Thời gian ở âm gian là nhanh hay chậm hơn so với dương thế?

19/04/16, 09:30 Thế giới tâm linh

Không gian đa chiều là một chủ đề mà ngày nay được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Còn từ xưa, trong tác phẩm văn học cũng có ghi chép lại những câu chuyện “du ngoạn” chốn âm phủ … đều có nói về sự khác biệt về thời không giữa âm gian và dương gian.

Một cảnh trong phim “Hố đen tử thần”. (Ảnh: Internet)

Trong bộ phim khoa học viễn tưởng “Hố đen tử thần” (Interstellar), một tinh cầu nào đó vì tiếp cận với hố đen, nên thời gian trở nên vô cùng chậm chạp, một giờ đồng hồ lại tương đương với 7 năm trên Trái Đất. Sau khi Cooper đã trải nghiệm cuộc thám hiểm xuyên suốt một dãy các hành tinh, trong đó có cả lỗ sâu, hố đen bên ngoài vũ trụ, đã trải qua thời gian gần 100 năm.

Đây là dựa theo thuyết tương đối của Albert Einstein mà suy diễn ra. Lúc còn nhỏ, Einstein tuy thường chỉ nhận được 1 điểm trong các lần kiểm tra, nhưng điều này lại không hề ảnh hưởng đến việc ông trở thành nhân vật vĩ đại trong giới vật lý học. Đối với người xưa vốn không am hiểu về vật lý mà nói, thì sức tưởng tượng thiên tài của họ cũng có thể đạt đến kết quả tương tự.

Điều mà mọi người quen thuộc nhất chính là trong tác phẩm “Tây Du Ký” thường hay chèn vào khái niệm “một ngày nơi cõi trời thì bằng một năm nơi nhân gian”, vậy nên Tôn Ngộ Không lên trời tìm vị cứu tinh đều phải vào nhanh ra nhanh, không dám chậm trễ. Còn về việc ông đánh thắng thiên binh thiên tướng trên trời, nhưng lại không đánh nổi yêu quái trên mặt đất, mấy năm nay được đưa ra thảo luận nhiều lần, phần nhiều là phân tích từ góc độ lý giải theo sự hiểu biết của con người. Nếu ta đổi một góc nhìn khác thì cũng dễ lý giải; khi đại náo thiên cung thì Ngộ Không ở nơi thiên giới, còn khi đi lấy kinh thì ở cõi phàm; hai không gian khác nhau, thì duy độ thời không và lực hút là hoàn toàn khác nhau, đương nhiên sức chiến đấu sẽ có sự khác biệt.

Nhưng mà, tỉ lệ chuyển đổi thời gian giữa âm gian và dương gian lại rất khó có được kết luận thống nhất, bởi vì trong các ghi chép khác nhau, tiêu chuẩn chuyển đổi vốn không giống nhau.

Giữa năm Trinh Quán của triều đại nhà Đường, ở Hàm Dương có một người đàn bà họ Lương, sau khi chết được 7 ngày đã sống lại. Theo lời kể của bà, lúc đó có âm quan nói mệnh số của bà đã đến, dẫn bà đến âm gian báo cáo. Kết quả quan viên nơi âm gian tra xét sổ sách, phát hiện đã bắt nhầm, nguyên là một người khác cùng tên. Thế là lệnh thả bà về lại dương gian.

Nhưng trước khi thả về, tra xét thấy bà này ăn nói cay nghiệt, nên minh quan nói rằng nếu đã đến rồi thì dứt khoát đợi sau khi chịu hình xong mới thả về. Lương thị vì vậy mỗi ngày bị cắt lưỡi 4 lần, một mạch chịu tội suốt 7 ngày ròng, mới được thả về dương gian. Sau khi sống lại, đầu lưỡi của bà đã lở loét, đành phải đoạn tuyệt với rượu thịt mãi mãi.

(Theo “Thái Bình quảng ký” quyển 318 – “Lương thị”)

Trong câu chuyện này, 7 ngày nơi âm gian tương đương với 7 ngày nơi cõi người, vậy nên tỉ lệ chuyển đổi thời gian là 1:1.

Vào thời nhà Tống, một thôn dân tên là Trần Ngũ ở huyện Lạc Bình, sau khi chết được 3 ngày đã sống lại. Nói bản thân đã đi du ngoạn Tây Hồ nơi cõi âm gian. Lúc đó hồn phách rời khỏi nhà, ngay chính ngay lúc không nơi nương tựa, bỗng có một người tự xưng là tướng quân xuất hiện, còn có mấy người cưỡi ngựa khác nữa. Tướng quân dẫn ông đi ăn một bữa no nê trước, sau đó nói: “Tôi nghe nói Tây Hồ là thiên đường nơi nhân gian, chỉ tiếc lúc còn sống tôi chưa từng đi qua. Ông làm người dẫn đường, dẫn tôi du ngoạn một chuyến, chơi một trận hả hê, rồi tôi trả ông về nơi dương gian”.

