Lễ hội thịt chó ở Trung Quốc: Ăn thịt chó có thật sự xấu?

24/06/16, 11:06 Tin Tổng Hợp

Vào tháng 6 hàng năm, ở Ngọc Lâm, Trung Quốc, lại diễn ra Lễ hội thịt chó gây tranh luận toàn cầu về việc bảo vệ động vật. Vậy ăn thịt chó có thật sự là điều xấu?

160620190322-dog-meat-festival-china-orig-00013313-exlarge-169
Lễ hội thịt chó hàng năm ở Ngọc Lâm gây nhiều phẫn nộ.

Mỗi năm, khoảng 10.000 con chó và mèo đã bị giết và ăn thịt trong lễ hội dài 10 ngày gây tranh cãi.

Ở phương Tây, có 2 luồng phản ứng, một là những người lên án gay gắt lễ hội và hai là những người cho rằng không thể đánh giá vì đó là một đặc thù của văn hóa Trung Quốc. Cả 2 đều là nửa đúng nửa sai.

Đã có những người chỉ trích khi lễ hội diễn ra lần đầu năm 2009. Chắc chắn rất nhiều người đã thật sự phẫn nộ. Đặc biệt là có một số người tin rằng thịt chó sẽ ngon hơn nếu chúng bị giết trong đau đớn, thậm chí có cáo buộc rằng những con vật đó đôi khi còn bị lột da sống.

Lười suy nghĩ?

Những người chỉ trích thường cảm thấy rằng việc nhốt chó vào lồng, giết và ăn thịt chúng là điều không thể chấp nhận được.

Những khiếu nại này chính đáng khi xuất phát từ những người ăn chay, tương tự như việc họ lo lắng cho điều kiện sống của heo và bò trong các trang trại công nghiệp phương Tây.

Nhưng những người khác thì chỉ đơn giản là đạo đức giả, vì họ là “động vật ăn thịt”, vẫn vui vẻ ăn thịt heo nuôi thâm canh, thậm chí cả những người ăn chay sữa và pho mát, do những sản phẩm này đều có nguồn gốc từ gia súc được nuôi thành từng đàn lớn trong điều kiện nghèo nàn và thiếu thốn.

Tuy nhiên, những người này nói bất kỳ lời chỉ trích nào đều là một dạng của chủ nghĩa đế quốc tinh thần, cũng phạm tội lười suy nghĩ. Hầu như mọi người cho rằng việc tôn trọng sự khác biệt có giới hạn của nó.

Những điều trên cho thấy sự khoan dung, cởi mở dễ dẫn đến việc hạ thấp tiêu chuẩn, như việc không thể kỳ vọng người Trung Quốc sống theo những chuẩn mực cao nhất.

150618102732-dog-meat-dog-in-cage-exlarge-169
Những con chó lớn nhỏ khác nhau bị nhét đầy trong những cái lồng và sau đó bị đem đi giết thịt đã tạo nên phản ứng mạnh trên thế giới. (Ảnh: AP)

Những quan điểm phân biệt chủng tộc?

Thực tế, việc phản đối lễ hội Ngọc Lâm bắt đầu từ Trung Quốc, khi một giáo viên nghỉ hưu tên Yang Xiaoyun đã trả hàng ngàn USD để cứu những con chó và mèo trong lễ hội, và những người nổi tiếng như Trần Khôn, Dương Mịch và Phạm Băng Băng cũng lên tiếng chống lại nó.

Mặc dù việc ăn thịt chó đã trở thành một phần trong văn hóa Trung Quốc, nhưng Lễ hội Ngọc Lâm mới bắt đầu từ năm 2009 và được chấp thuận bởi chính quyền địa phương.

Vấn đề là sao họ lại ngấm ngầm giới thiệu phong tục này bằng cách để cho những người dân chủ tranh cãi về 2 mặt của sự việc.

Trước đây, khi tôi viết về lễ hội, một người đã tweet lại rằng tất cả người Hàn Quốc đều ác bởi vì họ ăn thịt chó.

Những quan điểm phân biệt chủng tộc hiển nhiên như vậy hiếm khi bày tỏ công khai, nhưng tôi sợ nhiều người lên án lễ hội Ngọc Lâm cũng bày tỏ định kiến về người Châu Á “lạc hậu”, những người vốn dĩ đã tàn nhẫn và không có khả năng đồng cảm với động vật.

Sự dễ dàng tin vào những điều tệ hại của người Trung Quốc cũng tương tự việc rất nhiều người chia sẻ sự tức giận của họ trên mạng xã hội khi cả tin vào những câu chuyện về sự tàn ác mà không hề kiểm chứng thông tin.

150622145532-yulin-dog-meat-restaurant-exlarge-169
Một người đàn ông chặt thịt chó trong nhà hàng ở Ngọc Lâm, 21/6/2015. (Ảnh: CNN)

Hãy tìm hiểu lý do phản đối của mình

Nhìn thấy 1 video về 1 con chó bị đánh đập thì không đủ để lên án toàn bộ lễ hội, cũng như biết đến sự lạm dụng ở một số lò mổ tại phương Tây cũng không thể lên án toàn bộ ngành công nghiệp thịt.

Những người phương Tây cảm thấy hoảng sợ bởi lễ hội Ngọc Lâm hãy tự hỏi lý do phản đối của mình có dựa trên những giá trị thiết thực hay không, hay chỉ vì sở thích cảm tính về những con vật dễ thương, thân thiện.

Sau đó, họ nên kiểm tra những câu chuyện mà mình nghe được có đúng hay không, điều có vẻ như là hiển nhiên.

Sau đó nữa, họ nên suy nghĩ thật kỹ về cách đúng đắn để bày tỏ sự phản đối. Một số người cho rằng áp lực truyền thông xã hội từ phương Tây sẽ làm giảm số lượng chó bị giết khoảng 1.000 con, nhưng thật khó để xác định đâu là nguyên nhân chính cứu những con vật này.

Thông thường bất cứ cảm nhận nào ngoài áp lực “Phương Tây” đều gây phản tác dụng của chiến dịch.

Cuối cùng, vấn đề của người Trung Quốc thì để họ tự giải quyết.

Những nhóm ủng hộ như Hội bảo vệ động vật Trung Quốc cho thấy cả sự tôn trọng đối với người Trung Quốc và niềm tin vào mọi vật đều có giá trị tối thiểu.

Tân Dân, theo Julian Baggini CNN

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

    Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

x