Kutani – Dòng gốm sứ nổi danh một thời ở Nhật Bản

10/10/16, 16:14 Tri thức

Đồ sứ Kutani được phát triển qua 2 thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất gọi là Ko-Kutani (Kutani cổ), thời kỳ thứ hai gọi là Shin-Kutani (Kutani mới).

Kutani - Dòng gốm sứ nổi danh một thời ở Nhật Bản.1
Dĩa, đồ sứ Ko-Kutani, trang trí nhân vật ở trung tâm và hồi văn bên ngoài.

Thời kỳ thứ nhất (1650 – 1690):

Đồ sứ Ko-Kutani và phát triển mạnh và nổi tiếng khắp Nhật Bản, cho dù thời gian tồn tại của nó chỉ khoảng 40 năm. Trong một thời gian ngắn như thế, nhưng Ko-Kutani đã đạt được vinh quang nhờ sự nỗ lực của Goto Saijiro, một lãnh chúa phong kiến đầy quyền lực.

Sản phẩm Ko-Kutani gồm nhiều chủng loại, đa dạng về dáng kiểu và trang trí. Cội nguồn của những thành công này có thể được giải thích là nhờ việc tổ chức và quản lý trong các lò sứ Ko-Kutani tương tự như cách tổ chức và quản lý trong quan xưởng Cảnh Đức Trấn của Trung Hoa. Đội ngũ thợ thuyền, từ những người đảm trách việc nghiền đá, tinh lọc đất sét, tạo cốt… cho đến các họa sĩ trang trí, thợ đốt lò… đều là những chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

Ngoài ra, còn có những người thợ được trưng tập từ Triều Tiên, Trung Hoa hay từ các địa phương của Nhật Bản như Kyoto, Hizen… Những người này đã vận dụng những kỹ thuật truyền thống từ quê hương bản quán của mình vào việc chế tác đồ Ko-Kutani, nhờ vậy mà dòng đồ này đã phát triển thịnh đạt trong một thời gian ngắn.

Kutani - Dòng gốm sứ nổi danh một thời ở Nhật Bản.2
Dĩa, đồ sứ Ko-Kutani, trang trí hoa lá ở trung tâm và hồi văn bên ngoài.

Về cốt thai, nhìn chung, chất lượng không cao như đồ Kakiemon. Xương sứ Ko-Kutani không được tinh lọc hoàn toàn và được bao phủ bằng một lớp men dày. Cốt sứ trắng đục và nhuốm màu đất sét. Trong thời kỳ đầu, cốt thai lẫn nhiều tạp chất. Nguyên nhân là do sự non kém về kỹ thuật và do chất lượng của loại đất sét dùng làm nguyên liệu. Tuy nhiên, chất lượng cốt sứ được cải tiến dần theo thời gian.

Về màu sắc, màu lam trên dòng đồ này hơi ngã về đen còn màu đỏ thì không tươi sáng như màu đỏ của đồ Kakiemon, mà là màu đỏ nhuốm đen và không bóng. Màu lục thì đậm và giống như màu nước ở những nơi sâu thẳm. Các màu khác cũng có tình trạng “đậm đà” tương tự. Tông màu sáng của dòng đồ Kakiemon và dòng đồ Nabeshima có thể gọi là “tông màu phương Nam”, trong khi tông màu tối và lạnh của đồ Ko-Kutani là “tông màu phương Bắc”. Đây là đặc điểm dễ nhận diện khi so sánh các dòng gốm màu này của Nhật Bản.

Về dáng kiểu, đồ Ko-Kutani có những kiểu bình có hình thù kỳ dị, là kết quả của sự biến dạng khi nung bởi sử dụng đất sét có độ nung chảy thấp. Song điều này lại tạo nên sự thích thú đối với sản phẩm và giúp cho việc hình thành kiểu thị hiếu mộc mạc đối với những người đam mê đồ Ko-Kutani.

Về họa tiết, trên đồ Kutani, những đường viền được thể hiện bởi những nét cọ lớn, vội vàng, mạnh mẽ và không đều nhau. Chúng viền quanh những chi tiết trang trí với màu đen, hay bị lấp kín bởi những mảng màu sắc như đã miêu tả trên đây.

