Hà Nội: Nhiều người đi bộ “ngơ ngác” khi bị thổi phạt

02/02/16, 10:09 Việt Nam

Hôm 1/2, phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC67) Công an TP.Hà Nội đã ra quân xử phạt 102 người đi bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông, rất nhiều người đã tỏ ra “ngơ ngác” khi bị thổi phạt.

Đội CSGT số 1 xử phạt người đi bộ vi phạm. (Ảnh: Thanh Niên)

Theo kế hoạch, PC67 tập trung xử phạt tại các nút giao thông trọng điểm có đèn tín hiệu giao thông, vạch sơn và cầu vượt cho người đi bộ, đường Vành đai 3, đại lộ Thăng Long, một số tuyến phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ (Q.Hoàn Kiếm), Q.Hai Bà Trưng, Q.Ba Đình, Q.Đống Đa…

Tính tới cuối giờ chiều 1/2, các đội CSGT đã lập biên bản xử phạt 102 người đi bộ vi phạm, gồm 29 trường hợp đi không đúng phần đường quy định, 71 người vượt dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định, 2 người mang vác vật cồng kềnh, gây cản trở giao thông.

Đại úy Nguyễn Minh Đức, Đội phó Đội CSGT số 1 cho biết, họ đã xử phạt 2 người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của tín hiệu đèn, biển báo, vạch kẻ đường tại đường Lý Thái Tổ (đoạn gần tượng đài Lý Thái Tổ). “Người vi phạm đã nộp phạt tại chỗ 50.000 đồng/trường hợp vi phạm”, đại úy Đức nói.

Thực tế, khi bị CSGT lập biên bản vi phạm, người dân đưa ra rất nhiều lý do như đi tập thể dục gần nhà, sang đường theo thói quen, không mang tiền, giấy tờ… Theo đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng PC67, trường hợp người vi phạm không có giấy tờ tùy thân hay tiền nộp phạt thì tổ công tác đưa về trụ sở công an phường sở tại làm rõ lai lịch, lập biên bản theo quy định và yêu cầu người vi phạm làm kiểm điểm, tuyên truyền giáo dục nhắc nhở để người vi phạm hiểu luật.

Một người đi bộ sai quy định đã bị xử phạt ở ngã tư Hàng Bài – Tràng Tiền. (Ảnh Tuổi Trẻ)

Ghi nhận tại các khu vực giao thông có đông người đi bộ qua đường như Hàng Bài, trước tượng đài Lý Thái Tổ, trước đền Ngọc Sơn có rất nhiều người đi bộ tỏ ra “ngơ ngác” khi bị thổi phạt. Song sau đó, nhiều người cũng đồng tình với việc xử lý hành vi đi bộ gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông.

Đại diện PC67 cho hay, hiện tại CSGT chỉ xử phạt người đi bộ vi phạm ở những tuyến đường có biển báo, đèn báo tín hiệu và vạch kẻ đường. Những tuyến phố bị lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, đơn vị này sẽ phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp.

Điều 32 Luật Giao thông đường bộ quy định: Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

Người đi bộ chỉ được qua đường những nơi có đèn tín hiệu, có vạch sơn kẻ đường, có cầu vượt, hầm danh cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

Nếu trong trường hợp không đèn tín hiệu, có vạch sơn kẻ đường, có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ qua đường phải quan sát các xe đang đi tới. Người đi bộ chỉ qua đường khi đảm bảo an toàn và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn khi qua đường.

Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào các phương tiện giao thông đang chạy, khi mang vác vật cồng kềnh phải đảm bảo an toàn, không gây cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường đô thị, phải có người lớn dắt.

Mức xử phạt người đi bộ vi phạm

Theo quy định, người vi phạm sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi như: Đi không đúng phần đường quy định; không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

Phạt tiền từ 60.000 đồng- 80.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm như: Mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; Vượt qua dải phân cách; Đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn; Đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

Phạt tiền từ 80.000 đồng- 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, duy trì đường cao tốc.

Theo Thanh Niên, Tuổi Trẻ

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x