Trung Quốc: Cha mẹ lại xếp hàng xin học cho trẻ mầm non

18/04/12, 19:44 Chuyện lạ

“Đây chỉ là bước đầu tiên. Các tờ đăng ký này sẽ được gửi đến phòng giáo dục quận để chờ chỉ định chỗ. Chúng tôi không đảm bảo với họ rằng con họ đã đăng ký chỗ thành công”, một giáo viên họ Fang, từ trường mầm non Huashan Art, một trong các trung tâm đăng ký, nói với Chinadaily.

Fang cho biết, do sự gia tăng đơn xin học, trường mầm non của bà đã mở rộng tuyển sinh đầu vào từ 2 tới 3 lớp, mỗi lớp 25 cháu. Trường cũng sẽ chuyển đổi một số bộ phận văn phòng thành lớp học để đáp ứng nhu cầu.

Cảnh xếp hàng xin học mầm non cho con (cháu) đã trở nên quen thuộc tại Thượng Hải (Trung Quốc) vài năm trở lại đây. Ảnh: Shanghaidaily.com.

Số liệu từ văn phòng dân số địa phương cho thấy mỗi năm Thượng Hải có khoảng 170.000 tới 180.000 ca sinh mới trong vòng 4 năm qua.

Zhou Haiwang, phó giám đốc nghiên cứu dân số và phát triển tại Đại học khoa học xã hội Thượng Hải cho biết, tình trạng thiếu trường mầm non là do sự kết hợp giữa việc bùng nổ trẻ sơ sinh trong những năm gần đây, và sự gia tăng dân số nhập cư.

Trong các thành phố lớn nơi mức sống tương đối cao, ngày càng nhiều phụ nữ do dự hoặc từ chối sinh con. Vì thế, tỷ lệ sinh thấp đã trở thành chuẩn mực trong các năm qua”, Zhou lý giải.

“Nhưng vài năm gần đây, thành phố trải qua thời kỳ mức sinh đạt đỉnh, khi mà những người ra đời trong những năm 1980 – thời điểm bùng nổ dân số khi đó – giờ bước vào tuổi kết hôn và sinh con, và điều này đã gây ra sự khó khăn cho trẻ khi vào trường mầm non và đi học”.

Thêm vào đó là sự gia tăng người nhập cư vào thành phố cũng khiến nhu cầu về chỗ học cho con tăng cao.

Trường mầm non Yuyaolu số 2, một trường công lập ở Thượng Hải, cho biết đã nhận được hơn 300 đơn xin học chỉ trong một ngày.

“Các bậc cha mẹ sẽ liệt kê 3 trường mầm non muốn cho con học nằm trong quận mà họ đăng ký chỗ ở. Ủy ban giáo dục sẽ chỉ định trường dựa trên các yêu cầu này. Nếu nhu cầu tuyển sinh ở trường đầu tiên đã đủ, họ sẽ phải cân nhắc trường tiếp theo”.

Cuộc cạnh tranh dữ dội chỗ học cũng diễn ra tại các quận khác trong thành phố. Ở một vài trường công, 1 chỗ học có đến 4 cháu đăng ký.

Bắc Kinh, Quảng Châu và các thành phố lớn khác cũng đang trải qua thời kỳ bùng nổ dân số theo chu kỳ 20 năm, với đỉnh sinh bắt đầu từ năm 2006.

“Tôi ra đời trong thập kỷ 1980, thời điểm mà có rất nhiều trẻ sinh ra. Kể từ đó, chúng tôi đã phải ‘chọi’ nhau về hầu hết mọi thứ, từ trường mầm non đến trung học rồi đại học, và thậm chí cả cơ hội việc làm”, một phụ nữ tên Li, 29 tuổi, nhân viên ngân hàng ở Bắc Kinh, cho biết.

“Tôi và chồng thích trường mầm non công lập, vì giá thấp và chất lượng giáo dục cao, nhưng số lượng chúng có hạn. Tôi không chắc chuyện gì sẽ xảy ra”, chị Zhang Yanmin, giáo viên cao đẳng ở Thượng Hải và là mẹ của bé gái 1 tuổi cho biết.

Dường như thấy trước vấn đề này, trong năm 2006 thành phố bắt đầu đề cập đến nhu cầu cao về giáo dục trước tuổi đi học. Kể từ đó, Thượng Hải đã thành lập khoảng 400 trường mầm non, hầu hết ở các vùng ngoại ô với dân số là người nhập cư.

“Trẻ sinh năm 2008 không lâu nữa sẽ đi học mẫu giáo. Thành phố đang lập kế hoạch để xây nhiều nhà trẻ hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu gia tăng này”, Yin Houqing, phó giám đốc Ủy ban Giáo dục Thượng Hải, cho biết.

Theo ủy ban này, khoảng 400.000 trẻ trong thành phố hiện đi học mầm non, và con số này sẽ vượt qua 500.000 trong năm 2013.

Tại Bắc Kinh, khoảng 600 nhà trẻ sẽ được xây mới và sửa sang cho đến năm 2020. “Về lâu dài, các nhà chức trách nên khuyến khích chị em sinh nở và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn của một xã hội già hóa. Nhưng sau đó, họ cũng nên có các biện pháp nhìn xa trông rộng để đối phó với sự thay đổi quy mô dân số”, Zhou nói, khi cho biết thêm rằng giai đoạn bùng nổ dân số sẽ kéo dài đến năm 2015.

Thuận An

(vnexpress.net)

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x