Hành trình khám phá ‘một nửa’ Myanmar – Kỳ 2: Thăm chùa vàng Shwedagon

19/08/15, 13:15 Tin Tổng Hợp

(iHay) Chúng tôi thức dậy từ sớm, sau một tối ngủ sâu, bình minh trên bầu trời nhiều mây lên chậm rãi. Tiếng gà, tiếng quạ xao xác ngay sau dãy chung cư cũng thuộc hàng khá cao cấp ở Yangon này…

Khoảng xanh mênh mông phía sau chung cư

Đứng đây bên ô cửa sổ tầng 11, nhìn quanh thành phố còn thấy phủ đầy cây xanh, ẩn hiện giữa vài cụm nhà lác đác là những đỉnh tháp chùa. Vài đứa trẻ đi bộ, vài người lớn đạp xe trên con đường còn loanh quanh bụi đất. Và chị em tôi hơi thấy mình vô duyên, khi lướt mắt về ngay dưới chân, một đôi vợ chồng tắm giặt sớm, bên kiểu bồn nước và nhà tắm lộ thiên. Cũng không nude gì đâu, họ chỉ để nguyên quần áo và xối xối nước, rồi lau khô người, trồng cái longyi mới vào, trước khi thay cái cũ ra. Có lẽ mỗi một ngày của họ, bắt đầu bằng những việc thường nhật như vậy.
Còn chúng tôi, ngày hôm nay sẽ bắt đầu bằng bữa ăn sáng bún cá Mohinga được xem là món quốc hồn quốc túy của Myanmar. Tôi dùng loại bún sợi nhỏ, cảm thấy mùi vị hơi giống cà ri quê mình, nhưng nước xốt đặc và có vẻ có nhiều bột khoai trong đó. Bún còn dùng kèm miếng bột tôm chiên, với chỉ rất ít rau thơm thôi, ngon miệng nhưng nhanh ngán. Ăn sáng xong, anh đưa chúng tôi đi thăm chùa vàng, sau một đêm chiêm ngưỡng từ xa.
Ngồi trong xe nhìn đường xá Yangon toàn ô tô mà lòng không khỏi ghen tị. Giá xăng dầu Myanmar rẻ, khoảng 14.000 đồng/ lít. Ô tô ở Myanmar cũng rẻ, đặc biệt là xe cũ, với chỉ 5.000 USD thì có thể sở hữu rồi, và họ đặc biệt quan tâm đến sự an toàn, xe tuy cũ nhưng phải có túi khí.
Con gái Myanmar đa số da ngăm ngăm, vòng một bình thường nếu không muốn nói là hơi khiêm tốn, nhưng vòng ba thì rất đẹp. Ít cô trắng nõn, cũng ít cô ăn vận thời trang, ngoại trừ chiều tối hôm qua bắt gặp vài cô người mẫu qua đường, còn lại hầu như họ ăn mặc truyền thống. Khắp phố đều thấy longyi, đi làm, đi học, đi chơi, có lẽ loại trang phục này là thứ tôn vẻ đẹp đặc trưng của phụ nữ Miến nhất. Longyi tuy chỉ một dáng, kiểu như như áo dài Việt Nam, nhưng bù lại hết sức đa dạng về màu sắc và hoa văn, cùng với các kiểu áo phối bên trên. Nghĩ hơi lạ, ở Myanmar rất nóng, thường tôi thấy các vùng cao nguyên lạnh mới phát triển trang phục màu sắc sặc sỡ tương tự như thế này.
Ở Myanmar, không khó để gặp những cụm từ, tên riêng, tên công trình dự án, nhà hàng quán xá… bắt đầu bằng chữ Shwe hay Golden, cho nên đất nước này còn có tên khác là “miền đất vàng”. Người Miến rất thích vàng, và hầu như trong các thời kỳ xa xưa, vàng được người dân tiến vào xây dựng đền chùa, có lẽ họ muốn dâng những thứ quý giá nhất lên đức phật tôn kính. Hơn thế nữa, họ xem trọng cuộc sống sau khi chết, với tục hỏa táng và gửi tro cốt vào các chùa chiền.
Tín ngưỡng phật giáo tại đây thuộc nhánh Nam Tông giống với Campuchia, thầy tu sẽ ăn các đồ bố thí mỗi ngày từ sáng cho đến trước 12 giờ trưa, và sau đó không ăn nữa. Mỗi bé trai đều được gửi vào chùa tu tập ở độ tuổi nhất định, người trưởng thành cũng dành thời gian gần một tuần mỗi năm để vào chùa tịnh tâm.
Cụm tháp chùa Shwedagon đã được xây dựng từ hơn 2500 năm trước, ngọn tháp chính của cụm chùa cao 99m được dát từ 80 tấn vàng thật. Từ thuở ban đầu đến nay, trải qua thêm nhiều đời vương triều, các vị vua, công chúa, hoàng tử lại xây dựng thêm, mở rộng thêm ra.
Gần 9 giờ sáng, nắng đã lên cao. Sau một lúc dạo vòng khuôn viên trước chùa, ở cổng phía Tây, chúng tôi mua vé vào tham quan bên trong, mức phí 8000Kyat/người, giày tất được gửi lại ở phòng bán vé.
Bước vào bên trong với trước mắt là mái vòm cao, hàng cột to lớn thếp vàng tạo thành lối đi rộng thênh, mát rượi, chim bồ câu, quạ bay tới lui trên đầu, trông đường lên tầng trên có vẻ còn xa lắm. Phục vụ nhu cầu đỡ mỏi chân cho du khách nên ngoài lối thang bộ, cổng vào còn có vài tầng thang cuốn hiện đại. Anh tôi bảo trong 3 cổng còn lại có cả một cổng trang bị thang máy nữa.

