Những thói quen mà một người Mỹ đã phải từ bỏ khi đến sống tại Việt Nam
Một người Mỹ đã nói về việc mình đã thay đổi thói quen như thế nào khi sống tại Việt Nam và bài viết này hiện đang gây sốt trên cộng đồng mạng thế giới.
Jacqueline Kehoe – tác giả của bài viết “những thói quen tôi phải từ bỏ khi đến sống tại Việt Nam” đang khiến cộng đồng mạng thế giới và đặc biệt là cư dân mạng Việt Nam vô cùng thích thú bởi những lý do khiến Jacqueline Kehoe từ bỏ thói quen sinh hoạt thường ngày của mình cũng rất “Việt Nam”. Jacqueline Kehoe mang quốc tịch Mỹ nhưng cô nàng lại mang nhiều kỉ niệm sâu sắc tại Việt Nam.
Cô đã từng là du khách và đi khắp các vùng miền Việt Nam và có những bài viết trải nghiệm về Việt Nam đã thu hút rất nhiều những bạn trẻ. Cùng tìm hiểu xem tại sao cô nàng lại “từ bỏ” thói quen này khi sống tại Việt Nam nhé!
Tôi chẳng còn quan tâm đến việc có kiến trong tách trà của tôi nữa
Trước khi đến Việt Nam, tôi là một người rất sợ côn trùng. Chỉ cần nhìn thấy một con nhện, một con kiến là tôi có thể hét toáng lên. Thế nhưng sau khi sống ở Việt Nam một thời gian, tôi đã hoàn toàn thay đổi. Bây giờ dù có thấy cả lố kiến trong cốc trà đá tôi cũng chẳng để ý nữa.
Tôi không còn thèm đồ ngọt suốt ngày nữa
Hồi còn ở Mỹ, tôi thường ăn sáng cùng với những món như yến mạch, bánh ngọt, muffin, ngũ cốc. Có thể nói tôi là một người cuồng đồ ngọt, bơ sữa thiếu nó là tôi không thể chịu được. Thế nhưng khi sang Việt Nam tôi lại được thưởng thức những món tráng miệng cực ngon như chè, bánh bông lan và bánh trung thu. Cũng từ đó mà khẩu vị tôi đã thay đổi.
Tôi có thể chịu được những trường hợp mất vệ sinh
Vì ở Việt Nam, bạn khó có thể đảm bảo được mình sẽ không bị tiêu chảy sau khi thưởng thức các món ăn đường phố ở đây. Mỗi lần chọn món ăn của tôi cứ như là một cực hình vậy. Không những vậy, tôi thường xuyên phải chứng kiến việc rửa bát bằng những chậu nước ít ỏi, xung quanh chỗ tôi ăn lúc nào cũng đầy ruồi nhặng. Nhiều chỗ còn không có giấy ăn sạch sẽ cho tôi dùng. Để khắc phục điều này, cách duy nhất tôi có thể làm đó chính là luôn thủ sẵn giấy trong người.
Tôi không còn lảng tránh những cái nhìn của người lạ nữa
Ở Mỹ có một luật bất thành văn như thế này: Nếu có ai đó cứ nhìn bạn thì bạn phải nhìn ra chỗ khác, bởi có như vậy, họ sẽ thôi không nhìn bạn nữa. Ở Việt Nam, mọi chuyện lại khác hẳn. Dù bạn làm gì ở bất cứ đâu cũng có những ánh mắt nhìn bạn chằm chằm để xem bạn làm gì, bạn như thế nào? Dù bạn có tránh đi chỗ khác họ vẫn sẽ cứ nhìn bạn. Nếu có môn thi nhìn chằm chằm trong danh sách những môn thi Olympic, chắc hẳn Việt Nam sẽ có nhiều huy chương lắm.
Tôi không còn cảm thấy phải ngại ngùng vì cơ thể mình nữa
Vòng ngực của tôi so với những người phụ nữ Mỹ thuộc dạng bình thường nếu không nói là hơi nhỏ, thế nhưng khi sang Việt Nam mọi chuyện lại khác hẳn. Có một lần tôi đến ăn sinh nhật ở nhà một người bạn tên là Hải. Trong bữa tiệc ấy, tôi là người nước ngoài duy nhất và khi tôi vừa bước vào nhà thì mẹ anh ấy đã nói một câu gì đó bằng Tiếng Việt khiến cho tất cả mọi người ở đấy đều cười phá lên. Lấy làm lạ tôi liên gặng hỏi Hải xem có phải tại tiếng Việt của tôi còn kém nên mọi người mới cười phải không. Kết quả là anh ý nói với tôi thế này: “Mẹ tôi bảo bạn có bộ ngực khủng như này là nhờ ăn nhiều bơ sữa”.
Tôi không còn ăn nhiều bơ sữa nữa
Giống rất nhiều quốc gia châu Á khác, bơ sữa ít khi được người Việt Nam sử dụng. Thay vào đó sữa đặc lại được sử dụng rất nhiều vì một vài lý do nào đó. Sau một thời gian sống ở Việt Nam tôi đã hiểu vì sao lại như vậy, đó là vì: đồ ăn Việt Nam quá ngon nên không cần phải thêm bơ sữa vào làm gì cả. Dù vậy, khi nào cần sữa bò hay pho mát bạn vẫn có thể tìm được khi sống ở đây, nhưng những loại bơ sữa kia khó có thể bằng được sữa đậu nành của Việt Nam. Giờ khi đã trở lại Mỹ, tôi đã chính thức trở thành một người cuồng sữa đậu nành và đậu phụ rồi.
