9 thói quen cần hoàn thiện trước tuổi 30
30 tuổi là ngưỡng cửa quan trọng của thành công. Tuy nhiên, con đường tới thành công cần những hành trang là những thói quen tích cực trong cuộc sống.
Tuổi 20 luôn là khoảng thời gian con người có thể khám phá thêm rất nhiều điều thú vị về bản thân, bạn sẽ không ngần ngại trước những thử thách và mỗi sai lầm mắc phải đều trở thành một bài học quý giá.
Thời gian này cũng chính là giai đoạn tạo nền móng chuẩn bị cho những thành tựu rực rỡ trên con đường phát triển sự nghiệp khi bước qua cột mốc tuổi 30. Vì vậy những thói quen tích cực được hình thành và phát triển trong khoảng thời gian này sẽ mang đến những điều khác biệt giữa sự thành công và thất bại.
Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi đã cố gắng góp nhặt những lời khuyên tích cực từ những doanh nhân, học giả có ảnh hưởng tốt trong cuộc sống. Những lời khuyên dưới đây về những thói quen cần hoàn thiện càng sớm càng tốt sẽ giúp bạn có được thành công trong cuộc sống.
Học từ những thất bại
Bất kể bạn có năng lực tài chính, trí tuệ, trình độ văn hóa ra sao, bạn có lúc sẽ mắc lỗi lầm nghiêm trọng hay đối mặt với những thử thách bất ngờ trong cuộc sống. Cuộc sống, một phần nào đó sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng miễn là bạn luôn kiểm soát được nhận thức. Hãy thư giãn, đón nhận vì bạn không thể lảng tránh nó. Đó là cơ hội tốt để bạn học hỏi. Đó là mục tiêu duy nhất của bạn. Diễn giả và nhà đầu tư James Altucher nói.
Chấp nhận rủi ro
“Khi không được trợ giúp của gia đình và không có người hỗ trợ, độ tuổi 20 sẽ khiến bạn có những bước nhảy vọt và theo đuổi niềm đam mê của mình”, Jessie Goldenberg người đã mạnh dạn từ bỏ công việc về truyền thông đầy hứa hẹn chỉ một thời gian ngắn sau khi ra trường để tạo dựng thành công chuỗi cửa hàng thời trang di động mang tên Nomad.
Tuổi trẻ nhiều dự định, hoài bão và ước mơ, nhưng đi liền đó là sự rủi ro khi bước chân vào một lĩnh vực mà mình theo đuổi. Học giả Tim Ferriss tác giả của“4 giờ làm việc một tuần” gợi ý 4 bước để cân đo đong đếm rủi ro:
1. Chia tờ giấy thành 3 cột.
2. Cột thứ 1: Viết ra tất cả những rủi ro có thể xảy ra, thậm chí liệt kê trường hợp xấu nhất.
3. Cột thứ 2: Ghi ra cách thức và giải pháp để giảm rủi ro cho mỗi trường hợp xấu có thể xảy ra.
4. Cột thứ 3: Suy nghĩ về cách phục hồi, vượt qua từng rủi ro ở cột 1.
Luôn học hỏi
“Shark Tank” nhà đầu tư và chủ sở hữu Dallas Mavericks Mark Cuban đã trở thành một tỷ phú trong ngành công nghiệp công nghệ cao, mặc dù chưa bao giờ chính thức nghiên cứu khoa học máy tính. Đó là lý do tại sao ông cho biết bài học tốt nhất mà ông học được ở độ tuổi 20 của mình là “với thời gian và nỗ lực tôi có thể tiếp thu kỳ công nghệ mới nào”.
Đó không phải là khoe khoang, mà là một thông điệp rằng nếu bạn muốn có thành công, trở nên giàu có, bạn cần phải tạo một thói quen dành thời gian và nỗ lực vào việc tiếp thu kiến thức, những thứ đó sẽ cung cấp cho bạn lợi thế.
Cuban giải thích rằng học đại học là thời gian mà bạn phải trả tiền để được học, nhưng “bây giờ bạn đã tốt nghiệp, đó là cơ hội của bạn để được trả tiền mà vẫn được học hỏi. Và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn vẫn chưa tốt nghiệp? Vẫn áp dụng logic cũ. Đó là thời gian bạn phải trả tiền để được học“.
Kết giao với những người khiến bạn tốt hơn
Doanh nhân công nghệ và tác giả Ben Casnocha người đã làm việc nhiều năm với Reid Hoffman nhà sáng lập và chủ tich của LinkedIn đã viết rằng, bài học lớn nhất mà Reid Hoffman đã dạy ông ta là: bạn là ‘trung bình cộng’ của 5 con người bên cạnh bạn nhiều nhất. Bạn thực sự là người mà công ty cần”.
