm thi thời xưa xem trọng “ấn tượng đầu tiên”

Trong khoa cử thời xưa, “ấn tượng đầu tiên” quyết định vận may. Để nhanh chóng chấm bài xong, hoàn thành công việc trong thời gian quy định, người chấm thi cũng phải nghĩ ra biện pháp, trong đó cách chủ yếu nhất là xem mở đầu bài thi, người xưa gọi việc này là “dừng đọc đầu bài nghĩa là dừng đọc cả bài”.

Thông thường thì nếu thí sinh làm tốt phần mở đầu thì sẽ được “điểm cao” khi chấm, trên cơ bản là có hy vọng có tên trên bảng vàng.

Theo trithucvn.net

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x