Tác giả lời bài hát phim Tây du ký (1986) qua đời

19/02/16, 16:31 Thế giới

Hàng ngàn người hâm mộ, đồng nghiệp đưa tiễn nhạc sĩ Diêm Túc về nơi an nghỉ cuối cùng với bài hát tiễn đường “Xin hỏi đường ở nơi nào?” (hoặc còn dịch tiếng Việt là “Đâu là đường chúng ta đi?” – nhạc phim truyền hình  Tây Du Ký năm 1986).

tayduky-1455868229
Ca khúc phim Tây du ký (1986) còn mãi với thời gian. (Ảnh: Internet)

Ngày 18/2, lễ tang của nhạc sĩ Diêm Túc – tác giả lời ca khúc nhạc phim Tây du ký (1986) diễn ra tại Bát Bửu Sơn (Bắc Kinh, Trung Quốc).

Theo thông tin từ trang mạng xã hội của Đoàn văn công không quân, nhà nghệ thuật lão thành Diêm Túc đã qua đời vào ngày 12/2 (mùng 5 Tết) tại nhà riêng ở Bắc Kinh, hưởng thọ 86 tuổi.

Đại diện Đoàn văn công không quân bày tỏ sự thương tiếc, kính trọng đối với Diêm Túc và ca ngợi nhiệt huyết, tài đức song toàn của ông.

Tang lễ của nhạc sĩ Diêm Túc tại Bắc Kinh. (Ảnh: ifeng)

Diêm Túc là nhà nghệ thuật có tầm ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật đương đại Trung Quốc. Ông cho ra đời hơn 1.000 bài hát mang đậm nét đặc trưng của văn hóa Trung Quốc, khích lệ và cổ vũ tinh thần cho mọi người.

Diêm Túc sinh ngày 9/5/1930 tại Bảo Định – Hà Bắc. Năm 10 tuổi, ông theo cha mẹ đến Trùng Khánh sinh sống. Sau khi tốt nghiệp Trung học, ông theo học khoa quản lý công thương Đại học Trùng Khánh.

Năm 1950, Diêm Túc làm diễn viên kịch, diễn viên múa, ca sĩ, đạo diễn. Mỗi khi có thời gian, ông còn sáng tác ca khúc, viết kịch bản…

Năm 1986, Diêm Túc viết lời bài hát “Xin hỏi đường ở nơi nào?”  cho bộ phim Tây du ký. Cùng với sự thành công vang dội của phim, bài hát chủ đề “Xin hỏi đường ở nơi nào?” cũng trở thành ca khúc bất hủ trong lòng khán giả.

Nhạc sĩ Hứa Kính Thanh và nhạc sĩ Diêm Túc được nữ đạo diễn Dương Khiết mời sáng tác nhạc và lời cho ca khúc cuối phim Tây du ký. Khi vừa hoàn thành bài “Xin hỏi đường ở nơi nào?”, hai nhạc sĩ lập tức mang bài hát này đến giới thiệu cho đoàn làm phim.

Thế nhưng nhạc sĩ Hứa Kính Thanh thất vọng khi nhiều người tỏ ra không tán thưởng, dù lời bài hát do Diêm Túc sáng tác được công nhận là có ý nghĩa, phù hợp với hành trình đi Tây thiên thỉnh kinh đầy gian nan của thầy trò Đường Tăng.

Rất may là đạo diễn Dương Khiết vẫn hài lòng về giai điệu bài hát này. Bà thấy nó vừa mang nét nhạc truyền thống, lại dễ nghe, dễ hát nên chọn đưa vào phim.

Hình ảnh phim Tây du ký (1986). (Ảnh: Internet)

Ca khúc “Xin hỏi đường ở nơi nào?” vang lên ở mỗi đầu tập phim Tây Du Ký đã trở thành nhạc hiệu đi vào tâm trí người xem. Sức hâm mộ bài hát tương đương bộ phim.

Ca khúc này do ca sĩ Tương Đại Vy thể hiện. Chất giọng của ông truyền tải được tinh thần không ngại khó khăn thử thách chuyến đi thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng, thể hiện cảm xúc của những người chu du vạn dặm.

“Đây hành lý anh mang, tôi cầm cương dắt ngựa. Nhìn ngắm trời cao chập chùng lòng bồi hồi, đường thỉnh kinh thật xa không màng hiểm nguy chân bước…” – lời Việt của ca khúc này cũng được khán giả Việt Nam yêu thích một thời.

Cùng nghe lại ca khúc nhạc phim Tây Du Ký 1986:

Theo tuoitre

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x