Goto Saijiro là người khởi xướng dòng đồ Ko-Kutani và ông đã làm tất cả để cho dòng sản phẩm trở nên tốt nhất theo quan niệm của ông. Vì thế, ông cho áp dụng nhiều trường phái trang trí khác nhau lên đồ Ko-Kutani. Và trong khoảng thời gian 40 năm phát triển, trang trí trên đồ Ko-Kutani mang dấu ấn của nhiều trường phái: kiểu Akae Trung Hoa, kiểu Kakiemon và Imari của Arita… Song ông cũng tạo nên một phong cách độc nhất vô nhị của riêng ông.

Các nhà khảo cứu Nhật Bản đã nhận diện trang trí trên đồ sứ Ko-Kutani có các nhóm phong cách sau: Phong cách Trung Hoa (ảnh hưởng trang trí của triều Vạn Lịch và triều Tuyên Đức thời Minh), phong cách Kano, phong cách Yamato, phong cách Imari (là những phong cách riêng của gốm sứ Nhật Bản), phong cách Ba Tư (ảnh hưởng từ văn hóa Ả Rập), phong cách Ai Ko-Kutani (với các sắc màu chàm rất đậm)…

Thời kỳ thứ hai của đồ Kutani bắt đầu từ năm 1820 trở đi

Kutani - Dòng gốm sứ nổi danh một thời ở Nhật Bản.3
Nậm rượu hai eo, đồ sứ Ko-Kutani, trang trí hoa và bát bửu.

Những lò Kutani thuộc thời kỳ thứ nhất (Ko-Kutani) đã bị hoang phế trong suốt thời kỳ Genroku (1688 – 1703). Khoảng 130 năm sau, vào thời kỳ Bunka (1804 – 1817), Mokubei, một người thợ sứ xuất chúng, được mời từ Kyoto đến Kutani để chấn hưng kỹ nghệ gốm sứ nơi này. Mokubei đã giúp khôi phục một số lò sứ ở thung lũng Kutani và việc sản xuất đồ sứ ở Kutani bắt đầu hồi phục trở lại.

Sự hồi phục của đồ sứ Kutani đã khai sinh ra dòng đồ Shin-Kutani (đồ Kutani mới), đồng thời tạo ảnh hưởng rất lớn đối với ngành gốm sứ trên toàn quốc. Theo đó, kỹ nghệ gốm sứ Nhật Bản đã hồi sinh và phát triển cho đến ngày nay. Mokubei đã phục hồi việc sản xuất đồ sứ tại Kutani từ sự sao chép hoàn toàn và chính xác các dòng đồ: Celadon, Akae, Sunkoroku (đồ gốm Xiêm La), Namban (đồ sứ phương Tây), Korai (đồ sứ Triều Tiên) và Ninsei (của Nhật Bản). Tất cả những dòng đồ này đang là mốt hiện hành ở Kyoto lúc bấy giờ. Vì thế đồ Shin-Kutani được xem như là một nhánh của đồ sứ Kyoto.

Một người thợ gốm của dòng đồ Wakasugi, chịu ảnh hưởng bởi phong cách Imari, đã chủ tâm làm ra những món đồ sứ mới phỏng theo đồ Ko-Kutani với mục đích phục hồi dòng đồ Ko-Kutani của thời kỳ thứ nhất. Ông đã phái một người thợ tên là Eiraku Wazen cùng với em trai của ông là Nishimura Sosaburo từ Kyoto đến Kutani để hợp tác sản xuất đồ sứ, và đã định hình một trường phái mới gọi là Eiraku-de tại Kutani.

Trên đại thể, có thể phân dòng sản phẩm Shin-Kutani này thành bốn nhóm dựa theo niên đại. Mỗi nhóm có những đặc điểm riêng và chịu ảnh hưởng từ bối cảnh xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ.

Đồ Shin-Kutani thời kỳ Bunka và Bunsei (1804 – 1929)

Vào thời kỳ Bunsei, các phong tục tập quán trong xã hội Nhật Bản, của cả tầng lớp thượng lưu và hạ lưu, đều liên quan đến phái nữ trong xã hội, tuân thủ và phục tùng nữ giới vì đây là những người mang lại niềm vui cho xã hội Nhật Bản bấy giờ. Nguyên nhân là do đây là thời kỳ của chủ nghĩa hưởng lạc. Người Nhật hưởng thụ hòa bình trong suốt 200 năm, kể từ khi chính quyền Tokugawa nhiếp chính.

