Yên Tử: Pho tượng An Kỳ Sinh và những bí ẩn chờ giải mã

12/12/11, 19:02 Bí ẩn

Trên đỉnh Yên Tử (Quảng Ninh), đoạn từ chùa Vân Tiêu đi lên chùa Đồng có một pho tượng đá mình bám đầy rong rêu, hình dáng giống một vị pháp sư đang cung kính lần tràng hạt, mặt hướng về phía Tây.

 

Tương truyền đây chính là tượng đá An Kỳ Sinh (còn có tên gọi khác là Yên Kỳ Sinh) – một vị đạo sỹ nổi tiếng dưới thời Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc, từng qua đỉnh Yên Tử tìm cây thuốc để luyện linh đan rồi hóa đá. Sự thật về tượng đá này cho đến nay vẫn còn là một ẩn số.
 
Tượng đá hình đạo sỹ
Tượng đá An Kỳ Sinh tọa lạc trên một khoảng đất khá rộng, cách tháp 7 tầng mới, điểm dừng chân cuối cùng của tuyến cáp treo Hoa Yên – Yên Tử khoảng 200m. Đây cũng chính là đoạn cao nhất trong dãy Yên Tử – nơi được mệnh danh là “non thiêng đệ nhất danh thắng”.
Là tượng đá xanh nguyên khối, lại đứng giữa đất trời hàng nghìn năm nên trên mình tượng An Kỳ Sinh bám đầy rong rêu. Thoạt nhìn, tượng là một khối đá tự nhiên, giống dáng một vị sư khoác áo chùng thâm, hai tay đang lần tràng hạt, mặt hướng về phía Tây như đang hướng về đất Phật. Không ai biết “nhà sư” đứng như thế ở đây từ bao giờ, chỉ biết rằng ngài đứng ở đây thanh thản giữa đất trời, tà áo bay trong gió như một sự hiện hữu đầy lạ kỳ.
 