Không nhất thiết phải duy trì những mối quan hệ mang ảnh hưởng xấu đến bạn.
“Nếu bạn muốn biết khả năng to lớn của mình đến đâu, hãy kết giao với những người có thể thách thức bạn, giỏi hơn và làm việc chăm chỉ hơn bạn”, Beth Doane, người sáng lập của Raintees nói.
Xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh
Đừng phát triển các mối quan hệ của mình theo những lề thói cũ như đến các sự kiện, gặp gỡ và phân phát danh thiếp của bạn một cách bừa bãi, hy vọng rằng ai đó sẽ có thể giúp đỡ bạn.
Luôn luôn có cơ hội để bạn gặp gỡ một ai đó tài năng và thú vị. Jon Levy một nhà sáng lập có danh tiếng trong xã hội nhận định: “Kết giao thêm những nhân vật nằm ngoài mạng lưới công việc của bạn. Vì với những người cùng ngành với bạn, có thể họ sẽ khá giống nhau nên bạn không thể mở rộng mối quan hệ xã hội”.
Ông đưa ra lời khuyên của giáo sư Adam Grant trên tờ Business Insider vào năm ngoái: “Nếu bạn là người chìa tay ra trước, sau đó xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp, và với những mối quan hệ bạn duy trì trong lâu dài. Sẽ có lúc chúng sẽ mang đến lợi ích cho bạn cũng như bạn mang đến lợi ích cho người khác”.
Tiết kiệm và đầu tư cho tương lai
Cần hình thành thói quen quản lý tài chính và chi tiêu lành mạnh càng sớm càng tốt. Bạn nên lập một quỹ riêng dành cho trường hợp khẩn cấp.
Mục tiêu phấn đấu đầu tiên khi bắt đầu làm việc là hãy tích lũy số tiền bằng 3 tháng lương của bạn theo Jonathan Meaney.
Và như Sam Ro phát biểu trên Business Insider, hãy bắt đầu lợi dụng lãi kép càng sớm càng tốt. Tận dụng lợi thế của quỹ 401K nếu có thể và xem xét đâu tư vào những chứng khoán có giá thấp.
Hãy chăm sóc sức khỏe của bạn
Trên mạng xã hội hỏi – đáp Quora, nhiều người đã chia sẻ sự tiếc nuối khi họ không có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục hằng ngày khi còn trẻ. Để khi lớn tuổi, họ mới bắt đầu chạy theo những bài tập rèn luyện thể chất mỗi ngày.
“Ở tuổi 28 điều tồi tệ là bạn cảm thấy hứng thú với ý tưởng sẽ uống rượu cả đêm bên ngoài”, nhạc sĩ Meggie Sutherland Cutter viết trên Quora. Dành một giờ tại phòng tập bắt đầu từ bây giờ và duy trì nó thường xuyên sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn.
Yêu công việc của bạn
Trong bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp của học Đại học Stanford vào năm 2005, một năm sau khi được chẩn đoán là mắc ung thư tụy.
“Nghĩ rằng những ngày cuối cùng của cuộc đời mình đang đến chính là điều quan trọng nhất giúp tôi thực hiện những điều lớn lao trong cuộc sống”, ông nói.
Jobs nói suy nghĩ này giúp bạn hiểu được tầm quan trọng công việc mà bạn đang làm. “Cách duy nhất để làm tốt công việc là yêu lấy những gì bạn làm. Nếu bạn vẫn chưa tìm thấy tình yêu đó, tiếp tục tìm kiếm, đừng nản lòng. Con tim sẽ cho bạn biết khi nào bạn tìm thấy”.
“Đừng để những ý kiến của người khác đánh chìm ý chí bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy có dũng cảm làm theo trái tim và trực giác của bạn“, Jobs nói.
Đừng để công việc lấn át cuộc sống cá nhân
Bạn mải miết theo đuổi một điều gì đó ở độ tuổi 20 mà quên đi việc hình thành các thói quen tốt hay không quan tâm đến đời sống cá nhân của mình.
Đồng sáng lập và Tổng biên tập báo Huffington Post Arianna Huffington cho biết: “Nếu tôi có thể quay ngược thời gian, tôi sẽ giới thiệu bản thân lúc 22 tuổi bằng một câu nói: Mọi thứ thay đổi kể từ ngày tôi phát hiện ra rằng thật sự có đủ thời gian cho những điều quan trọng trong cuộc sống”.
Huffington cho rằng lời khuyên đã cứu cô ra khỏi những áp lực của công việc đã nhấn chìm cô bấy lâu nay.
Biết ơn và trân trọng những gì bạn đang có và những thành công đạt được. Nếu bạn bị ám ảnh công việc, bạn đã biến mình trở thành một cái máy sản xuất và không cho bản thân được tận hưởng cuộc sống tươi đẹp.
Theo Trí Thức Trẻ/BI