Chuyện khởi nghiệp của CEO thạo 6 ngoại ngữ

08/07/15, 09:18 Kinh tế

Simon Lee (32 tuổi) có thể nói 6 thứ tiếng –  Hàn Quốc, Anh, Pháp, Ảrập, Trung, Nhật, và anh vẫn có ý định học thêm.

Simon Lee – CEO website dịch vụ dịch thuật Flitto. Ảnh: BBC

Với năng khiếu ngôn ngữ, rõ ràng Lee chẳng mấy khi cần tới các dịch vụ dịch thuật, nhưng khi bạn bè ở trường đại học của anh tại Seoul nhờ làm bài tập môn tiếng Anh, thì ý tưởng thành lập một công ty dịch thuật bắt đầu nhen nhóm. Ra mắt tháng 9/2012, trang web của anh – Flitto hiện đã có hơn 5 triệu người người dùng trên khắp thế giới, doanh thu hàng năm khoảng 2,1 triệu USD. Tuy nhiên, không giống các công ty dịch thuật khác, dịch vụ của Lee không trực tiếp thuê nhân viên.

Thay vào đó, Flitto là nơi quy tụ những người biết từ 2 ngoại ngữ trở lên, có khả năng dịch thuật và cung cấp dịch vụ này qua website cùng ứng dụng smartphone của hãng. Hiện Flitto có danh sách dịch thuật viên lên tới 1 triệu người đến từ 170 quốc gia khác nhau với 17 thứ tiếng. Flitto sẽ được hưởng một phần thù lao của những người này.

Cha Lee làm việc cho một công ty đa quốc gia, nên tuổi thơ của anh chủ yếu là ở nước ngoài. Anh sinh ra ở Kuwait. Tới năm 4 tuổi, cả gia đình lại chuyển tới sống ở Anh. Ba năm sau, họ chuyển tới Mỹ rồi đến Ảrập Xêút.

Theo học tại các ngôi trường quốc tế từ nhỏ, Lee nhanh chóng thông thạo tiếng Anh, Pháp và Ả rập, ngoài tiếng Hàn Quốc là tiếng mẹ đẻ.

Tôi học những ngôn ngữ này khi sinh sống ở các quốc gia khác nhau. Tôi nhận ra rằng tất cả mọi người đều như nhau cả thôi, chỉ là do sự khác biệt về ngôn ngữ đôi khi khiến chúng ta hiểu sai về nhau”. Lee cho biết.

Sau 7 năm ở Ảrập Xêút, gia đình Lee về lại Hàn Quốc – nơi anh hoàn thành bậc phổ thông và được nhận vào một trường đại học danh tiếng. Tại đây, bạn bè thường nhờ anh giúp dịch bài tập về nhà sang tiếng Anh – một phần bắt buộc trong chương trình học.

Bạn tôi thường bảo: ‘Simon, dịch hộ tớ bài này, tớ sẽ mời cậu bữa tối’. Rồi ngày càng có nhiều người tới giúp, đến nỗi tôi chẳng còn thời gian nữa“, anh nhớ lại.

Nhận thấy tiềm năng của dịch vụ dịch thuật, Lee bắt đầu liên hệ với một vài người bạn giỏi ngoại ngữ khác, và ý tưởng khởi nghiệp bắt đầu từ đó.

Simon Lee (phải) cùng các nhân viên trong công ty. Ảnh: BBC

Flitto ra đời vào tháng 9/2012, nhưng thay vì bắt đầu ở Hàn Quốc, Lee quyết định chuyển tới London (Anh). Anh cho biết mình muốn tạm thời rời xa bạn bè – những người đang nhận mức lương cao ở các tập đoàn lớn tại Hàn Quốc, và London cũng là một thành phố đa văn hóa. Lee chia sẻ: “Khi ấy tôi đang khởi nghiệp, và vẫn chưa có tiền. Nếu còn ở Seoul, tôi sẽ lại tự so sánh mình với đám bạn bè và cảm thấy buồn mất. Vì thế, tôi chỉ muốn tới nơi nào đó yên tĩnh. London nằm ở trung tâm châu Âu, và người dân nơi đây nói vô số ngôn ngữ khác nhau“.

Ban đầu, Lee tìm tới một tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp có tên Techstars để được giúp đỡ về tài chính cũng như kiến thức kinh doanh. Chỉ có số vốn nhỏ để quảng bá công ty, Lee đành suy nghĩ sẽ phải nghĩ ra cách nào đó để người ta chú ý tới trang web và ứng dụng Flitto, hướng tới cả dịch thuật viên lẫn khách hàng.

Cuối cùng, anh là thu thập những dòng trạng thái của người nổi tiếng trên Twitter và các mạng xã hội khác, rồi khuyến khích mọi người dịch chúng sang các ngôn ngữ khác nhau. Cách này đã có hiệu quả, và Flitto nhanh chóng được biết đến. Ngày càng có nhiều khách hàng và dịch thuật viên quan tâm tới trang web.

Hiện Flitto có trụ sở chính ở Seoul, với 34 nhân viên và nhận được 70.000 yêu cầu dịch thuật mỗi ngày, cả cá nhân lẫn doanh nghiệp. Tất cả khách hàng đều được cung cấp một thang điểm 5 để đánh giá chất lượng bản dịch.

Ngoài ra, trang web của Flitto còn có một mục riêng để khách hàng có thể mua mọi thứ từ quần áo cho tới bọc iPhone. Và để tăng lượt truy cập, họ còn có hẳn một thư viện sưu tập các mẩu truyện và tranh ảnh từ khắp nơi trên thế giới.

Lee cho biết việc Flitto không thuê trực tiếp nhân viên dịch thuật sẽ giúp cắt giảm đáng kể những chi phí mà một công ty dịch thuật truyền thống phải chịu. Anh cũng khẳng định mình không hề e ngại trước sự phát triển của các công cụ dịch tự động, vì anh tin chắc rằng chúng sẽ không bao giờ dịch chính xác được như con người.

Dĩ nhiên, trong quá trình khởi nghiệp, Lee cũng từng thất bại. Năm 2007, anh mở Flyingcane, mô hình hoạt động cũng tương tự như Flitto.

Lee vẫn cho rằng đó là một ý tưởng đúng đắn, chỉ là do sai thời điểm mà thôi. “Vấn đề của tôi là vào năm 2007 thì chẳng có ai dùng smartphone cả“. Điều đó có nghĩa là không có ứng dụng điện thoại để hỗ trợ cho trang web, việc dịch thuật sẽ chậm và các dịch thuật viên sẽ không có được sự linh hoạt về mặt thời gian.

Sau thất bại này, Lee làm việc vài năm cho một mạng viễn thông ở Hàn Quốc, trước khi nhen nhóm lại ý tưởng của mình vào năm 2011 và thành lập Flitto năm 2012.

Khi nói tới công việc, Lee đánh giá bản thân là người nghiện việc, và có thể không nghỉ lễ trong 6 năm. Các nhà đầu tư của Flitto từng phải nhắc nhở anh hãy đi du lịch để nghỉ ngơi và thư giãn, nếu không muốn sức khỏe suy sụp.

Nhưng Lee thì cho rằng những người muốn khởi nghiệp phải nhận thức rõ ràng họ sẽ phải hy sinh cái gì. Dù vậy, anh vẫn khuyến khích mọi người nên thử một lần. “Lời khuyên của tôi là hãy cứ kiên trì theo đuổi giấc mơ và tin tưởng vào bản thân. Nếu ngày nào bạn cũng cảm nhận được nhịp đập con tim, tức là bạn đang sống rất đúng nghĩa“, anh nói.

Theo BBC

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x