Người dân khi đi qua pho tượng đều dừng lại thành kính thắp hương để cầu xin sức khỏe.
Quan sát kỹ thì thấy tượng được dựng đứng trên một khối đá hình nấm, dưới chân tượng được cố định bằng xi măng. Trước mặt tượng được xây một bệ thờ ba bậc, bằng xi măng. Bậc trên cùng của bệ thờ đặt một bát hương bằng đá, có nhiều họa tiết hoa văn rất cổ kính, hai bậc giữa và cuối cũng bám đầy rong rêu và đã bị bào mòn bởi thời gian. Bên phải tượng An Kỳ Sinh có một bệ thờ nhỏ, đắp bằng xi măng. Không ai biết đích xác đó là bệ thờ ai, chỉ nghe tương truyền đó là bệ thờ một trong hai vị đệ tử của đạo sỹ An Kỳ Sinh từng theo ông học đạo trên vùng núi Yên Tử này. Bên trái tượng có một biển bằng xi măng cắm trên một cột bê tông hình chữ nhật, nét chữ khắc lõm phết sơn vàng ghi: “Tượng An Kỳ Sinh – di tích có giá trị, đã được xếp hạng bảo vệ, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm”.
Theo PGS Nguyễn Duy Hinh – người đã từng bỏ rất nhiều tâm sức và thời gian để nghiên cứu về nhân vật An Kỳ Sinh và pho tượng đá kỳ lạ này thì thì trước đây, khu di tích này là một quần thể gồm một tượng đá đứng và hai ngôi mộ hình chữ nhật có núm nhô lên như hình hoa sen, đắp cao khoảng hơn 10cm. Xung quanh có kè đá che chắn khá kiên cố. Nhiều người dân ở đây cho hay, đó chính là tượng An Kỳ Sinh và hai ngôi mộ của hai học trò từng theo ông học đạo. Tượng tuy có hình dạng giống người nhưng lại không phải là đá mọc tự nhiên mà là do con người dựng- Chính vì thế dưới chân tượng mới có nhiều khối đá lớn như bệ để giữ cho tượng không bị đổ. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy ở phần ngực tượng có một khung hình chữ nhật khắc lõm và một số vết khắc chữ Hán, qua năm tháng có thể đã bị mờ. Theo phỏng đoán của PGS Hinh thì đó có thể là ngày xưa khi đặt tượng người ta đã khắc tên An Kỳ Sinh như một cách “yểm tâm tượng” thường thấy trong dân gian. Đó cũng chính là dấu vết của một sự gia công của người sau. Gần tượng xưa còn có động Dược am và Thung am (am thuốc và am luyện thuốc) tương truyền là nơi đạo sĩ An Kỳ Sinh và các học trò luyện thuốc trường sinh.
Một điều rất lạ là đoạn từ tháp 7 tầng đi lên chùa Đồng, đoạn nào cũng dốc, đá núi lởm chởm thì chỗ đặt tượng thờ An Kỳ Sinh lại bằng phẳng mặc dù rộng chưa đầy 100m2. Theo nhiều người bán hàng ở đây cho biết, chỉ duy nhất ở đoạn này, trên hành trình lên chùa Đồng không bao giờ xảy ra cảnh chen lấn, xô đẩy. Khi đi qua đoạn này, du khách thập phương thường kiên nhẫn đứng lại, chờ đến lượt mình được vào lễ bái chứ không tranh giành nhau như ở chùa dưới. Nhiều người cho rằng An Kỳ Sinh là một vị đạo sĩ chuyên luyện thuốc cứu người nên khi đi qua đây người đi chùa thường lấy một tờ tiền mới, chà lên mình tượng để cầu sức khỏe. Nhiều người dân còn đồn thổi: Có người khi mắc bệnh hiểm nghèo, vô phương cứu chữa đã đến đây lập đàn cúng tế, xin cho bệnh tật tiêu tan, tai qua nạn khỏi đã rất linh ứng (?!).

An Kỳ Sinh từng đặt chân đến Yên Tử?

Từ trước đến nay, nhiều người vẫn tin rằng tượng đá kỳ lạ này chính là hiện thân của An Kỳ Sinh nhưng không ai biết An Kỳ Sinh là người nước nào và vì sao ông lại đến Yên Tử? Cũng có người từng đưa ra giả thiết: An Kỳ Sinh không phải là đạo sĩ mà là một vị thiền sư, sau khi đi truyền đạo đến Yên Tử thấy cảnh sắc nơi đây hùng vĩ liền dừng chân lập am hành đạo. Chính vì thế mà người ta lấy tên ông để đặt tên cho cả dãy Yên Tử này (Theo sách An Nam Chí của Cao Hùng Trưng, núi Yên Tử ban đầu có tên là Tượng Đầu sơn).
Còn theo PGS Nguyễn Duy Hinh thì ông đã từng tìm hiểu rất nhiều sách vở và tài liệu cổ của Việt Nam lẫn Trung Hoa để lần tìm dấu vết của An Kỳ Sinh, song đây là một nhân vật có hành tung “ẩn tàng” khá ly kỳ.
Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của nhà sử học Phan Huy Chú có dẫn bài thơ “Thủy văn tùy bút” của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Bài thơ này có nhắc đến Yên Kỳ Sinh như một vị tiên giả từng tu luyện linh đan trên đỉnh cao nhất của Yên Tử. Như vậy, ngay từ thời Trần trên núi Yên Tử đã có di tích An Kỳ Sinh, đó là một bằng chứng thực tế có thể tin tưởng được và như vậy có nghĩa là pho tượng đã này có tuổi đời khá lâu trước đó.
Về nguồn gốc của vị đạo sỹ họ Yên này, PGS Hinh cho biết, theo sách “Liệt tiên truyện” của Trung Quốc thì Yên Kỳ Sinh là người Phụ Hương ở Lang Gia (vùng Chư Thành, tỉnh Sơn Đông ngày nay), chuyên bán thuốc ven biển Đông Hải, người bấy giờ gọi là Thiên Tuế Ông. Tần Thủy Hoàng đi tuần phương Đông đã từng nói chuyện với ông rồi tặng ông kim hoàng cùng ngọc bích. Không hiểu sao sau đó ông bỏ lại số quà tặng quí báu này trong đình Phụ Hương rồi để lại một bức thư, một đôi giày bằng xích ngọc để báo đáp và dặn Tần Thủy Hoàng mấy năm sau hãy đến tìm ông ở núi Bồng Lai. Theo lời dặn, mấy năm sau Tần Thủy Hoàng sai Từ Thị (Từ Phúc), Lô Sinh đem mấy trăm người ra biển tìm ông nhưng chưa đến núi Bồng Lai thì gặp bão nên phải quay về. Tần Thủy Hoàng cho lập hơn 10 chỗ thờ ông ở đình Phụ Hương và ven biển Đông Hải. Nhà Tần mất, ông ở cùng người bạn thân là Khoái Thông. Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ từng mời ông ra làm quan, ông bèn đi nơi khác, không biết chết ở đâu.
 
