Tại sao trẻ em ngày càng dành ít thời gian làm việc nhà?

10/11/16, 20:57 Phụ nữ & Gia đình

“Việc gì cũng là con, con và chỉ mình con!” Nhiều nhà nghiên cứu cho thấy xã hội hiện nay đang hình thành một thế hệ trẻ em với cái tôi lớn thậm chí là chỉ biết quan tâm đến bản thân mình. Tại sao lại như vậy?

Technological inventions have made life easier around the home and have meant fewer and fewer chores for the kids. ( Ilike/Shutterstock)
Tại sao trẻ em ngày càng dành ít thời gian làm các việc nhà? (Ảnh: Internet)

Theo nghiên cứu, sự đồng cảm và chia sẻ của thế hệ trẻ ngày càng sụt giảm có một phần nguyên nhân từ việc thay đổi thói quen nuôi nấng con cái trong các gia đình từ những năm 1980.

Trong quá khứ, con cái phải phụ giúp cha mẹ làm các việc trong nhà, thậm chí hỗ trợ kiếm tiền, làm kinh tế. Nhưng ngày nay, trẻ em được xem như một tài sản tinh thần và luôn được yêu thương, chăm lo chu toàn. Các bậc cha mẹ hiện nay có xu hướng chú trọng hơn cho sự thành công và hạnh phúc trong tương lai của con cái họ.

Vậy điều gì đã làm thay đổi cách thức giáo dục trẻ nhỏ hiện nay?

Từ những năm 1980, cùng với sự hiện đại hoá và phát triển của công nghệ như việc phát minh ra máy giặt, máy rửa chén,… trẻ em ngày càng dành ít thời gian thậm chí không phải làm các công việc vặt trong nhà.

Trẻ em không còn phải phụ giúp cha mẹ trong vấn đề kinh tế của gia đình.

Ngày nay, trẻ em đã không còn phải phụ giúp cha mẹ trong vấn đề kinh tế của gia đình. Thay vì tập trung cho sự phát trển trách nhiệm của con cái, các bậc phụ huynh đang hướng con cái mình đến hạnh phúc và thành đạt cho cá nhân trong tương lai.

Và kết quả sự giáo dục chệch hướng của cha mẹ dẫn đến các quyền cá nhân của trẻ nhỏ được thổi phồng lên.

Điều này đặc biệt đúng đối với giới trẻ Trung Quốc ngày nay, từ năm 1979 đến năm 2015, với chính sách một con, các cô cậu trong gia đình được gán với các biệt danh “hoàng tử nhỏ”, “công chúa nhỏ”.

Cha mẹ của họ phần lớn là những người đã trải qua khó khăn trong giai đoạn như nạn đói lớn hay đại cách mạng văn hoá đã tuyên bố không để những gì họ đã phải chịu đựng xảy ra với đứa con duy nhất của mình.

Họ nuôi dưỡng và nuông chiều con cái một cách thái quá, để rồi kết quả là chúng trở nên ỷ lại mọi việc vào cha mẹ ngay cả những công việc nhà nhỏ nhặt nhất.

Kết quả hình ảnh cho kids doing chores
Trong qua khứ, trẻ em thường phải phụ giúp cha mẹ làm các công việc trong nhà. (Ảnh: Internet)

Trẻ em ở các nước phương Tây cũng vậy, nghiên cứu cho thấy dưới 30% các bậc phụ huynh Mỹ yêu cầu con cái của họ làm việc nhà.

Thay vì tập trung cho sự phát triển trách nhiệm của con cái đối với gia đình, các bậc phụ huynh đang hướng sự phát triển của con cái đến hạnh phúc và thành đạt cho cá nhân trong tương lai.

Giáo sư Đại học, ông Richard Rende viết trong cuốn sách “Raising Can-Do Kids” (Tạm dịch: Nâng cao khả năng làm việc của trẻ nhỏ):

“Các bậc cha mẹ ngày nay muốn con cái mình dành nhiều thời gian vào những thứ có thể mang lại thành công, nhưng trớ trêu thay, chính họ lại đang bắt chúng dừng làm một việc rất đơn giản mà chính nó mới thực sự đem lại sự thành công trong tương lai, đó chính là làm các việc nhà hằng ngày”.

Làm thế nào để có thể tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

Theo truyền thống, việc nhà là bổn phận của các thành viên trong một gia đình. Mặc dù đôi khi nó được xem là bắt buộc và khá tẻ nhạt.

Nhưng nghiên cứu cho thấy việc tham gia vào công việc nhà thường xuyên sẽ giúp trẻ phát triển ý thức về sự công bằng trong gia đình, vì tất cả mọi người đều phải làm việc, đồng thời khắc sâu vào ý thức trẻ nhỏ về sự bình đẳng trong xã hội.

Công việc nhà hằng ngày cũng đồng thời là phương tiện giúp trẻ tăng cường mối liên kết với các thành viên khác trong gia đình và tạo cho chúng ý thức trách nhiệm.

Sự phát triển ý thức về công bằng trong xã hội đối với trẻ giúp chúng phát triển mối liên hệ 2 chiều đối với cha mẹ thay vì chỉ phụ thuộc hoàn toàn.

Một mối liên hệ 2 chiều trong gia đình có nghĩa là: Cha mẹ dành tình yêu thương cho con cái và ngược lại con cái phải biết ơn đối với những vất vả của cha mẹ.

Sau cùng, thông qua những nguyên tắc về đạo đức, tính kỷ luật cá nhân và một phần không thể thiếu chính là việc thực hiện các công việc nhà hằng ngày có thể giúp phát triển tình cảm cũng như gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau.

Phấn Nguyễn, Theo Epochtimes

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

x