Tiết lộ hai lần khóc lóc hiếm thấy trong đời Tập Cận Bình

04/07/16, 14:13 Cách mạng Văn hóa

Hai lần khóc lóc thảm thiết hiếm thấy trong đời của Tập Cận Bình đều xảy ra vào thời đại cách mạng văn hóa Trung Quốc, thời mà thị phi trắng đen đảo lộn.

p7478861a719417551
Gia đình Tập Cận Bình trong thời Đại cách mạng văn hóa.

Năm 2016 là tròn 50 năm kể từ khi diễn ra phong trào Đại Cách mạng Văn hóa (16/5/1966). Cách mạng Văn hóa đã mang đến kiếp nạn to lớn cho hàng trăm triệu người Trung Quốc, từ những lãnh tụ tối cao đến người dân đều bị cuốn vào trong trường đại kiếp nạn đó. Gia đình của Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc đương nhiệm cũng không thoát khỏi thảm cảnh đau thương khôn cùng ấy. 

Ngày 16/5/1966, cuộc Đại Cách mạng Văn hóa chính thức bắt đầu, mãi đến năm 1976 sau khi Mao Trạch Đông qua đời mới kết thúc. Trong đoạn thời gian đó, có hàng trăm triệu người Trung Quốc đã chết một cách không bình thường, hàng chục triệu người bị bức hại, kinh tế suy thoái, vô số di tích lịch sử và di sản văn hóa bị phá hủy.

Thời Báo Học Tập, trang tin truyền thông của chính quyền Trung Quốc ngày 4/7 đã đăng tải mẩu chuyện “thời đại Tập Cận Bình”, kể về khoảng thời gian 7 năm Tập Cận Bình đến Thiểm Tây làm thanh niên tri thức (từ 15 tuổi đến 22 tuổi).

Bài viết nhắc đến, cuộc vận động “lên rừng núi xuống nông thôn” do Mao Trạch Đông phát động trong thời gian diễn ra Đại Cách mạng Văn hóa, đã ảnh hưởng đến gần như tất cả các gia đình trong thành thị Trung Quốc. Kết quả là 17 triệu thanh niên trong thành phố bị điều đến những vùng nông thôn xa xôi, vận mệnh từ đây đã thay đổi hoàn toàn.

Riêng Tập Cận Bình, ông bị chụp mũ “phần tử phản động” lại coi “lên rừng núi xuống nông thôn” là cuộc trốn chạy thắng lợi (Khi Cách mạng Văn hóa diễn ra, Tập Cận Bình mới 13 tuổi, chỉ vỉ đã nói mấy câu phản đối cuộc vận động này mà bị chụp mũ “phần tử phản cách mạng”, bị liệt vào thành phần “đối lập với đảng”, rồi bị nhốt trong trường đảng trung ương). Khi từ biệt với người thân ở nhà ga, mọi người đều khóc, duy chỉ có ông đang cười.

Tập Cận Bình khi đến Lương Gia Hà ban đầu trong lòng vẫn không hay biết gì, nhưng sau đó cường độ lao động ở nơi đây khiến ông không khỏi bàng hoàng. Một chi tiết được nhắc đến trong bài viết, có thể cảm nhận được quãng thời gian khó khăn của Tập Cận Bình: Mùa đông năm 1969, Tập Cận Bình ở Thiểm Tây ăn cơm nấu trộn với ngô mà không no, ông mang theo bụng đói và chiếc áo đơn mỏng dính về quê ở huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, người thân đã may cho ông một chiếc áo bông, sau đó ông lại trở về Diên An. 

Hai lần khóc lóc thảm thiết hiếm thấy của Tập xảy ra ở Lương Gia Hà, Diên An

Bài viết nhắc lại, lần đầu tiên là người chị cả của Tập Cận Bình mất, ông kể “tôi đang đào hầm trú ẩn ở đó, sau khi nhận được thư, đã khóc ngay tại chỗ đó”.

Tập Hòa Bình, người chị của Tập Cận Bình qua đời trong thời gian diễn ra Cách mạng Văn hóa, bên chính phủ nói cô bị “bức hại đến chết”.

Trang tạp chí Danh Tinh ở hải ngoại từng đưa tin, Cao An Tây phóng viên ở Úc nghiên cứu Tập Cận Bình tiết lộ một chi tiết tàn khốc, “đây là tự sát, mấy người đồng nghiệp thân cận nói cho tôi biết, không chịu nổi bức hại tàn khốc trong mười năm trở lại đây, Tập Hòa Bình đã treo cổ tự sát trong phòng tắm”.

Lần thứ hai khóc nức nở, là vào ngày 7/10/1975, ông nhận được thông báo tuyển chọn vào trường đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh), lúc này ông sắp rời khỏi Lương Gia Hà.

Bài viết miêu tả, khi đối diện với bà con tiễn chân mình, Tập cận Bình đã rơi nước mắt. Có thể nói, nếu như không có sự che chở và khích lệ của những người dân lương thiện đó, Tập Cận Bình sẽ rất khó mà vượt qua được những ngày tháng gian khổ trong 7 năm. 