PGS Nguyễn Duy Hinh – Người đã có nhiều năm nghiên cứu về tôn giáo Việt Nam.
 
Trong một số thư tịch và sử liệu khác của Trung Hoa còn có thêm chi tiết, Yên Kỳ Sinh đã từng tìm được cây thạch xương bồ để cứu một người qua cơn thập tử nhất sinh và cũng chính nhờ uống loại cây kỳ diệu này mà trở nên trường sinh bất tử, sống đến nghìn năm.
Cũng theo PGS Hinh thì trong sách “Đại Nam nhất thống chí” của Việt Nam từng nhắc đến loại cây thạch xương bồ (tương truyền là một loại kỳ dược, có thể chữa được bách bệnh) mọc khá nhiều trên đỉnh núi các vùng Sơn Tây (Hà Tây), Tam Dương và Lập Thạch (thuộc vùng đất Quảng Ninh và Phú Thọ ngày nay). Như vậy, khả năng Yên Kỳ Sinh từng tìm đến Yên Tử để tìm cây thạch xương bồ cứu người hoặc luyện linh đan, sau đó ở lại nơi đây tu luyện là có thể xảy ra.
“Thêm vào đó, dười thời Tần Hán con đường giao thương giữa Giao Châu với các miền ven biển Đông Hải khá thuận lợi. Những di tích khảo cổ học thời Ân Thương ở Quảng Đông và Việt Nam đã chứng tỏ mối quan hệ khó tưởng giữa hai nước. Cho nên, khả năng Yên Kỳ Sinh theo đường biển, vượt biên giới đến Yên Tử vào thứ kỷ III trước CN để tìm cây thuốc chữa bệnh cứu người hoặc tìm một vùng đất thiêng để luyện linh đan là có thể chấp nhận” – PGS Hinh cho biết.
 

Về pho tượng đá An Kỳ Sinh, PGS Hinh từng nhận định rằng đây là một di tích ngoài trời mang tính dân gian, hoặc do môn đệ của Yên Kỳ Sinh lập nên hoặc do nhân dân tạo dựng để dánh dấu sự có mặt của Yên Kỳ Sinh và môn phái của ông trên đỉnh núi này. “Còn việc chỉ có mộ của học trò mà không có mộ của ông, có thể lý giải do Yên Kỳ Sinh là tiên nên bay lên trời chứ không chết nên không có mộ. Hoặc cũng có thể môn đồ của của ông đến đây luyện linh đan rồi chết, mộ của họ còn đó và bên cạnh là tượng thờ tổ sư” – PGS Hinh nói.

 Hà Tùng Long

Theo: giadinh.net.vn

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x