Ai bảo vệ người Trung Quốc?

03/11/11, 15:14 Thế giới

Vụ giết người tàn bạo xảy ra ngày 05/10, lấy đi mạng sống của 13 thuyền viên Trung Quốc được gây ra bởi một băng cướp trong khu vực Tam Giác Vàng thuộc sông Mê Kông – Thái Lan đã gây sốc cho người dân Trung Quốc và cộng đồng quốc tế. Mười ngày sau, chính quyền Cộng sản Trung Quốc vẫn không có hành động gì ngoại trừ câu nói “rất quan tâm”.

13 thuyền viên Trung Quốc trên chiếc tàu chở hàng mang tên Hoa Bình vẫn chưa chết sau khi bị trói lại. Cơ thể họ hầu như mang đầy thương tích do những viên đạn và một số người thì bị đâm. Lưỡi của một người phụ nữ tên Lý Diễm bị cắt ra làm đôi và nấu chín. Một mắt của kĩ sư trưởng tên Uông Quy Tiểu bị móc ra. Những tên tội phạm hành động không e dè và có vẻ không lo sợ trước “Trung Quốc đầy quyền lực.”

Trên thế giới, khi mạng sống của công dân bị đe dọa, tất cả các quốc gia và chính phủ sẽ làm tất cả có thể để cứu công dân của họ, thậm chí dồn mọi tài nguyên quốc gia để giải cứu người dân. Bảo vệ mạng sống và tài sản của các công dân khỏi những tên khủng bố là trách nhiệm của mỗi chính phủ ở tất cả các quốc gia có nền tự do dân chủ.

Đã bao giờ công dân Trung Quốc và người Hoa Kiều được bảo vệ khi họ gặp nguy hiểm hay chưa? Câu trả lời là đã từng.

Người Đài Loan bảo vệ người Hoa Kiều

Tháng 7 năm 1970, chỉ trong vòng 5 ngày, gần 100 người Trung Quốc tại Indonesia bị giết hoặc bị thương trong cuộc bạo động chống-Trung. Hàng trăm người Trung Quốc dồn về Đại sứ quán của Trung Hoa Dân Quốc (ROC) – còn được gọi là Đài Loan – ở Jakarta để trú ẩn và bị mắc kẹt ở đó vì quân đội và cảnh sát Indonesia bao vây quanh Đại sứ quán. Nhân viên Đại sứ quán gửi một điện báo khẩn cấp đến Đài Bắc, và Tưởng Giới Thạch -Tổng thống Đài Loan – ngay trong đêm đó đã tổ chức một cuộc họp để thảo luận về tình hình này.

Không lâu sau, ông Tưởng triển khai quân đội và đích thân chỉ huy một sứ mệnh giải cứu bao gồm quân đội Thủy quân lục chiến và lực lượng không quân và bộ binh. Ngày 15/07/1970, tám chiếc máy bay trực thăng dưới nguy cơ bị lực lượng phòng không Indonesia bắn hạ, đã hạ cánh xuống Đại sứ quán Đài Loan.

Sau đó chính quyền Indonesia huy động một lực lượng hùng mạnh gồm quân đội và cảnh sát để tấn công Đại sứ quán. Tuy nhiên, phó chỉ huy lúc đó là Trung úy Liêu Quân của lực lượng đặc nhiệm “Rồng Biển” đã ngăn cản quân đội Indonesia bằng súng máy M-60 và chỉ đạo người của mình tấn công bằng lựu đạn. Kết cục là chỉ huy Liêu phải chiến đấu với một chiếc lưỡi lê và một cái xẻng. Các lực lượng của Indonesia cuối cùng đã phải rút lui sau khi có quá nhiều người bị thương và tử vong.

Ngày tiếp theo, các nhân viên Đại sứ quán và 574 người Hoa kiều được giải cứu bằng trực thăng và được đưa đến hạm đội của Trung Hoa Dân Quốc trên biển. 12 trong số 127 binh lính của lực lượng Rồng Biển đã thiệt mạng và 23 người khác bị thương.