Trong khoảng thời gian bị bức hại trong Đại cách mạng Văn hóa, gia đình ông Tập đâu chỉ có mỗi Tập Cận Bình từng phải khóc. Tập Trọng Huân cha của Tập Cận Bình bị xếp vào thành phần “phản cách mạng”. Trước đây, truyền thông Trung Quốc đưa tin, Tập Trọng Huân cũng đã từng ở trước mặt Dương Bính, người bạn vong niên của ông khóc lóc nức nở suốt hơn 2h đồng hồ.

Tập Cận Bình và người cha Tập Cận Huân.
Tập Cận Bình và người cha Tập Cận Huân.

Theo lời kể của Dương Bính người bạn vong niên với ông Tập Trọng Huân, hơn 8h tối vào một ngày tháng 6/1976, Dương Bính đến nơi ở của Tập Trọng Huân, sau khi Dương Bính bước vào, ông nhìn thấy ông Tập Trọng Huân cúi gầm mặt xuống ngồi bên cạnh chiếc bàn vuông một cách bất thường, không nhìn ông, cũng không chào hỏi. Trên bàn bày một đĩa hột đậu phộng rang mỡ, một chiếc ly, một bình rượu trắng.

“Khi nhìn kỹ mặt của ông ấy, tôi không khỏi choáng váng: mặt ông giàn giụa nước mắt! Ông chưa kịp đợi tôi hỏi rốt cuộc là chuyện gì, mà đã bảo tôi đi vào bếp lấy cái ly ra uống rượu cùng.Tôi hỏi ông sao lại uống rượu? Vừa nghe xong, ông chực vỡ òa, nước mắt tuôn trào không thôi“, Dương Bính nhớ lại. Ông Tập Trọng Huân buồn bã một hồi lâu rồi mới từ tốn nói, cũng không khóc thành tiếng: “Hôm nay là sinh nhật của Cận Bình, người anh của cậu, cậu hãy cùng tôi uống chút rượu để đón mừng sinh nhật nó“. Trong lúc nói chuyện, những giọt nước mắt cũng lăn dài trên má rơi xuống mặt bàn.

Dương Bính nói: “Đây là lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thầy một ông lão khóc nức nở như vậy, một ông lão đang tuổi ông nội tôi đang khóc. Không có âm thanh, chỉ có nước mắt, đôi môi đang run rẩy. Cảnh tượng này, hôm nay nhớ lại, tôi đều không khỏi run lên! Tôi lúc đó bị sợ đến ngây cả người. Đứng ở trong đó không hề nhúc nhích mà nhìn ông ấy, lại không biết lấy khăn lau nước mắt cho ông ấy. Một lúc sau, khi nhìn thấy ông ấy lấy tay gạt nước mắt trên bàn, tôi mới chợt nhớ ra”.

Dương Bính nhớ lại rằng, khi ấy ông và Tập Trọng Huân cụng ly uống rượu, rượu còn chưa vào bụng, nước mắt ông lại tuôn trào. Đặt ly rượu xuống, ông dùng hai bàn tay ôm lấy toàn bộ gương mặt, lau nước mắt mấy lần. Dương Bính hồi tưởng, ông Tập Trọng Huân giương mắt nhìn ông nói rằng: “Cha cậu tốt hơn tôi nhiều lắm, chăm sóc cho cậu tốt như vậy. Tôi cũng là người làm cha, nhưng vì tôi mà anh trai Cận Bình của cậu mười phần chết chín rồi!“.

Buổi tối hôm đó, Tập Trọng Huân vừa khóc vừa thú nhận rằng bản thân ông có lỗi với các con, với hết thảy người trong nhà.

Năm 2016 là tròn 50 năm diễn ra Đại Cách mạng Văn hóa. Người dân cũng đã bắt đầu suy nghĩ lại rằng rốt cuộc Cách mạng Văn hóa là gì?

Trong bài viết của Tiến sĩ Trương Vĩ chuyên gia kinh tế của trường đại học Cambridge, nước Anh đăng trên trang mạng BBC tiếng Trung: “Điều mà Trung Quốc cần không phải là khẳng định hay phủ định Cách mạng Văn hóa một cách đơn giản, nó cần phải đưa ra sự thật của lịch sử, suy nghĩ sâu sắc về nguyên nhân hình thành của Cách mạng Văn hóa. Chỉ có trải qua sự khẳng định hay phủ định sau khi sự thật được công khai và suy nghĩ một cách lý trí mới có sức thuyết phục, mới có thể hình thành hồi ức của dân tộc”.

Trương Vĩ cho rằng: “Đại Cách mạng Văn hóa không chỉ là sai lầm hoặc tội ác của cá nhân người phát động, cũng không chỉ là sai lầm và tội ác của tập đoàn nhỏ đó của người phát động. Vô luận sự thật là không nỡ nhớ lại thế nào đi nữa, những người Trung Quốc đã từng trải qua cách mạng Văn hóa không nên trốn tránh đối với những việc làm của mình, những thế hệ trẻ cũng nên lấy nỗi nhục của người đời trước đó làm bài học lịch sử cho mình”.

Theo ntdtv

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x