Ý nghĩa của những con số

17/12/15, 10:31 Thế giới tâm linh

Trong nền văn hóa năm nghìn năm Trung Hoa, mỗi con số không đơn thuần chỉ là con số khô khan, tất cả chúng đều có một ý nghĩa riêng.

Mỗi con số đều có ý nghĩa riêng.

Có một sự khác biệt lớn giữa 10000 và 9999 cộng 1. Trong khi 9999 được xem là một con số “hòa nhịp” với “tâm hồn Đông phương” hơn là một dãy số khó hiểu gồm bốn con số 0 và một con số 1.

Số đẹp

Số 9: Trong tiếng Trung Quốc, 9 được phiên âm là jiu (cửu), tức mang ý nghĩa lâu bền. Nó là chữ số đơn lớn nhất, tượng trưng cho đại phúc, đại thọ và đại cát. Riêng con số 10 (thập) hoàn hảo là dành cho thần.

Trường hợp như Tử Cấm Thành có “9999,5” gian phòng; gần đạt đến số 10000 đại biểu cho sự hoàn hảo dấu “ ”, đại biểu cho sự hướng đến thiên thượng.

Số 8: Phiên âm là ba (bát), số 8 trong tiếng Quảng Đông phát âm gần giống chữ phát (phát tài), trong dịp năm mới họ thường chúc nhau câu: “Chúc mừng năm mới, cung hỷ phát tài!”

Con số 8 không có điểm dừng, tượng trưng cho sự giàu có và may mắn mãi trường tồn. Đây là con số may mắn trong lĩnh vực kinh doanh, xin số giấy phép, số điện thoại, số căn hộ,…Thậm chí nhiều hãng hàng không vẽ 3 chữ số 8 lên máy bay của họ để được nhiều may mắn. Hoặc là, cặp số 8 (88) thường được dùng trong buổi hôn lễ nhằm thể hiện niềm hân hoan và cặp đôi được hạnh phúc.

Số 6: Phiên âm là liu (lục), đồng âm với từ “lưu”(dòng chảy), ám chỉ không bị ngăn trở, một mạch không ngừng tấn tới. Vì vậy người ta tin rằng số 6 là một điềm tốt, như ngày tháng chẳng hạn, giúp họ giảm thiểu can nhiễu.

Số 2: Trong nền văn hóa Trung Quốc, 2 được xem là con số ổn định và cân bằng, khơi dậy những cảm xúc tích cực. Điển hình là câu “song hỷ lâm môn”. Trong những dịp quan trọng người ta thường tặng quà theo cặp.

Số xấu

Số 4: Từng được xem là con số tượng trưng cho cuộc sống tốt đẹp. Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, thậm chí được xem là con số đại diện cho sự ổn định và cân bằng. Con thỏ cũng là linh vật ở vị trí thứ tư trong cung hoàng đạo, được xem là điềm may mắn nhất. Đến một hôm, người ta thấy số 4 (sì) đọc tựa như chữ “tử”(si), thế là vị thế của số 4 đảo ngược từ đó.

Hiện nay rất nhiều nơi ở châu Á tránh ghi số 4 trên các tòa nhà, xe buýt, các sản phẩm thương mại, một số khách sạn không có tầng 4, trong khi các tòa nhà chọc trời bỏ trống tầng 40-49.

Số 7: Mồng 7 tháng 7 âm lịch (Lễ hội Trùng Thất) được xem là một con số may mắn. Thế nhưng nó lại đồng âm với từ “thê tử” (qīzi) hoặc “giận dữ” (nùqì).

Tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng Cô hồn. Văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng: Vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, cánh cửa âm gian sẽ mở ra, các hồn ma sẽ được phép quay về dương gian ăn uống đồ cúng.

Bảy lần bảy là 49, con số này được dùng nhiều trong các buổi tang lễ tại Trung Quốc. Theo quan niệm, hồn ma sẽ vất vưởng tại dương gian trong vòng 49 ngày sau khi tạ thế. Luật lệ truyền thống quy định phải hành lễ cầu kinh đến khi họ rời đi.

Những con số còn lại:

Số 0: Con số này không có ý nghĩa.

Số 1: Đại diện cho cá tính, hòa thuận, sự tập trung.

Số 2: Nếu 1 là tính Dương thì số hai đại diện cho tính Âm.

Số 3: Đại diện cho đám đông, rất thạo về giao tiếp. Đây là con số của sự an toàn.

Số 5: Tượng trưng cho sự linh hoạt. Số 5 phát âm giống từ “vô” (wu), tức là “không có gì cả”. Trong tiếng Trung Quốc, 521 phát âm thành “wu er yi”, đọc lái âm điệu nghe giống như “wo ai ni” (anh yêu em).

Theo vietdaikynguyen

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x