Gót chân Achilles hay sai lầm từ người mẹ đoảng?

05/10/11, 18:48 Tin Tổng Hợp

Dưới sự chứng kiến của hai vị thần hùng mạnh là Zeus và Poseidon, đám cưới giữa nữ thần biển Thetis với vị vua người trần là Peleus đã diễn ra.

Thần biển Thetis luôn có tham vọng về đường con cái, và cũng giống như nhiều bà mẹ trên thế gian, nữ thần không thể chịu nổi nếu con mình thua anh kém em, thua con cái các vị thần khác. Không phải Thetis muốn con mình phải luôn luôn là nhất, hay có thể biểu diễn liền tù tì ba bản concerto trong sự (giả vờ) ngạc nhiên của các phụ huynh khác là những vị thần khác. Thetis chỉ muốn con mình cũng được bất tử như tất cả những con cái của thần linh!

Tuy nhiên, ước muốn này của Thetis gặp phải một trở ngại lớn: mặc dù là một nữ thần, nhưng chồng của nữ thần, Peleus, dẫu anh hùng cái thế, chỉ là một người trần. Bởi thế nên con của hai người sẽ không được mang ADN bất tử như con cái các vị thần.

Nhưng Thetis không chịu thua! Nàng sinh hạ một mạch sáu người con cho Peleus, cứ đứa nào vừa sinh ra là Thetis giấu biệt chồng, đem đứa bé tôi trong ngọn lửa của thần Prometheus với hy vọng sẽ đốt cháy được hết các gien di truyền của người chồng trần tục, khi ấy đứa bé sẽ trở thành bất tử. Tội nghiệp cho những đứa trẻ sơ sinh! Dù mang trong mình một nửa dòng máu thần linh nhưng chịu sao nổi sức hủy diệt của ngọn lửa thần Prometheus! Lần lượt cả sáu đứa con của Thetis với Peleus đều chết thảm trong lửa bởi tham vọng của bà mẹ.

Tượng “Thetis nhúng Achilles xuống sông Styx” của Thomas Banks, 1790.
Tượng “Thetis nhúng Achilles xuống sông Styx” của Thomas Banks, 1790.
“Thetis nhúng Achilles xuống sông Styx” của Peter Paul Rubens, 1625. Đây là phác thảo bằng sơn dầu cho một tấm thảm, hiện trưng bày ở bảo tàng Boijmans Van Beuningen, Rotterdam.
“Thetis nhúng Achilles xuống sông Styx” của Peter Paul Rubens, 1625. Đây là phác thảo bằng sơn dầu cho một tấm thảm, hiện trưng bày ở bảo tàng Boijmans Van Beuningen, Rotterdam.

Qua sáu lần thử nghiệm trên chính con mình mà kết quả lần nào cũng thảm khốc giống lần nào, cuối cùng Thetis cũng nhận ra có lẽ phải thay đổi! Đến lúc sinh người con thứ bảy, đặt tên là Achilles, Thetis quyết định không “thui” con trên lửa nữa mà phải nhúng nó xuống nước!

Nhưng chắc chắn đó không thể là nước thường. Thetis biết rằng chỉ có con sông Styx ở dưới âm phủ mới có thứ nước để con nàng có thể thành bất tử. Vậy là nàng lặn lội ôm Achilles xuống âm phủ. Đến bên bờ sông, Thetis nắm lấy gót chân Achilles, dốc ngược đầu bé xuống rồi nhúng toàn bộ thân hình của bé ngập trong nước sông Styx. Kể từ đó, Achilles trở nên mình đồng da sắt, không gươm giáo nào có thể đâm thủng, sát thương được.

Tuy vậy, Thetis đã phạm phải một sai lầm chết người: chỗ gót chân Achilles mà nữ thần nắm lấy để nhúng con xuống sông đã không được nhúng vào nước sông âm phủ Styx. Đó cũng là chỗ duy nhất trên người Achilles có thể bị tổn thương. Từ tích này đã xuất hiện thuật ngữ “gót chân Achilles”, để chỉ một điểm yếu chí mạng nào đó có thể khiến người ta phải trả giá đắt khi cứ tưởng rằng mọi sự đã được bảo vệ chu đáo!

Giả gái để trốn số phận?

Thetis xinh đẹp, sau khi nhúng con xuống sông Styx, yên tâm là Achilles đã mình đồng da sắt nên nữ thần giở lại bổn cũ, tiếp tục tôi cậu bé trên ngọn lửa, cho nó chắc ăn, coi như thêm một lần tiệt hẳn cái gien phàm trần trong cậu.