Trần Ngũ vì lúc còn sống được thuê làm phu khuân vác, thường xuyên đi xa nhà, bèn dẫn theo đoàn người của tướng quân một mạch đi về phía đông, hướng về Hàng Châu. Trên đường đi thấy có người cúng tế, tướng quân liền dẫn Trần Ngũ đi ăn uống thỏa thích. Ăn xong lại tiếp tục đi đường, năm ngày sau đã đến Hàng Châu, “Thiên Trúc linh thiêng, phố xá vườn cây, đi khắp một lượt, chỉ là không dám đi vào Đạo quán”.

Dạo chơi Hàng Châu xong, tướng quân lại bảo ông dẫn đi ra biển, từ đường biển đi đến Phúc Kiến, rồi từ Phúc Kiến hướng về phía tây bắc đi về Phủ Châu. Khi đi qua một nhà họ Tra ăn uống no say, bỗng có “đạo sĩ đầu đội mũ sao, cầm kiếm, rải nước niệm chú, niệm đến lửa cháy tứ phía”, tướng quân và bọn tùy tùng bỏ chạy tán loạn, trong lúc vội vàng, Trần Ngũ bị họ dẫm đạp xuống đất, lúc này mới giật mình tỉnh lại.

Về sau nghe nói, người nhà họ Tra đó mắc phải dịch bệnh, mời đạo sĩ “thi hành Ngũ Lôi Vũ pháp đuổi tà mà”. Thì ra người tự xưng là tướng quân kia chính là quỷ ôn dịch, “du lịch” khắp nơi là vì để gieo rắc dịch bệnh.

(Trích từ quyển 5 “Thần du Tây Hồ” trong “Di Kiên chi chí”).

Liên quan đến thời gian âm dương trong câu chuyện này có thể phân tích đơn giản một chút, dương gian là 3 ngày, đây là điều rõ ràng. Du ngoạn nơi âm gian, từ Lạc Bình đến Hàng Châu, mất hết 5 ngày, Hàng Châu từ đường biển đến Phúc Kiến, e rằng cũng phải 10 ngày. Từ Phúc Kiến về Giang Tây, dựa theo tốc độ đường bộ, có thể cũng cần 10 ngày. Như vậy xem ra 3 ngày dương gian, âm gian có thể là khoảng 25 ngày, tỉ lệ chuyển đổi của thời gian là 1 : 8.

Tỉ lệ chuyển đổi thời gian giữa âm gian và dương gian rất khó có được kết luận thống nhất, bởi vì trong những tài liệu ghi chép khác nhau, tiêu chuẩn chuyển đổi giữa chúng lại không giống khác nhau.

Nhưng mà, không phải là thời gian của mỗi một nơi ở âm gian đều chậm hơn so với dương gian. Có những lúc, bảy tám ngày nơi dương gian mới bằng được với một ngày nơi cõi âm. Ví như “Di Kiên Tam Chí” quyển 9 trong mục “Quách Nhị hoàn hồn” chép lại. Quách Nhị sau khi chết được 7 ngày đã sống lại, nhưng theo lời kể của ông, thì ông đã ở âm gian nhiều nhất chỉ có 1 ngày, vậy nên, tỉ lệ thời gian chuyển đổi nơi đây có thể là 7 : 1. Những ghi chép tương tự vẫn còn khá nhiều, nói tóm lại, chúng ta rất khó mà suy ra được một kết quả đồng nhất.

Vì sao tỉ lệ chuyển đổi của thời gian giữa dương gian và âm gian lại có sự khác biệt lớn đến như vậy? Có thể có hai cách giải thích, một là người ghi chép lại không cẩn thận, có sai sót; một khả năng khác, chính là thời gian nơi âm gian lúc nhanh lúc chậm. Nếu như trong “Hố đen tử thần”, thời gian trong không gian 5 chiều có thể thực thể hóa, vậy thì thời gian thực thể hóa của âm gian, lúc thì uốn khúc, lúc thì trùng điệp đều là có khả năng; nếu như dùng thời gian của dương gian để chuyển đổi, tự nhiên sẽ xuất hiện hiện tượng lúc nhanh lúc chậm khác nhau.

Sự khác biệt giữa nhà khoa học và nhà văn là khi không cách nào quyết định một loại giả thiết nào có tính khả năng lớn hơn. Vậy nên, thông thường các nhà văn phần nhiều sẽ chọn ra cái nào thú vị nhất cho tác phẩm của mình.

Tiểu Thiện, dịch từ NTDTV.com

 

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x