Bên trong tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa có gì?
Hành động ngang ngược lần này của 30 tàu cá Trung Quốc với sự tham gia của cả Ngư chính 310 được Trương Khiết – chuyên gia biển Trung Quốc coi là “sự mở đầu, sự tượng trưng” cho việc kết hợp giữa chính phủ và ngư dân.
Hôm 17/7, tờ Kinh Hoa thời báo dẫn lời bà Trương Khiết, Trưởng phòng Ngoại giao, Viện nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương (Trung Quốc) nói, việc đưa tàu cá đánh bắt trái phép ở (thuộc chủ quyền Việt Nam) mang ý nghĩa “chính trị, kinh tế to lớn” và là “hành động thể hiện chủ quyền có hiệu quả hơn đưa tàu hải quân ra tuần tiễu”.
Tàu cá Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã |
Cũng theo lời Trương, số liệu thống kê của Trung Quốc cho thấy, lượng tàu đánh cá ở nơi mà Trung Quốc gọi là Nam Hải (tức ) đang ngày càng ít đi.
Nguyên nhân được cho là thời tiết xấu, lượng cá không nhiều do ngư dân không nắm được luồng cá, và gặp phải “sự tuần tra, bảo vệ chủ quyền ráo riết của lực lượng chức năng một số nước khác”.
Một vài tờ báo ở dẫn lại bài phỏng vấn bà Trương, rêu rao luận điệu “hành động bảo vệ chủ quyền một cách thiết thực, kết hợp giữa chính phủ và nhân dân”.
Trong đó, bà Trương cho rằng, lâu nay Trung Quốc chỉ biết phản ứng bằng phát ngôn ngoại giao, gần như không có hành động cụ thể nào thể hiện chủ quyền như việc đưa ngư dân đánh cá, tổ chức đội tàu đánh bắt cá v.v.
“Chính phủ phải hỗ trợ để giảm thiệt hại kinh tế, chi phí trả cho khâu đảm bảo an toàn. Rõ ràng đây là hành động mang lại hiệu ứng chính trị hơn là đánh bắt cá đơn thuần”, Trương nói.
Hành động ngang ngược lần này của 30 tàu cá Trung Quốc với sự tham gia của cả Ngư chính 310 được Trương Khiết coi là “sự mở đầu, sự tượng trưng” cho việc kết hợp giữa chính phủ và ngư dân.
Tàu cá Trung Quốc có gì bên trong?
Dẫn đầu đoàn thuyền đánh bắt trái phép ở Trường Sa lần này là thuyền trưởng Lâm Mưu Anh với chiếc Quỳnh Tam Á F8168, theo tin từ Tân Hoa Xã.
Lâm được báo chí Trung Quốc cho là ‘sói biển’ trong khi chiếc F8168 xuất xưởng tháng 2 năm nay lần đầu tiên đi đánh bắt xa bờ.
Một chiếc tàu cá Trung Quốc đi kèm tàu Ngư chính 310. Ảnh: sina.com.cn |
Trang mạng Sina cho biết, Quỳnh Tam Á F8168 là thuyền đánh cá hiện đại bậc nhất Trung Quốc với chiều dài 83m, rộng 13,8m, lượng giãn nước 3.000 tấn, tải trọng 2.000 tấn.
Trong thuyền có 60 giường cho thuyền viên, bố trí khắp 4 tầng thuyền, tầng thứ 5 là phòng điều khiển.
F8168 còn được trang bị hệ thống tự động nhận dạng tàu AIS, hệ thống định vị vệ tinh để xác định vị trí tàu trên biển và hệ thống đo độ sâu để tránh trường hợp mắc cạn.
Theo thuyền trưởng Lâm Mưu Anh, F8168 còn có 4 hệ thống liên lạc: Bộ đàm, điện đàm vô tuyến, điện đàm Bắc đẩu (một dạng nhắn tin vệ tinh do Trung Quốc phát triển), và điện thoại vệ tinh.
Đội tàu đánh bắt trái phép của Trung Quốc |
Trong đó, bộ đàm chỉ liên lạc được trong phạm vi 100 hải lý, còn đắt giá nhất là điện thoại vệ tinh, có thể liên lạc toàn cầu với giá 2 NDT/ phút. Hệ thống điện đàm Bắc đẩu, chỉ để dùng nhắn tin với tối đa 32 ký tự.
Điểm đặc biệt nhất của F8168, theo trang mạng Sina, đó là nó có 6 phòng làm lạnh cấp tốc, chứa được 30 tấn cá.
Tuy nhiên, các trang mạng Trung Quốc không nhắc gì tới những chiếc tàu còn lại. Trong khi đó, những bức ảnh cho thấy ngoài Quỳnh Tam Á F8168 được tung hô là hiện đại, các tàu khác có vẻ ngoài đơn sơ và nhỏ bé.
Trong diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Philippines cảnh báo: “Tàu cá Trung Quốc tuyệt đối không được xâm phạm chủ quyền lãnh hải Philippines”.
Báo Philippines Star dẫn lời quan chức Bộ Ngoại giao nước này nói, Philippines sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối nếu chủ quyền lãnh hải bị tàu cá Trung Quốc xâm phạm.
Trước đó, khoảng 17 giờ chiều 15/7, một đội gồm 30 tàu cá xuất phát từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc đã tới một địa điểm đánh bắt cá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 13/7, đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia – Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm đối với quần đảo này.
“Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế,” vị đại diện này nói.
Văn Việt
(vtc.vn)