Nhưng lần này, ông bố Peleus đã để ý, vì những lần trước, thấy vợ báo cáo là có bầu rồi sinh hạ mà không lần nào thấy mặt con đâu. Nấp một chỗ, thấy vợ đem con trai hơ trên lửa, Peleus vừa hoảng sợ vừa tức giận tuốt kiếm xông ra. Thấy chồng xuất hiện trong bộ dạng hung dữ, Thetis vội vàng bỏ con lại trên đống lửa, nàng bỏ xuống biển. Peleus lôi được con ra khỏi đống lửa nhưng Achilles khi ấy đã bị cháy xương mắt cá chân ( chỗ không nhúng nước sông). Không tin phụ nữ nữa, Peleus đến nhờ thần nhân mã Chiron, (trước đây từng tốt bụng cho mượn hang để làm nơi tổ chức lễ cưới) – chạy chữa và nuôi nấng đứa con trai. Thần nhân mã Chiron lấy mắt cá chân của người khổng lồ Damisos nổi tiếng có biệt tài chạy nhanh thay vào chỗ mắt cá chân bị cháy của Achilles. Chiron còn chịu khó cho Achilles ăn tim gan sư tử, lợn lòi, xương gấu để cho Achilles có được lòng can đảm vô song.

Bức “Chiron và Achilles” của John Singer Sargent – một họa sĩ Mỹ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Bức “Chiron và Achilles” của John Singer Sargent – một họa sĩ Mỹ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Mới lên sáu tuổi, Achilles đã có thể giết được sư tử và lợn rừng. Được lắp mắt cá chân của người khổng lồ chạy nhanh, Achilles có thể đuổi kịp cả hươu mà không cần dùng đến chó săn. Vì thế, cậu còn có biệt danh là chàng Achilles có đôi chân nhanh.

Đến năm lên chín, nhà tiên tri Hy Lạp là Calchas đã đưa ra lời tiên đoán rằng nếu Achilles không tham gia cuộc chiến thành Troy ở vùng Tiểu Á xa xôi thì người Hy Lạp sẽ không thể hạ nổi thành Troy. Đồng thời nhà tiên tri cũng chỉ rõ rằng số phận đã quyết định rằng nếu tham chiến ở thành Troy, Achilles sẽ là một trong những vị anh hùng nổi bật nhất bên phía Hy Lạp, lập được chiến công hiển hách, vang dội, có thể sánh với các thần thánh; nhưng nếu như người Hy Lạp hạ được thành Troy thì đó cũng là lúc mạng của Achilles đã tận và chàng sẽ bị giết chết.

“Achilles giữa đám con gái nhà Lycomedes” của họa sĩ cổ điển người Pháp Nicolas Poussin, vẽ năm 1650. Trong tranh, Achilles là “cô gái” ở góc phải, đang rút đoản kiếm khi đang ở giữa những cô con gái nhà Lycomedes. Achilles trông rất hiếu động và đẹp gái, chỉ có cẳng tay là gồng lên hơi nam tính.
“Achilles giữa đám con gái nhà Lycomedes” của họa sĩ cổ điển người Pháp Nicolas Poussin, vẽ năm 1650. Trong tranh, Achilles là “cô gái” ở góc phải, đang rút đoản kiếm khi đang ở giữa những cô con gái nhà Lycomedes. Achilles trông rất hiếu động và đẹp gái, chỉ có cẳng tay là gồng lên hơi nam tính.

Tuy bỏ về nhà ngoại ở dưới đáy biển nhưng nữ thần Thetis vẫn không quên dõi theo đứa con trai mà nàng đã bỏ lại trên đống lửa. Nghe được lời phán của nhà tiên tri Calchas, Thetis lo lắm. Sinh 7 lần mà chỉ còn mỗi một Achilles sống sót nên nàng quyết không để cho Thần Chết cướp đi Achilles. Thetis lẻn vào cung vua Peleus, bí mật ôm Achilles trốn đi. Nữ thần mặc quần áo con gái cho Achilles rồi mang con đến đảo Scyros, nhờ vị vua cai quản đảo này là Lycomedes chăm sóc. Achilles được vua Lycomedes nuôi nấng như một bé gái, sống cùng với các cô con gái của nhà vua.

Nữ thần Thetis thở phào nhẹ nhõm. Với sự tự tin ngớ ngẩn, nàng tin chắc sẽ không một ai có thể biết bí mật về đứa con trai của mình. Ở nơi hòn đảo Scyros hẻo lánh ấy, dưới lốt của một người phụ nữ, Achilles sẽ không thể bị phát hiện và chàng sẽ thoát khỏi định mệnh khắc nghiệt dành cho chàng…
 
Theo Soi.com.vn
&#160

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x