Kutani - Dòng gốm sứ nổi danh một thời ở Nhật Bản.4
Nậm rượu, đồ sứ Ko-Kutani, trang trí bảy loại thảo mộc quý theo phong cách Akae Trung Hoa.

Dòng sản phẩm mới của đồ sứ Kutani cũng bị cuốn vào trào lưu này, do vậy, đã mất đi những giá trị thực sự và sự trang trọng của đồ sứ Ko-Kutani truyền thống. Những đường viền trên đồ sứ cạn hơn, màu sắc không rõ ràng và xám xịt, cốt sứ thì nhẹ, cách nung thì cẩu thả, bố cục các chi tiết trang trí tầm thường. Tuy nhiên, với vẻ bề ngoài mềm mại, đồ Shin-Kutani trong thời kỳ này cũng thể hiện được đôi chút thanh nhã và phù hợp với thị hiếu hiện thời của người Nhật.

Đồ Shin-Kutani thời kỳ Tempo (1830 – 1843)

Vào thời gian này, văn học lãng mạn Trung Hoa có ảnh hưởng rất lớn đến thị hiếu của người Nhật, đến mức có những người Nhật đã dùng cách đặt tên hay cách phát âm của người Trung Hoa trong tên gọi của mình. Những người thợ làm đồ sứ ở Kutani cũng chịu tác động bởi ảnh hưởng này. Họ làm theo phong cách của đồ Akae Trung Hoa, dưới sự giám hộ của những giám quản đến từ Kyoto.

Kutani - Dòng gốm sứ nổi danh một thời ở Nhật Bản.5
Dĩa, đồ sứ Ko-Kutani, trang trí đôi chim ở trung tâm và hồi văn bên ngoài.

Những người này đã lựa chọn những đồ án hay chi tiết trang trí từ các cuốn sách của Trung Hoa để làm mẫu cho đồ sứ. Màu đỏ và màu hoàng kim được thể hiện trên một nền màu vàng lòng đỏ trứng gà và không sáng, được cho là rất hiệu quả. Cốt sứ cũng đã đạt đến mức “bán thấu quang” nhờ sự nóng chảy một phần của nguyên liệu.

Đồ Shin-Kutani trong cuộc cải cách Minh Trị (1868)

Trong cuộc cải cách của Thiên hoàng Minh Trị (Meiji), nhiều hệ tư tưởng khác biệt của hai nền văn minh phương Đông và phương Tây đều được giới thiệu và hòa quyện với nhau ở Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, đồ sứ Shin-Kutani cũng theo trào lưu của thời đại, sáng tạo ra một kiểu trang trí mới, sử dụng màu đỏ theo kiểu Trung Hoa, kết hợp với những nước men theo kiểu châu Âu, màu đỏ và trắng theo kiểu truyền thống của Kutani. Riêng màu đen trong thời kỳ này không còn bóng như trước. Điều này khiến cho giá trị nghệ thuật của đồ Kutani bị suy giảm đáng kể.

Đồ Shin-Kutani sau cải cách Minh Trị (từ 1868 trở đi)

Từ sau cuộc cải cách Minh Trị cho đến ngày nay, những người làm chế tác đồ sứ Kutani liên tục thí nghiệm và cải tiến sản phẩm của mình. Đầu tiên là ứng dụng các kỹ thuật châu Âu để làm ra những món đồ sứ gia dụng, phân phối khắp Nhật Bản và xuất khẩu với quy mô lớn đến các vùng khác trên thế giới. Điều này đã làm nên tên tuổi của đồ sứ Kutani.

Tuy nhiên, những đặc trưng truyền thống của dòng đồ Ko-Kutani đã hoàn toàn biến mất, thay vào đó là rất nhiều khiếm khuyết, về cả màu sắc, trang trí và chất lượng sản phẩm. Điều đáng tiếc là người ta đã không giới thiệu với khách hàng nghệ thuật tuyệt vời của dòng đồ Ko-Kutani mà chỉ đưa đến cho họ một diện mạo khác hẳn của dòng đồ sứ nổi danh một thuở này.

Theo gomsu.divashop.vn

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x