Đài Loan ban hành luật sửa đổi cấm du lịch ghép tạng

Quốc hội Đài Loan đã thay đổi điều luật liên quan đến cấy ghép nội tạng, điều này có thể gây tác động đến tội ác cấy ghép nội tạng lấy từ tử tù ở Trung Quốc, đây là một phần của xu hướng toàn cầu nhằm ngăn chặn nạn buôn bán nội tạng người ở Trung Quốc.

Các học viên Pháp Luân Công diễn một cảnh mổ cướp nội tạng người để bán trong suốt buổi thỉnh nguyện ở thủ đô Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/7/2014. (Mandy Cheng/AFP/Getty Images)

Trong phiên họp ngày 12/6, tại Lập Pháp Viện Đài Loan, một số thay đổi quan trọng trong Pháp lệnh Cấy ghép nội tạng người đã được đọc và thông qua như một văn bản luật.

Theo văn bản luật được cập nhật, bệnh nhân đi du lịch nước ngoài để tìm nội tạng bất hợp pháp có thể bị kết án đến 5 năm tù và bị phát từ 300.000 Dollar Đài Loan (khoảng 9.700 USD) đến 15.000.000 Dollar Đài Loan (khoảng 484.000 USD).

Những sửa đổi mới này đặt ra một số quy định về trách nhiệm của bác sĩ và bệnh viện. Các bác sĩ phải làm bản tường trình tất cả các trường hợp bệnh nhân nào nhận được cấy ghép tạng ở nước ngoài và tiếp tục điều trị trong nước. Cả hai phía bác sĩ và bệnh nhân phải chịu tiền phạt lên đến 150.000 Dollar Đài Loan (khoảng 4.940 USD) nếu họ không làm bản tường trình. Các tổ chức và nhân viên y tế phải chịu trách nhiệm hình sự nếu nộp báo cáo sai sự thật.

Lee Po-Chang, Chủ tịch Trung tâm đăng ký hiến tạng Đài Loan, cho biết các bác sĩ Đài Loan có thể chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện ở nước ngoài nơi có nguồn nội tạng hợp pháp. Bác sĩ vẫn cần phải gửi báo cáo về các trường hợp này khi bệnh nhân của họ trở về.

Tien Chiu-chin, một nghị sĩ từ Đảng Dân Tiến Đài Loan cho biết: “Thiếu nội tạng là một vấn đề toàn cầu và du lịch ghép tạng đã trở thành một vấn đề liên quan đến cả đạo đức y học toàn cầu lẫn nhân quyền quốc tế. Cưỡng bức thu hoạch nội tạng và buôn bán nội tạng không chỉ vi phạm luật về nguồn gốc nội tạng mà còn là tội ác chống lại loài người. Đó là lý do tại sao chúng ta sửa đổi các luật và hình phạt để cấm môi giới nội tạng và du lịch ghép tạng“.

Quy định cấy ghép nội tạng của Đài Loan “đã đạt tiêu chuẩn quốc tế”, ông Tien nói.

Thật vậy, việc sửa đổi của Đài Loan bổ sung cho Pháp lệnh cấy ghép nội tạng người ở Hồng Kông, và phù hợp với pháp luật được thông qua tại Tây Ban Nha và các nơi khác, Luật sư nhân quyền Đài Loan là Theresa Chu cho biết. “Nhưng quy định về cấy ghép nội tạng giống như một bức tường lửa pháp lý giúp người dân tránh đồng lõa với hành vi tàn ác mổ cướp nội tạng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc”.

Tử tù?

Sau nhiều năm phủ nhận, vào Tháng 12/2005, Thứ trưởng Bộ Y tế và Giám đốc Ủy Ban Cấy ghép Nội tạng Hoàng Khiết Phu thừa nhận rằng chính quyền đã sử dụng nội tạng từ các tử tù. Theo phương tiện truyền thông nhà nước, số nội tạng này chiếm hai phần ba tổng số ca cấy ghép ở Trung Quốc Đại lục.

Chính quyền cam kết họ sẽ dừng việc này lại, nhưng chỉ triển khai hành động vào Tháng 12/2014. Ông Hoàng nói rằng chỉ có các nội tạng được do dân tự nguyện hiến tặng mới được sử dụng trong cấy ghép bắt đầu từ Tháng 1/2015

Tuy nhiên, không ai tin vào những tuyên bố này của họ.

Các viên chức châu Âu, bác sĩ, nhà nghiên cứu y tế và chuyên gia cho biết trong một Hội thảo tại Nghị viện châu Âu ở Thủ đô Brussels vào ngày 21/4 rằng có những “vụ giết người ngoài vòng pháp luật và thu hoạch nội tạng tù nhân không bị kết án tử hình” vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc.

Khi nhận được kết quả nghiên cứu từ các nhà điều tra độc lập, các đại biểu tại Nghị viện châu Âu đã lên án cuộc tàn sát tù nhân lương tâm, phần lớn trong số họ là các học viên Pháp Luân Công, một môn tập luyện tinh thần bị bức hại ở Trung Quốc kể từ năm 1999.

Khi những cáo buộc về mổ cướp nội tạng do vợ một bác sĩ phẫu thuật cấy ghép nội tạng đưa ra năm 2006, David Matas một luật sư nhân quyền và David Kilgour, cựu thành viên Quốc hội Canada đã quyết định điều tra cáo buộc gần như không thể tin được này.

Thông qua các cuộc gọi điện thoại giấu tên để điều tra các bệnh viện cấy ghép tạng ở Trung Quốc và bằng cách phân tích số liệu thống kê ghép tạng cùng thương vụ mua bán tại các bệnh viện này, Kilgour và Matas đã đi đến kết luận rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tham gia có hệ thống vào việc lấy một lượng lớn nội tạng của học viên Pháp Luân Công còn sống tại các bệnh viện nhà nước để bán cho người du lịch ghép tạng. Ước tính khoảng 40.000 đến 60.000 học viên Pháp Luân Công đã mất mạng trong vụ giết người trục lợi được nhà nước bảo hộ này.

Trong một nghiên cứu riêng, phóng viên Ethan Gutmann ước tính số lượng học viên Pháp Luân Công mất mạng là 65.000 người. Trong cuốn sách mới xuất bản của ông, mang tên “Cuộc tàn sát”, Gutmann phát hiện ra tội ác cấy ghép nội tạng của ĐCS Trung Quốc từ những hoạt động xét nghiệm ban đầu được thực hiện trên người Duy Ngô Nhĩ, dân tộc thiểu số Turk ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc, những người bất đồng chính kiến và học viên Pháp Luân Công.

Các nhà nghiên cứu thu hoạch nội tạng đã mô tả chi tiết trong “Thu hoạch con người: Giao dịch thương mại bất hợp pháp ở Trung Quốc“, một bộ phim tài liệu mà gần đây đã giành được giải thưởng Peabody, giải thưởng lâu đời nhất và có uy tín nhất trong ngành phát thanh truyền hình và phương tiện truyền thông điện tử.

Bộ phim tài liệu bao gồm sự có mặt của vài công dân người Đài Loan đến Trung Quốc để nhận tạng, cho thấy sự kinh sợ của họ khi biết được nguồn gốc thực tế của những nội tạng mà ngành công nghiệp cấy ghép tạng đang bùng nổ ở Trung Quốc sử dụng.

Thanh Phong, dịch từ The Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x