Tôi không còn ngại khi nhận sự giúp đỡ từ người lạ
Trong một chuyến du lịch bụi, tôi và bạn tôi đang đi trên đường đến làng Rang Rang thì không may gặp phải một cái hồ rất rộng. Lúc này chúng tôi chỉ có hai lựa chọn: một là quay lại (tốn thêm khoảng 6-7h đi lại trong rừng núi hiểm trở) và hai là để cho 2 cậu bé người bạn địa ở đó vác xe của chúng tôi đi sang bên kia sông. Cuối cùng tôi đã quyết định thử đặt niềm tin của mình vào người lạ và lựa chọn phương án thứ 2. May mắn là sau 45 phút, cả sáu chúng tôi đều cập bờ an toàn cùng hai chiếc xe còn nguyên vẹn.
Nhưng tôi cũng dần mất niềm tin vào thế giới xung quanh
Mặc dù người Việt Nam nổi tiếng thân thiện và hiếu khách nhưng đôi khi sự thân thiện này đang dần bị mất đi bởi những biểu hiện xấu. Hầu như những người tôi từng nói chuyện đều đã từng bị móc túi hay bị trộm môt cái gì đó. Điển hình như chính bản thân tôi và bạn cùng phòng cũng có mấy lần mất xe máy một cách khó hiểu. Thêm vào đó, nhiều khi chỉ đang đi trên đường đi dạo thôi bạn cũng có thể bị trấn lột bất cứ lúc nào. Có một lần, tôi đang đi bộ trên đường Nguyễn Đình Chiểu thì từ đâu xông tới hai thanh niên định trấn lột ví của tôi. Tiếc là chúng không làm được gì vì tôi có võ.
Tôi không còn trang điểm nữa
Tôi không bao giờ quên có một lần lái xe dưới cơn mưa tầm tã của trời mùa hè với một chiếc áo mưa mỏng dính. Có lẽ mặc hay không mặc, tôi vẫn ướt như chuột lột. Khi đến nhà bạn của tôi, ngay khi bước chân vào, mọi người đã nhìn tôi với ánh mắt kì lạ. Tôi cũng không hiểu chuyện gì cho đến khi nhìn vào trong gương, trông tôi không khác gì một con quỷ bởi lớp mascara bị lem. Từ hôm đó tôi quyết định không trang điểm nữa mà để mặt tự nhiên.
Tôi không phải trả quá nhiều tiền cho một bữa ăn
Một điều tuyệt vời nhất khi sống ở Việt Nam đó chính là giá cả, chi phí sinh hoạt rất thấp. Thậm chí ở một nhà hàng sang trọng bạn vẫn có thể ăn uống bình thường mà không phải lo lắng vì giá cả. Đặc biệt ẩm thực đường phố ở Việt Nam rất phong phú, các quán nhậu, quán bia mọc ra ở khắp nơi. Tôi là fan chính hiệu của một quán phở và bia 333 ở phố Bùi Viện, cũng vì thế mà giờ tôi dần thích việc ngồi ăn trên những chiếc bàn nhựa đơn sơ thay vì những chiếc ghế sofa sang trọng. Nghĩ lại việc quay lại Mĩ nơi mà 8 đô la cho một cái bánh mì kẹp quả là khiến tôi cảm thấy thật nan giải.
Tôi từ bỏ việc có được sự quy củ
Ở bất kì nơi đâu ở Việt Nam, văn hóa xếp hàng dường như có điều gì đó hơi xa xỉ. Nếu ở đâu có chỗ trống ngay lập tức hàng loạt người vào chen lấn để chiếm được chỗ đấy. Khoảng 10 mét vỉa hè cho người đi bộ, cũng bị nhiều người lấy đó làm bãi đỗ xe. 3 người cùng trên một cái thang máy thì bạn phải đợi hàng loạt người quen của người đi cùng thang máy với bạn lên thì mới đi được. Và hãy nhìn bãi cỏ bên nhà bạn xem, có một ngày nó sẽ trở thành một công trình xây dựng gì đó cho mà xem.
Tôi không cần sự im lặng khi nghỉ ngơi nữa
Karaoke ở hàng xóm tưng bừng cả đêm? Tiếng còi ô tô kêu inh ỏi? Phải công nhận những âm thanh này như đang ru ngủ tôi vậy.
Tôi không muốn làm một công dân tuân thủ luật nữa
Một số xxx ở VN quả thật là biến chất. Họ sẵn sàng bắt bạn rồi sau đó bắt bạn phải hối lộ, đã vậy họ còn chẳng nghiêm khắc nữa chứ. Ở Mỹ, xxx mà đã bắt được ai đó đừng mong họ tha cho. Ở Việt Nam, tôi thường thấy xxx trốn ở một góc nào đó, thấy ai đó phạm lỗi họ sẽ đuổi theo trên một chiếc xe máy, cầm gậy và chỉ liên hồi vào người bị đuổi. Còn người bị đuổi sau đó phải dừng xe, liên tục xin lỗi và rồi móc tiền ra đưa cho họ.
Thú thực, tôi thích lái xe với những câu chào hỏi và gương mặt tươi cười. Tuy nhiên, điều này xem chừng khó tại khó có ai có thể vui vẻ khi hàng ngày đứng giữa hàng trăm chiếc xe máy bụi mù lên cả lên. Có một lần bị bắt tôi thậm chí còn cười và chào xxx cơ, điều này có lẽ khiến cho anh ấy có một ngày vui vẻ hơn chăng.
Theo Ohay TV