“Bà đầm thép” Ấn Độ ngưng tuyệt thực sau 16 năm để tham gia chính trường

10/08/16, 08:08 Thế giới

Nhà hoạt động nhân quyền Irom Sharmila, người được ví như “bà đầm thép” của Ấn Độ ngày 9/8 tuyên bố kết thúc tuyệt thực sau 16 năm và cho biết sẽ ra tranh cử thủ hiến tại bang quê nhà Manipur.

Indias hunger-striking activist Irom Sharmila addresses a press conference after a court appearance in Imphal in the north-eastern state of Manipur, India, Tuesday, Aug. 9, 2016. An Indian court has granted bail to the activist who has been force-fed for nearly 16 years, after she assured the judge that she planned to end her fast. Babloo Loitongbam, a rights activist close to Sharmila, says he expects her to be freed later Tuesday, once the paperwork is processed. (AP Photo/Anupam Nath)
Bà Irom Sharmila phát biểu tại buổi họp báo ở thành phố Imphal, bang Manipur, Ấn Độ, ngày 9/8. (Ảnh: AP)

Irom Sharmila, hiện 44 tuổi, bị cảnh sát bắt vào tháng 11/2000. Bà tuyệt thực để phản đối một đạo luật tăng quyền hạn cho lực lượng an ninh tại bang Manipur, đông bắc Ấn Độ. Bà được mệnh danh là “Bà đầm thép Manipur” vì đấu tranh phản đối lực lượng an ninh xâm phạm nhân quyền.

Bà Sharmila bị tạm giữ với cáo buộc có ý định tự tử, một tội danh hình sự ở Ấn Độ, và bị giam lỏng trong một bệnh viện. Bà được cho ăn thông qua một ống dẫn ở mũi.

Sharmila hôm nay quyết định kết thúc 16 năm tuyệt thực để tranh cử thủ hiến Manipur. Bà tháo ống dẫn và ăn một lọ mật ong nhỏ. Bà được trả tự do sau khi cam kết với tòa án sẽ dừng tuyệt thực và nộp phí tại ngoại 10.000 rupee (khoảng 3,3 triệu đồng).

Bà tổ chức họp báo ngay tại bệnh viện, tuyên bố tranh cử để trở thành thủ hiến tiếp theo của bang Manipur trong cuộc bầu cử năm sau.

“Tôi không biết gì về chính trị và học vị của tôi rất, rất thấp. Tôi muốn thuyết phục mọi người rằng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để xã hội thay đổi tích cực”, bà nói, cho biết hành động đầu tiên nếu thắng cử là thu hồi Đạo luật Quyền lực Đặc biệt cho Các lực lượng Vũ trang (AFSPA). Bà nhận định chiến dịch tuyệt thực không hiệu quả và muốn thử cách mới.

Đạo luật, áp dụng với nhiều bang ở đông bắc Ấn Độ và Kashmir, cho phép các lực lượng Ấn Độ tìm kiếm, khám nhà và bắn hạ mục tiêu ngay khi phát hiện. Nó bị chỉ trích là sự che đậy cho xâm phạm nhân quyền. Chính phủ Ấn Độ cho rằng lực lượng an ninh cần có thêm quyền hạn để đối phó với nhiều nhóm nổi dậy từ lâu đã đòi thêm quyền tự trị.

Theo VnExpress

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

    TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

    Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Hạt giống

    Hạt giống

x