Cổng vào Chùa Vàng

Khi đã lên đến tầng trên, đặt chân lên nền quảng trường quanh tháp chùa, tôi cảm thấy choáng ngợp với Shwedagon nhìn gần, bao quanh ngọn tháp chính là hàng hàng lớp lớp các đỉnh tháp nhỏ, rồi các gian thờ phụ ở khắp nơi. Bất giác, tôi thấy chỉ còn thiếu một chàng Aladin nữa thôi, là đã lạc vào thế giới nghìn lẻ một đêm rồi.
Chúng tôi vốn đã được phát mỗi người một tấm bản đồ, nhưng chưa ai giở ra xem, và cũng không sợ bị lạc vì công trình tráng lệ này xây theo nguyên tắc đỉnh tháp chính ở giữa, vây quanh là các tháp nhỏ, các gian thờ tại 4 phương, vây quanh nữa là lối quảng trường lát đá trắng để cho khách thập phương đến viếng, chiêm bái, và cũng đủ rộng cho các tín đồ bày biện, thực hành đầy đủ lễ nghi.
Xung quanh lối quảng trường này là các gian điện khác nhau nữa, nơi đặt tượng Phật, xá lợi Phật, chuông, pháp khí… với mỗi gian như vậy đều gắn với một điển tích, một lịch sử xuất hiện khác nhau, thật khó lòng nhớ hết tất cả. Tôi chỉ kịp cất giữ một tài liệu nhỏ cho riêng mình, nghĩ rằng các thông tin hơi chi tiết này sẽ chỉ phù hợp với các tín đồ Phật giáo.

Một góc nhìn đỉnh tháp chính Shwedagon

Mỗi chi tiết trên chóp đỉnh tháp chính, và các đỉnh tháp nhỏ được đính nhiều châu báu ngoài vàng, có đến cả trăm nghìn viên hồng ngọc, lam ngọc, đủ cả. Anh tôi kể, người Burma truyền tai nhau câu chuyện rằng có điều bí ẩn chứa đựng bên trong đỉnh tháp, đã có một đoàn các cao tăng đắc đạo quyết vào trong, và không một ai trở ra…
Lần lượt ghé thăm hầu hết các gian điện, nghỉ chân, vái phật, tôi cứ đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác với lối chạm khắc tinh xảo, và sự bảo tồn kỹ lưỡng qua thời gian của Phật tử và chính quyền nơi đây. Yangon nắng nóng mà tôi không thấy bụi bám trên hàng triệu chi tiết chạm trổ tinh vi…

Các chi tiết hình người sinh động trên một góc đền

Ở Myanmar, mỗi người sinh ra gắn liền với một thứ nào đó trong tuần có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định vị thần bảo hộ cho họ, và còn liên quan chặt chẽ đến trường phái khoa học tử vi nơi đây. Một tuần theo phân lịch của Phật giáo Myanmar lại được chia ra thành thứ hai, ba, thứ tư buổi sáng, thứ tư buổi chiều, thứ năm, sáu, bảy, chủ nhật. Tôi cũng đã tìm hiểu một số thông tin về đất nước này trước khi đi, nhưng điều thú vị này mãi đến hôm nay mới được biết.
Dọc theo các hàng tháp nhỏ, người ta chia thành nhiều góc, mỗi góc tương ứng một thứ trong tuần, được bố trí tượng vị Phật làm chủ thứ đó, mỗi tượng có thể cưỡi một linh thú, bên dưới, phía trước lại đặt một chum nước đầy. Khách thập phương đến viếng chọn đúng thứ của mình, có thể thắp hương khấn, sau dùng gáo múc nước tắm cho tượng Phật và linh thú ngài cưỡi, để cầu mong may mắn.
Đi được hơn 3/4 vòng tháp, đến gian thờ có đặt chiếc kính viễn vọng, chúng tôi lần lượt nhìn qua kính khắp một lượt từ trên đỉnh tháp, từng chi tiết hoa văn mới tỉ mỉ làm sao, và ở trên 99m cao kia, mỗi một chi tiết đều vẫn sáng lấp lánh trong ánh mặt trời.
Đi thêm một quãng nữa, anh tôi chỉ vòng rào xung quanh kể tiếp câu chuyện khác của người Miến Điện rằng, cho dù mặt trời ở vị trí nào, đỉnh của ngọn tháp sẽ không vượt khỏi vòng rào này…
(còn tiếp)

Theo Thanh Niên – iHay

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x