Cuộc nổi loạn tháng Năm năm 1998

Trái ngược với sứ mệnh giải cứu này của Trung Hoa Dân Quốc – là thái độ của chế độ Cộng sản Trung Quốc trước một cuộc khủng hoảng chính trị lớn xảy ra ở Indonesia – hay còn được biết đến là Cuộc nổi loạn tháng Năm năm 1998, gây ra do hàng loạt các vấn đề về kinh tế và nạn thất nghiệp.

Những cuộc biểu tình và bạo lực lan rộng toàn Indonesia. Dựa trên một số nguồn tin, cộng đồng người Trung Quốc trở thành mục tiêu đặc biệt của các nhóm tội phạm có tổ chức, với các cáo buộc là có sự tham gia của quân đội.

Ở nhiều thành phố, các cửa hiệu của người Hoa tại Indonesia trở thành mục tiêu cướp bóc hàng đầu. Khu Hoa Kiều ở Jakarta bị đám đông phá hoại nghiêm trọng, hơn 1200 người Trung Quốc đã bị giết, và một số lượng lớn không thể xác định phụ nữ đã bị cưỡng hiếp. Rất nhiều người Hoa-Indo phải bay tới Malaysia và Singapore. Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ không tham dự vào công việc nội bộ của nước khác và ngăn không cho tin tức lan truyền vào trong Trung Quốc.

Các nước trên thế giới đã hành động để đưa công dân của họ ra khỏi Indonesia. Lực lượng quân đội Mĩ tổ chức các chuyến bay để sơ tán công dân; tàu USS Belleau Wood và một phi đội trực thăng trên biển được tập kết trong khu vực là một phần của kế hoạch sơ tán các công dân Mĩ.

Mĩ cũng bày tỏ lo ngại với các nhà chức trách Indonesia về những hành động tàn bạo chống lại người Trung Quốc.

Tin tức về các cuộc tấn công người Hoa-Indo và phản ứng của Trung Quốc tạo ra một sự kích động trong cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới.

Người Trung-Indo sau đó treo biểu ngữ:”Thà làm chó Mĩ còn hơn làm người Trung Quốc.”

Đài Loan sau đó đã bày tỏ quan điểm “dựa trên các nguyên tắc bảo vệ người Hoa Kiều và bảo vệ Nhân Quyền”, đồng thời đe dọa sẽ thu hồi nguồn vốn đầu tư vào Indonesia, trừ khi những người tham gia vào các vụ bạo lực phải bị đưa ra công lý.

Chế độ quan trọng hơn bản thân quốc gia và lãnh thổ (!)

Theo báo cáo quân sự năm 2011 của Lầu Năm Góc về Trung Quốc, chi phí quân sự của Trung Quốc đạt 60,1 tỉ Nhân Dân Tệ (9,15 tỉ USD) vào năm 2011, tăng 12,7% so với năm ngoái. Hải quân của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc sở hữu 75 tàu hải quân, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ cỡ trung đến lớn, và khoảng 85 tàu chiến được trang bị tên lửa. Trung Quốc đã triển khai 490 máy bay chiến đấu để chống lại Đài Loan. Chúng có thể tham gia ngay vào chiến trận mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Còn quân đội Giải phóng Nhân dân có khoảng 1,25 triệu thành viên.

Ngoài ra, còn có hàng triệu cảnh sát thường phục và cảnh sát vũ trang túc trực tại Trung Quốc. Thành phố Vũ Hán là một ví dụ. Ủy Ban Chính trị và Pháp lý Vũ Hán yêu cầu 20.000 cảnh sát tuần tra khắp thành phố vào ngày 27 tháng 08 để đảm bảo một môi trường an toàn cho kỉ niệm 100 năm Cách mạng Tân Hợi.

Chẳng lẽ tất cả các lực lượng quân đội hùng hậu này của Trung Quốc không thể bảo vệ cho sự an toàn của người dân Trung Quốc?

Nhưng phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Singapore vào tháng Sáu có thể phản ánh câu trả lời cho câu hỏi này. Khi đáp lại câu hỏi về lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, Lương nói mà không hề do dự: “Đầu tiên phải kể đến hệ thống Xã hội Chủ nghĩa, và sau đó là tính toàn vẹn chủ quyền của quốc gia và vùng lãnh thổ.”

Thế còn ai sẽ bảo vệ người dân Trung Quốc trong thời đại nạn?

Theo Theepochtimes 

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

x